Lễ hội Đền Bà Chúa Kho là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Hàng năm, vào dịp đầu Xuân năm mới, hàng nghìn, hàng vạn người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại đổ về tỉnh Bắc Ninh tham dự Lễ hội Đền Bà Chúa Kho để cầu mong may mắn, tài lộc. Đâycũng đượccoi là một trong những lễ hội lớn nhất tại tỉnh Bắc Ninh.
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương đến để cúng lễ.Theo dân gian tương truyền, Bà Chúa Kho là con gái trong một gia đình nghèo khó tại làng Quả Cảm. Bà có dung nhan xinh đẹp lại thông minh, khéo léo, được vua Lý (không rõ đời vua Lý nào) lấy về và phong là Linh Từ Quốc Chế. Bà chính là người chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng nương tại làng Quả Cảm, Cô Mễ và Thượng Ðồng. Bà cũng giúp vua Lý và triều đình tổ chức sản xuất, tích trữ và trông nom kho lương thực tại núi Kho. Ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (năm 1077), trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, khi đang phát lương thực cứu đói cho dân làng, Bà đã bị quân giặc sát hại. Vua Lý vô cùng thương tiếc đã hạ chiếu phong Bà là Phúc Thần. Người dân Bắc Ninh đã lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn Bà tại kho lương thực cũ nơi bà từng trông coi ở Núi Kho và gọi bà với sự tôn kính là Bà Chúa Kho. Vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến Bà Chúa Kho – lễ hội được gọi là Lễ hội Đền Bà Chúa Kho.
Đền thờ Bà Chúa Kholúc khi mới được lập lên, vốn chỉ là một ngôi miếu nhỏ, sau đến thời nhà Lê, đền được trùng tu, mở rộng thành khu lớn với nhiều hạng mục công trình: cổng tam quan, đường, sân, tòa tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung – trung tâm thờ tự tôn nghiêm với tượng Bà chúa được tạc khắc rất công phu, tài nghệ. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến năm 1989, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ “Cửu trùng thiên” và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.
Mỗi năm vào dịp lễ hội, Đền Bà Chúa Kholại đón tiếp hàng vạn lượtdu khách thập phương tới cúng lễ. Một trong những lý do thu hút nhiều người đến lễ bái tại đây là bởi nghi lễ “dâng hương vay vốn của Bà Chúa Kho”. Đây là một nghi lễ tâm linh thiêng liêng, tượng trưng cho việc người trần gian “vay vốn” của các bậc thánh thần để xin tài lộc, may mắn cho người đi lễ. Theo thông lệ, mỗi người muốn “vay vốn” của Bà Chúa Kho thì sẽ sắm sửa đồ lễ, tiền vàng âm phủ (thể hiện sự thành tâm cầu khấn của người đi lễ) rồi dâng hươngvà viết sớ vay vốn dâng lên Bàtại đền. Nhiều người tin rằng việc “vay vốn” của Bà Chúa Kho sẽ mang lại cho họ nhiều tài lộc, may mắn trong việc làm ăn buôn bán của cả năm. Bên cạnh nghi lễ “dâng hương, vay vốn Bà Chúa Kho”, mỗi dịp đầu Xuântại Lễ hội Đền Bà Chúa Kho còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như: chọi gà, cờ tướng, tổ tôm… thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tham gia.Cũng chính vì vậy, trong vòng 3 tháng đầu năm âm lịch hàng năm là thời gian cao điểm tập trung đông người nhất ở Đền Bà Chúa Kho, đặc biệt là trong tháng Giêng.
Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách thập phương đổ về Đền Bà Chúa Kho trong dịp lễ hội đầu năm, xung quanh khu vực đền có hàng trăm cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ vàng mã, cúng lễ và dịch vụ ăn uống. Điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại khu vực Đền Bà Chúa Kho. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, hàng năm, Phòng Cảnh sát Phòng PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bắc Ninh đã chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh ban hành các kế hoạch chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tăng cường công tác PCCC dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó đặc biệt chú trọng đến các khu vực tập trung đông người như tại Lễ hội Đền Bà Chúa Kho. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Ban Tổ chức Lễ hội Đền Bà Chúa Kho xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân dân nắm và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tăng cường công tác hướng dẫn, thực hiện tập huấn về công tác an toàn phòng chống cháy nổ cho lực lượng PCCC tại chỗ và những người dân sống xung quanh khu vực đền; trong đó tập trung hướng dẫn Ban Tổ chức lễ hội và các lực lượng tham gia bảo vệ tại lễ hội các biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ cháy, nổ, đảm bảo an toàn về PCCC trong quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt, các giải pháp thoát nạn và giải quyết, xử lý kịp thời các sự cố cháy nổ xảy ra. Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành công tác đảm bảo an toàn PCCC tại đền nhằm và yêu cầu Ban Tổ chức Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tăng cường công tác tự kiểm tra, duy trì việc thực hiện các quy định an toàn trong sử dụng điện, đốt hương, vàng mã; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở du khách thập phương đốt tiền vàng mã đúng nơi quy định; tổ chức cho các hộ kinh doanh dịch vụ ký cam kết thực hiện nghiêm quy định, nội quy đảm bảo an toàn PCCC nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân địa phương và du khách thập phương về công tác an toàn PCCC khi tham gia lễ hội tại Đền Bà Chúa Kho.
Có thể nói, để công tác đảm bảo an toàn PCCC tại Lễ hội Đền Bà Chúa Khothực sự hiệu quả, thiết thựcthì bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bắc Ninh và Ban Tổ chức lễ hội, cần có sự đồng thuận, chung sức của các cấp, các ngành và đặc biệt là ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và du khách tham gia hoạt động lễ hội. Nhờ đó, Lễ hội Đền Bà Chúa Kholuôn là một lễ hội truyền thống, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và truyền thống của miền quê hương Kinh Bắc nói riêng.
Diệp Chi