web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

CHUYỆN LÀM BÁO TẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM BÁO

Đã trở thành thông lệ, hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, cùng với bánh chưng xanh, với cành đào thắm, cành mai vàng…thì các tờ báo Tết cũng trởthành “món ăn” tinh thần không thể thiếu đối với nhiều gia đình người Việt.

Khác với những sản phẩm báo chí thông thường, từ lâu, tờ báo Tết đã trở thành một nét văn hóa đặc biệt và cũng có thể nói là riêng biệt trong những ngày Tết của người dân Việt Nam. Nếu lấy mốc Nam phong Tết Mậu Ngọ (1918) là tờ báo Tết đầu tiên thì đến nay “phong tục” hay “truyền thống” làm báo Tết đã hơn 100 năm. Theo đó, Tết năm 1918, Nam Phong Tạp chí (Ngọn gió Nam) là dạng nguyệt san do L. Marty, một người Pháp rất thông thạo tiếng Việt sáng lập; chủ bút là học giả Phạm Quỳnh đã ra mắt “số Tết 1918” với lối trình bày khác biệt, không đánh số thứ tự theo thường lệ. Toàn bộ số báo Tết đó có 126 trang, bìa màu vàng cam nhạt, có vẽ hình hai ông già, một sáng và một mờ, tay cầm cành đào tượng trưng cho hai vị Hành khiển phán quan Mậu Ngọ (cầm nhánh đào tươi) và Đinh Tỵ (cầm nhánh đào không có bông) bàn giao ấn tín cho nhau.Trong số Tết này của Nam Phong Tạp chí, tất cả các bài viết đều nằm trong khung hoa, có nhiều tranh minh họa với nội dung đặc sắc. Theo nhà khảo cứu học Vương Hồng Sển, có thể xem tập Nam phong Tết Mậu Ngọ là “thủy tổ các số báo Xuân, báo Tân niên, báo đặc biệt” ở Việt Nam (Thú chơi sách, Nhà xuất bản Mỹ thuật, TP Hồ Chí Minh).Hưởng ứng nét văn hóa này, trong những năm tiếp theo, làng báo Việt Nam lần lượt xuất bản những tờ báo Tết đặc sắc như: Đông Pháp Thời báo Xuân 1928, Thần Chung Kỷ Tỵ 1929, Phụ Nữ Tân Văn Xuân Canh Ngọ 1930, Công Luận Xuân Tân Mùi 1931, Nhật Tân Xuân Quý Dậu 1933, Sài Gòn Xuân Giáp Thân 1934, Đuốc Nhà Nam Xuân Ất Hợi 1935… Kể từ đó trở đi, việc các tờ báo đặc biệt được xuất bản vào mỗi dịp Tết đã trở nên phổ biến thành phong trào.

Ngày nay, việc đọc báo Tết dường như đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt và những tờ báo Tếtluôn được coi như “món ăn” tinh thần mà độc giả háo hức mong đợi.Cũng vì thế, những thế hệ người làm báo luôn dành nhiều tâm sức để chăm chút làm ra ấn phẩm báo Tết đặc sắc nhất, đẹp nhất trong năm với mong muốn làm hài lòng bạn đọc.Nếu có dịp ghé qua các tòa soạn báo vào những ngày cuối năm, sẽ không khó để bắt gặp không khí làm việc rộn ràng, khẩn trương của những người làm báo để cho ra lò được số báo Tết với nội dung phong phú, hấp dẫn và hình thức đẹp mắt lôi cuốn bạn đọc. Bởi vậy, trong những ngày này, cường độ công việc ở các tòa soạn luôn “căng” lên vì cần huy động cao độ tư duy sáng tạo từ người viết báo cho đến người thiết kế nội dung, trình bày trang báo.

Cũng không ngoại lệ, tại Tòa soạn Tạp chí PC&CC, những ngày cuối năm, Ban Biên tập, đội ngũ biên tập viên, phóng viên, họa sỹ thiết kế luôn tất bật để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Làm thế nào để có những tác phẩm báo chí mới, hay và hấp dẫn độc giả trong những ngày Tết luôn là điều băn khoăn lớn nhất của Ban Biên tập. Vì vậy, việc chuẩn bị cho số báo Tết được Ban Biên tập tiến hành từ rất sớm. Ngay từ trước Tết đến 3 – 4 tháng, tòa soạn đã xây dựng đề cương nội dung, lên chương trình xuất bản gửi thư mời viết bài số Tết đến đông đảo cộng tác viên trên cả nước để có nguồn bài viết phong phú, đa dạng về nội dung và thể loại. Ngoài ra, Ban Biên tập cũng thường đặt bài với những cây bút kỳ cựu trong nghề để có những bài viết quan trọng mang tính định hướng chính trị như: các bài viết xã luận có ý nghĩa đánh giá, tổng kết về tình hình chính trị, xã hội nổi bật của đất nước trong năm đã qua; những bài phỏng vấn các đồng chí lãnh đạo về định hướng phát triển mới của ngành, của lực lượng và web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc ; bài tổng hợp các sự kiện trọng đại của ngành, lực lượng…

Bên cạnh đó, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tòa soạn cũng được phân công nhiệm vụ tìm, đăng ký đề tài và viết các bài có nội dung phù hợp với số Tết của Tạp chí. Vì là Tạp chí chuyên ngành của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH nên hầu hết các bài viết trong Tạp chí thường khá bó hẹp về nội dung phản ánh và đôi khi khó thoát được tính cứng nhắc – đặc thù của ngành khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, với các số báo Tết của Tạp chí PC&CC thì lại khác hẳn những số báo thông thường trong năm về cả nội dung và hình thức. Đây là dịp để các phóng viên, biên tập viênđược thỏa sức sáng tạo trong viết lách với nhiều thể loại khác nhau như: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký, tản văn… và nội dung các bài viết thường có tính chất vui tươi, lạc quan, mang đậm hương vị Xuân đang đến trên mọi miền đất nước;giới thiệu về phong tục tập quán của ngày Tết; viết về con giáp linh vật của năm mới; hay những bài viết thú vị, giàu cảm xúc, phù hợp với không khí của những ngày Tết.Trong dịp này, nhiều phóng viên, biên tập viên của Tạp chí cũng phân công nhau đi công tác thực tế tại các Phòng Cảnh sát PCC&CNCH – Công an các địa phương để lấy được những tư liệu, hình ảnh đẹp phản ánh chân thực nhất về công việc, cuộc sống của cán bộ, chiến sỹ đơn vị đó rồi lồng thêm không khí Tết với “Xuân mới”, “hoa đào khoe sắc” đưa vào bài viết số Tết của mình.

Để Tạp chí PC&CC số Tết (số đặc biệt) thực sự trở nên hấp dẫn bạn đọc, không chỉ cần nội dung phong phú với các bài viết và hình ảnh đặc sắc, mà còn cần phải có hình thức thật đẹp, ấn tượng, đặc biệt là trang bìa phải thật bắt mắt, mới lạ. Bởi vậy, khâu thiết kế của người họa sỹ thiết kế cũng vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tư duy và tính sáng tạo nghệ thuật cao. Trang bìa trong các Tạp chí PC&CC số Tết thường được họa sỹ thiết kế thể hiện bằng hình ảnh của 12 con giáp – những linh vật tượng trưng cho năm mới, với hai gam màu chủ đạo phổ biến là màu vàng và màu đỏ – biểu trưng cho lễ hội, cho hạnh phúc và phồn vinh (theo quan niệm Á Đông) hay là hình ảnh tổng hợp những sự kiện nổi bật, đặc biệt của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Ngoài ra, việc trang trí cho các trang nội dung bên trong của tờ báo Tết cũng không thể thiếu sắc thắm của những cành mai, cành đào khiến cho người đọc có thể cảm nhận được sắc Xuâncủa đất nước khi lật giở từng trang báo. Bên cạnh khâu thiết kế trang trí, người họa sỹ còn phải phối hợp với các biên tập viên sắp xếp, trình bày các bài viết ở trong từng chuyên mục sao cho hợp lý, vừa đảm bảo tính chính trị, vừa đảm bảo tính mỹ thuật, kỹ thuật hạn chế tối đa việc vắt nội dung bài viết sang trang khác, để hình thức các trang báo trong số Tết được khoa học, hài hòa, đẹp mắt nhất có thể. Cận kề ngày đưa báo Tết đi in, cả Ban Biên tập đều tập trung cao độ soát các lỗi morattrong từng trang báo để có được một số báo Tết hoàn thiện nhất.Đến khi tờ báo Tết được in xong, được lật giở kiểm tra kỹ càng,không có lỗi sai nào thì cả Ban Biên tập mới “thở phào nhẹ nhõm” mà lòng rộn ràng niềm vui như thể Tết đã đến bên hiên rồi.

Chuyện làm báo Tết là như vậy, dù tốn không ít công sức để cho ra đời những trang báo Tết đặc sắc, sinh động, mang hơi thở của cuộc sống muôn màu, nhưng chỉ cần nhìn “đứa con tinh thần” của mình đến với tay độc giả và được bạn đọc đón nhận, khen ngợi thì niềm vui của những người làm báo lại trở nên bất tận và dường như những vất vả trước đó như chưa từng tồn tại.

Nếu mỗi người đều có những cách riêng của mình đểlàm nên mùa Xuân cho đất nước, thì những tờ báo Tết chính là món quà tinh thần quý giá mà những người làm báo muốn gửi tặng bạn đọc gần xa mỗi dịp Tết đến Xuân về. Sức sống vĩnh cửu của mùa Xuân đất nước, mùa Xuân lòng người chắc chắn sẽ còn tiếp tục tỏa ấm trong mỗi trang báo Tết.

Hồng Vân