web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

ĐÈN LỒNG – HƯƠNG VỊ TẾT VIỆT

Dạo quanh phố cổ vào dịp Tết Nguyên đán, chúng ta lại được hòa mình vào khung cảnh rực rỡ lung linhbởi vô số đèn lồng muôn vànkiểu dáng đua nhau khoe sắc trên dọc các con đường, trước hàng quán, hiên nhà…Chẳng biết tự bao giờ, đèn lồng đãtrở thành vật trang trí phong thủy,mộtbiểu tượng may mắn trong cuộc sống củamỗi gia đình Việt.

 

 

Đèn lồng là một vật dụng xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Tương truyền, khoảng 1800 năm trước, vào thời Tây Hán,vị hoàng đếHán Minh Đếtriều đại Đông Hán, Trung Quốcrất mộ đạo Phật.Theo ông, việc thắp sáng đèn lồng là thể hiện lòng kính ngưỡng với Phật. Để phổ biến Phật giáo, Hán Minh Đế ra lệnh tất cả các cung điện, đền thờ, nhà dân đều phải thắp đèn lồng vào đêm rằm tháng Giêng, âm lịch. Dần dần, tục lệ này đã trở thành một lễ hội phổ biếnvà được tổ chức thường niên.Đèn lồng ở nước ta xuất hiện tại Hội Anvào thế kỷ XVI do những người Trung Hoa, Nhật Bản đến đây buôn bán, định cư. Họ treo đèn lồng trước nhà như một sự hoài vọng về cố hương. Ban đầu, đèn lồng chủ yếu dùng để trang trí trong nhà, đình, chùa, sau đó được dùng vào các dịp tế lễ, hiếu, hỉ, trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, đến nay, đèn lồng đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, mỗi gia đình thường treo một cặp đèn lồng trong nhà nhằm tạo cho căn nhà thêm ấm cúng, tăng cường năng lượng, hanh thông trên con đường tài, lộc. Đèn lồng còn mang ý nghĩa là khi đi theo cặp sẽ tạo sự hài hoà về âm dương, đem lại hạnh phúc, ấm no cho đôi lứa, đồng thời thúc đẩy sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật. Theo quan niệm của phương Đông, đèn lồng thường có màu đỏ mang ý nghĩa làhút may mắn, tiền tài vào nhà giúp cuộc sống gia chủ thêm ấm áp, sung túc,đồng thời, còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ và vận rủi trong năm cũ mang đến may mắn cho năm mới.

Trước đây, đèn lồng thường được làm tre, giấy một cách đơn giản, không cầu kì nhưng ngày nay các sản phẩm này đã cải tiến, biến tấu, có tính thẩm mỹ caomang đậm bản sắc văn hóa thuần Việt với nhiều mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú như: hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù… Ngoài ra còn có cả những chiếc đèn kéo quân, hình rồng, hình con cá với đủ sắc màu. Mỗi chiếc đèn thường mang một ý nghĩa khác nhau như đèn lồng thêu rồng phụng, đèn kéo quân chạm rồng mang ý nghĩa tâm linh thường được treo trong các đình, chùa, miếu,… có loại đèn là những hình ảnh cuộc sống đời thường như đèn lồng thêu hoa mai, đèn lồng vẽ tranh quê hương hoặc chỉ đơn giản với những sắc màu đặc trưng như đỏ, vàng, cam dành để treo trước cửa nhà, tuyến phố, ngõ xóm. Nhìn chiếc đèn lồng trông đơn sơ nhưng để làm nên chiếc đèn lồng xinh xắn, hoàn hảo là cả một quá trình đòi hỏi sự tỷ mỷ, từ khâu thiết kế hình dáng đến chọn nguyên liệu, màu sắc, tranh vẽ và cả kỹ thuật lắp ghép. Người thợ làm đèn lồng phải có lòng yêu nghề và sự say mê sáng tạo mới có thể gửi cả tâm tình vào công việc, thổi hồn vào từng sản phẩm, biến mỗi chiếc đèn lồng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.Nguyên liệu chính để làm lồng đèn là tre và vải lụa. Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, người thợ sẽ chẻ ra, rồi cưa, cắt thành từng khúc theo quy cách của mỗi mẫu đèn. Để bảo đảm độ bền và tránh mối mọt, người nghệ nhân còn phải nấu kỹ tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối. Tiếp đến đem tre phơi khô, chẻ rồi vót thành từng nan mỏng tùy theo yêu cầu của mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm có độ dai để khi căng dán không bị rách. Tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ có những ánh sáng khác nhau, từ màu đỏ may mắn, màu gấm huyết dụ kiêu sa đến sắc xanh dịu ngọt, màu vàng tươi vui. Quy trình làm đèn lồng gồm hai công đoạn chính làm khung tre và bọc vải. Trước tiên nan được gắn vào hai vòng gỗ ở hai đầu để định hình khung và được kết nối bởi những sợi dây dù, tiếp đến người thợ phải chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng. Vải được cắt trước thành nhiều mảnh theo kích thước của đèn, người thợ sẽ bôi keo lên các nan khung rồi dán vải lên khung đèn. Việc căng vải đòi hỏi phải khéo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong. Sau khi dán xong vải, người thợ sẽ dùng kéo cắt tỉa những phần dư thừa. Tiếp đến khung đèn sẽ được vẽ hay trang trí trước khi gắn chuôi vào để hoàn thành sản phẩm. Theo các nghệ nhân đèn lồng, thời gian để hoàn thiện một chiếc đèn lồng tính từ khi vót nan cho đến khi dán xong lồng đèn, vẽ và trang trí là khoảng 4 ngày. Bằng sự lao động cần cù và tư duy sáng tạo, nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề đã luôn trăn trở, tìm cách làm mới và phong phú hóa sản phẩm, vận dụng nhiều nguyên liệu mới, thân thiện và gần gũi như: hạt cườm, mây, sắt, gỗ, vải hoa, vải bóng nhiều màu sắc và một số loại sợi nhân tạo để đan kết và bọc đèn, làm cho đèn lồng ngày càng đa dạng và bắt mắt hơn. Vì thế, đèn lồng ngày nay không chỉ phô diễn màu sắc, hình dáng, kích cỡ mà còn biến tấu với nhiều kiểu như: thêu ren gắn với các biểu tượng, di tích văn hóa, lịch sử ở địa phương và khu vực, thêu chữ thư pháp.

Ngoài những sản phẩm đèn lồng theo cách truyền thống, những nghệ nhân đèn lồng còn nghiên cứu, sáng tạo nên những loại đèn lồng có thể xếp gọn để dễ mang đi xa. Nhiều cơ sở đèn lồng còn thực hiện làm đèn lồng theo mẫu mã và đặt biểu tượng theo nhu cầu của du khách. Từ lâu, sản phẩm đèn lồng truyền thống của Việt Nam đã có sức hút lớn đối với du khách nước ngoài. Đặc biệt, đèn lồng đã trở thành sản phẩm văn hóa xuất khẩu đem lại thu nhập đáng kể cho các cơ sở kinh doanh đèn lồng. Để chuẩn bị cho các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, mỗi cơ sở sản xuất thường phân phối ra thị trường khoảng 2.000-3.000 sản phẩm/mẫu mỗi ngày. Mỗi năm có đến vài chục nghìn chiếc đèn lồng được xuất đi các nước hoặc được du khách quốc tế mua về làm kỷ niệm khi đến thăm Việt Nam. Tuy nhiên, đèn lồng là một trong những sản phẩm dễ bắt cháy,đặc biệt trong các dịp Tết, các hộ gia đình hay có thói quen treo đèn lồng trong nhà với tần suất cao, thường xuyên thắp qua đêm nên có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào. Do đó,người dân cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm, lưu ý đến công tác PCCC. Thực tế trong những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ cháy lớn, nhỏ liên quan đến đèn lồng, không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý, trật tự an toàn xã hội. Để nâng cao ý thức cho người dân, trong những năm gầnđây, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã tích cực phối hợp với các cấpchính quyền địa phươngphát động phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về PCCC đến người dân qua các hình thức như:sử dụng loa, hình ảnh, phát thanh, tờ rơi,tổ chức tư vấn và thực hành chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy thông dụng khi có cháy, nổ,đồng thời, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đèn lồng các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC, cách bảo quản hàng hóa, vật tư dễ cháy, cách xử lý khi có cháy xảy ratrong lúc sản xuất, kinh doanhnhằmgóp phần bảo tồn và gìn giữ phong tục truyền thống tốt đẹp này.

Đã từ lâu, đèn lồng cùng với người dân Việt đón niềm vui Xuân mới. Những con phố đèn lồng luôn là nơi thu hút sự chú ý của tất cả du khách thập phương tạo nên hương vị Tết Việt. Trong không khí đầm ấm, sum vầy ngày Tết, những chiếc đèn lồng được sử dụng với ý niệm thay cho một lời chúc tương lai tốt đẹp, an bình và là nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ.■

Phương Anh