Chợ Tết được xem là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa của người Việt mỗi độ Tết đến, Xuân về. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các siêu thị, trung tâm thương mại xuất hiện nhiều và phổ biến.Song chợ Tết vẫn là một phần không thể thay thế, gắn liền với bao thế hệ từ xưa đến nay.
Trong những mảng màu của Tết, bên cạnh những “bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì ký ức về chợ Tết dường như là miền hoài niệm khó quên. Vì vậy, dù hòa mình trong nhịp sống số, đủ đầy với những phiên chợ Tết hiện đại như ngày nay, nhiều người vẫn da diết nhớ về hình ảnh phiên chợ Tết xưa đẹp trong bài thơ “Chợ Tết” của thi sỹ Đoàn Văn Cừ:“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/ Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh/ Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/ Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”…Hay nhà văn Vũ Bằng, trong cuốn “Thương nhớ mười hai” đã mô tả một cảnh chợ Tết xưa bằng những dòng thật sinh động: “Đất thì lầy lội, người thì đông, chen chúc xô đẩy ồn ào, mình mệt đứt hơi mà cứ phải đi theo xách làn mây lẽo đẽo, lắm lúc muốn thở hắt ra đi về. Nhưng nghĩ thế mà thôi, chứ chợ Tết có một sức hấp dẫn kỳ lạ, muốn về nhưng lại cứ muốn đi, để xem thiên hạ mua bán, để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, để đi xem… chợ Tết”.Trước đây, những phiên chợ Tết ngày cuối năm thường đông vui, tấp nập. Người đi chợ Tết không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải chỉ đểcó cái ăn mà đó là thói quen, làm dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày diễn ra bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong những ngày Tết nên người mua nảy sinh tâm lý mua dự trữ, nhà nhà đều đi mua sắm trước những ngày Tết cổ truyền.Phiên chợ Tết thường diễn ra từ 25 đến 30 tháng Chạp.Các mặt hàng phục vụ chợ Tết chỉ đơn sơ và giản tiện với những nông phẩm, thủ công “tự sản tự tiêu” của những người nông dân như: lá dong, chuối xanh, trầu, cau,hay rổ, rá tự đan bằng tre, nứa, người chăn nuôi thì mang gà, lợn ra chợ bán để lấy tiền chi tiêu… Tất tả bận rộn giữa những lo toan, vất vả nhưng chợ Tết vẫn rất huyên náo, rôm rả với sắc thái rất riêng.Thứ không thể thiếu được trong chợ Tếtlà hoa tươi, cây cảnh, đào, quất, mai được trải dài từ ngoài vào trong và bày bán vớisố lượng lớn, đủ các loại lớn, nhỏ khác nhau. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ mua lá chuối, lá dong, hoa, quả để bày mâm ngũ quả và những món đồ cần dùng vào những ngày Tết, còn các nam nữ thanh niên mua sắm những món đồ để trang trí nhà cửa và quần áo để đi chơi Tết. Chợ Tết xưa, đối với trẻ con là thú vị nhất. Lũ trẻhân hoan được bà, mẹ dắt đi chơi chợ, mua quần áo mới, ngắm nghía những trò chơi dân gian xen giữa gánh hàng đủ màu sắc, xanh, đỏ, trông rất bắt mắt.Đặc biệt, chợ Tết không thể thiếu đượchàng nặn tò hehay nhữngông đồ ngồi viết câu đối, bán những chữ đã viết sẵn trên giấy đỏ. Ai không thích mua câu đối viết sẵn thì trình bày tâm tư, nguyện vọng, mong muốn, các ông đồ sẽ tìm cho câu đối, chữ nghĩa phù hợp. Ngoài những phiên chợ thông thường, cuối năm, một số vùng cao còn có những phiên chợ may rủi mang ý nghĩa giũ hết mọi sự xúi quẩy của năm cũ và mua sự may mắn, hanh thông, đón hạnh phúc của năm mới. Trong phiên chợấy, mỗi người mang một thứ hàng, bất kỳ là thứ gì, nhiều hay ít, cố bán cho được coi như bán cái dại, điều không hay của năm cũ.
Ngày nay, cùng với nhịp sống hối hả của xã hội, không khíTết hầu như không còn rộn ràng nữa, không còn cầu kỳ ngồi canh lửa nấu bánh chưng, bày biện bàn thờ, hay đi chợ sắm Tết. Thói quen mất đi, niềm vui vơi dần nên những lễ nghi thiêng liêng cũng phai nhạt, các tục lệ đón Giao thừa, làm mâm cỗ cúng, hàng xóm láng giềng qua lại chúc tụng, thăm hỏi cũng nhạt dần.Trái với Tết xưa, Tết nay bắt đầu có phần khá muộn. Phần vì do tính chất công việc, không có nhiều thời gian để đi sắm Tết, phần vì nguồn cung thực phẩm Tết hiện nay khá dồi dào, tâm lý sợ hết hàng cũng giảm bớt. Vì thế, người dân thường trì hoãn việc mua sắm Tết. Thông thường các món hàng như quà cáp, đồ hiếm thì mới mua sớm, còn lại những thứ như nhu yếu phẩm, vật dụng trang trí Tết, thậm chí làbánh, mứt, thực phẩm,… thì kề cận ngày cuối năm, người dân mới sắm Tết.Chính vì vậy mà chợ Tết ngày nay đã có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Chợ Tết không chỉ gói gọn trong các khu chợ, những địa điểm nhất định mà đã tỏa ra mọi ngóc ngách của cuộc sống trong sự phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ. Việc chuẩn bị Tết cũng trở nên dễ dàng hơn, cần một ngàyđi chợ hay vào siêu thị là có đủ các mặt hàng đa dạng, phong phú lựa chọnnên người dân không phải lụi cụi vất vả chuẩn bị Tết như xưa,do đó, cảnh tượng rục rịch mua sắm cho Tết trước cả tháng trời giờ đây gần như không còn nữa.Chính vì vậy, vào thời điểm cận Tết, các trung tâm thương mại, chợ, lượng người, hàng hóa gia tăng đột biến, do đó, nguy cơ xảy ra cháy, nổ rất cao. Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn từ vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng về người và tài sản. Chủ yếu là các gian hàngnhưvàng mã, quần áo, đồ gia dụng, điện tử,…gồm nhiều chất liệu dễ bắt cháy lại được người dân mua sắm nhiều.Theo khảo sáttại một số chợ, hầu hết các ki-ốt chỉ rộng chừng từ 1,5m2 – 3m2, lối đi, lối thoát hiểm đều được các chủ quầy hàng tận dụng để hàng hóa, một số quầy hàng còn kéo mắc dây điện lộn xộn, sử dụng các thiết bị không an toàn, treo mắc quần áo che lấp các ổ điện, chỉ cần một đường dây bị chuột cắn, đứt, hở hay mục nát là có thể gây chập điện,nhiềuhệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy ít kiểm tra, bảo dưỡng, biển báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn đã hỏng hóc hoặc bị che lấp. Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương còn có thói quen thắp nhang cúng ngay tại địa điểm buôn bán, cũng làm cho nguy cơ cháy, nổ, cháy lan tăng cao. Do đó, chỉ cần một chút bất cẩn, thiếu ý thức trong công tác PCCC là nguy cơ cháy, nổ có thể ập đến bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Vì vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ ở các chợ, trung tâm mua sắm trong dịp Tết, đòi hỏi ban quản lý chợ, các tiểu thương, người dân vào mua sắm phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong PCCC, chủ động chuẩn bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ.Để đảm bảo an toàn PCCC đối với các khu chợ trong dịp Tết Nguyên đán, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã khuyến cáo tuyệt đối không thắp đèn, nến, hương thờ cúng trong chợ, không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm như xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ, không để hàng hóa lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, lối thoát hiểm, trang bị các phương tiện chữa cháy nhằm phục vụ việc thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy,bố trí các bình chữa cháy xách tay ở các vị trí dễ thấy, dễ lấy,lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, theo đúng quy định.Bên cạnh đó, lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp thường xuyêntổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người dân, các tiểu thương những kiến thức về PCCC, cách sử dụng bình chữa cháy, kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra. Đồng thời, Ban Quản lý chợ, trung tâm thương mại cần phân công ĐộiPCCC tại chỗ tăng cường tuần tra, kiểm tra, ứng trực để kịp thời ngăn chặn và xử lý hiệu quả sự cố về cháy, nổ.Cùng với việc chuẩn bị một cái Tết vẹn toàn, thì trách nhiệm, ý thức của mỗi người dân, mỗi tiểu thương là yếu tố quan trọng nhằm bảo vệtính mạng, tài sản của chính mình và những người xung quanh.
Mưa Xuân đang gọi Tết về trong sắc đào tươi thắm, có những thứ dần như đang đi vào lãng quên và cũng có những cái Tết không giống nhau của mỗi thời, mỗi người mang đến những phong vịTết khác nhau. Dẫu vậy, người Việt vẫn đi chợ Tết với mong muốn được hòa mình vào không gian văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đi chợ Tếtđã trở thành một phong tục gắn liền bao đời với người dân Việt. Nó mang một ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người,là sự bày tỏ khát vọng về một cuộc sống ấm no, sung túc.■
Quang Anh