web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

An toàn cho lễ hội Chùa Hương

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Nam, khu di tích Chùa Hươngthuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,TP Hà Nội được biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa tâm linh và danh lam thắng cảnh. Vào dịp Lễ, Tết,Lễ hội Chùa Hươngđược tổ chức với quy mô lớn,thu hút hàng triệu du khách trong và quốc tế đến tham quan, chiêm bái. Mỗi ngày, nơi đây đón tiếp hàng vạn người, khoảng vài nghìn ôtô các loại, hơn một vạn xe máy… do đónguy cơ cháy, nổ luôn rình rập nơi đây. Vì vậy, để Lễ hội Chùa Hương diễn ra an toàn thì công tác PCCCluôn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng đặt lên hàng đầu.

 

 

Theo cuốn “Hương Sơn thiên trù thiền phả”, Chùa Hương được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau khi Chúa Trịnh Sâm đi tuần thúvà xác định địa điểm xây dựng Chùa Hương Tích dưới đời Vua Lê Huy Tông (1680 – 1704). Trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, Chùa Hương đãbị hủy hoạinhưng sau đó được phục dựng lại vào năm 1988 do Hòa thượng Thích Viên Thành.Khi phật giáo truyền bá và phát triển ở Việt Nam, các bậc thiền sư đã dựng thảo am, mở chùa, động thờ phật. Từ những thảo am sơ khai, đến nay, Chùa Hương đã trở thành một sơn môn lớn quy tụ một hệ thống gồm 18 các đền, chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn: Yến Vĩ, Hội Xá, Đục Khê, Phú Yên. Quần thể Chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc bao quanh thung lũng Suối Yến. Khu vực chính là Chùa Ngoài, còn gọi là Chùa Trò, tên chữ là Chùa Thiên Trù. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái, đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Chùa chính, tức Chùa Trong là một động đá thiên nhiên. Lối xuống hang có cổng lớn, trước cổng ghi bốn chữ Hương Tích động môn, gồm 120 bậc lát đá. Năm 1770, khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”lên cửa động Hương Tích.

Theo thông lệ, cứ vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, Lễ hội Chùa Hương chính thức được khai mạc. Đây là lễ hội dài nhất trong các lễ hội ở Việt Nam, kéo dài từ đầu tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Vào dịp Tết, đến Xuân về, lượng người đi lễ đầu năm tăng đột biến. Theo thống kê, mỗi ngày tại KhuDi tích Chùa Hương có hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, các tăng ni, phật tử đến thờ cúng.Đỉnh điểm của lễ hội là từ Rằm tháng Giêng đến ngày 18 tháng Hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày Lễ Khai sơn tức Lễ Mở cửa rừng của địa phương, đến nay nghi lễmở cửa rừng hàm chứa ý nghĩa mới là mở cửa chùa. Lễ hội Chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút.Ở trong chùa chính có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong suốt kỳ lễ hội, hương khói không bao giờ dứt.Trong ngày khai hội, sơ bộ có khoảng sáu đến bảy vạnkhách đến trẩy hội và làm lễ tại chùa mang theo vàng mã, nhang, nến. Chưa kể đến, tại bãi đỗ của khu di tích có sức chứa gầnmột nghìn xe ôtô các loại, ngoài ra còn hơn 30 điểm với diện tích khoảng 200m2 của các đơn vị, hộ gia đình,tư nhântrông giữ hàng nghìn xe máy, tương đương với hàng chục nghìn lít xăng được dồn tụ tại các bãi gửi xe mỗi ngày. Tuy trong những năm gần đây,Khu Di tích Chùa Hương chưa xảy ra vụ cháy nào nhưngtiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó, quần thể Di tích Chùa Hươngđược xây dụng chủ yếu bằng gỗ, đặc biệt làcác điện thờ nhỏ, chùa trong. Mặt khác, Khu Di tích Chùa Hươngđã xây dựng từ rất lâu, nên không tránh khỏi tình trạng xuống cấp và nhiều chất dễ cháy, dễ bắt lửa như: kèo, cờ, quạt, vàng mã, hương, nến… tập trung, được bày biện rải rác khắp nơi trong chùa, nên khi có cháy, ngọn lửa nhanh chóng bùng phát lớn với diện rộng và cháy lan sang các khu vực xung quanh, do đó, việc tiến hành dập lửa gặp không ít khó khăn.Trong khi đó, ý thức về PCCC của một bộ phận của người dân khi đến thắp hương, cúng lễ tại chùa còn nhiều hạn chế, việc nhắc nhở gặp không ít khó khăn bởi người đến tham quan, vãn cảnh, cúng lễ rất đông đúc. Mặc dù nhà chùa đã có biển báo nhắc nhở các tăng ni, phật tử khi đến lễ chỉ được thắp một nén hương duynhất, nhưng cũng chỉ hạn chếđược phần nào. Bên cạnh đó, địa hình của Khu Di tích Chùa Hươngrất phức tạp gồm nhiều núiđá cao, hiểm trở, hang động sâu, hẹp rất tối phải thắp nhiều đèn, nến, dây điện lại chăng mắc khắp nơi nên khi xảy ra cháysẽ tạo nên cảnh chen lấn, xô đẩy hỗn loạn, gây khó khăn cho việc thoát hiểm và triển khai phương án chữa cháy, CNCH, nếu như để xảy ra cháy không chỉ gây thiệt hại về tài sản, vật chất, văn hóa, ảnh hưởng đến tín ngưỡng tâm linh của một bộ phận nhân dân, mà còn làm mất an ninh trật tự,xã hội.

Nhận thấy mức độ nguy hiểm của cháy, nổ, trong thời gian gần đây, Ban Quản lý Khu Di tích Chùa Hương đã có ý thức chú trọng về vấn đề đảm bảo an toàn PCCC, do đó,toàn bộnhàchùa đã được lắp đặt hệ thống báo cháy,thiết bị chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy, máy bơm chữa cháy, cuộn vòi, lăng… theo quy định.Ngoài ra, hội người cao tuổi tại địa phương đã thành lập đội phản ứng nhanh khi có tình huống cháy, nổ xảy ra.

Để làm tốt công tác an toàn PCCC tại Khu Di tíchChùa Hương, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH- Công an TP Hà Nội đã khuyến cáo các cơ quan chức năng cần phối hợp với Ban Quản lý di tích thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ cháy, nổ như: quy hoạch khu vực thắp hương, cắm biển báo, thường xuyên cử người đứng trông coi nhắc nhở tại các lư hương, điện thờ.Bên cạnh đó,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra Khu Di tích Chùa Hương, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, phối hợp để xây dựng nội dung và thường xuyên nhắc nhở trên hệ thống loa truyền thanh để du khách thực hiện các quy định về PCCC. Vận động người dân khi tham gia công lễ hạn chế thắp hương, đốt vàng mã đúng quy định. Đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC tại những khu vực có nhiều nguy hiểm và cháy như: điện thờ, cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm, khu dịch vụ, bãi để xe. Rà soát, yêu cầu những cơ sở này bổ sung, lắp đặt nội quy, quy định, quy chế và phải có cam kết thực hiện đầy đủ các quy định PCCC. Chú trọng đến tình trạng hệ thống điện, phải có thiết bị bảo vệ như: cầu dao, áptômát tổng. Phải cử người trông coi thường xuyên, không được thắp hương qua đêm, không để các vật dụng che chắn làm cản trở lối và đường thoát nạn, lắp đặt đến chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn lối thoát hiểm. Đồng thời với việc thanh tra, kiểm traan toàn PCCC tại Chùa Hươngvà các cơ sở kinh doanh, dịch vụ xung quanh khu di tích, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an huyện Mỹ Đức – Công an TP Hà Nội đãtổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các thành viên trong Ban Quản lý khu di tích vàhướng dẫn xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, dự trữ nguồn nước để chữa cháy, bổ sung thay thế kịp thời các phương tiện còn thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng.Để đảm bảo an toàn PCCC trong mùa lễ hội, thiết nghĩ ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra nhắc nhở, xử lý của lực lượng chức năng thì ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ an toàn PCCC, đảm bảo tài sản, tính mạng của mỗi người.

Chùa Hương không chỉ có giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.Để người dân được hưởng niềm vui trọn vẹn của những ngày Tết, Chùa Hương cần tập trung làm tốt công tác PCCC. Trong đó việc đảm bảo an toàn trong công tác PCCC là một trong những điều cần được quan tâm đúng mực.

Trịnh Lan