web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Lửa trong văn hóa Xơ Đăng

Người Xơ Ðăng thuộc số cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn – Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi.Trải qua hàng nghìn năm lịch sử gắn bó với thiên nhiên, núi rừng, đồng bào Xơ Đăng ở mỗi địa phương lạixây dựng được những giá trị văn hóa độc đáo rất riêng của dân tộc mình, trong đó, thờ Thần Lửa giữa một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào.

 

 

Người Xơ Đăng cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên rất coi trọng vai trò của Thần Lửa – vị thần hiện thân cho may mắn phù hộ cho người cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Thần Lửa có mặt trong mọi lễ hội, từ những lễ hội chung củalàng bản cho đến từng gia đình như:lễ đón mừng năm mới, cúng lúa mới, lễ mừng thọ, lễ thổi tai…Theo phong tục cổ truyền, người Xơ Đăng thường tổ chức lễ lấy lửa trong lễ hội máng nước vào mùa Xuân. Buổi lễ cúng gọi Thần Lửa đã được chuẩn bị từ nhiều ngày trước, đến đêm hành lễ thì dân làng tụ tập đầy đủ dưới khoảng sân trước nhà rông. Khi tù và cất lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu, toàn thể dân làng hướng về già làng, lắng nghe tiếng cầu khấn của già làng cũng là tâm nguyện của cả cộng đồng. Sau lời khấn, chính tay già làng giết gà, trâu, heo hoặc dê hiến tế, dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những ngọn đuốc đã chuẩn bị chờ sẵn và cọ hai thanh tre hoặc hai viên đá cọ xát vào nhau để phát ra ngọn lửa. Ngọn lửa bừng sáng lên giữa đêm núi rừng, sưởi ấm con người và gia súc, hứa hẹn một năm mới no đủ. Trong ngày lễ này, người ta gửi lời chúc Tết cho bạn bè, người yêu và dùng nước tinh khiết hoặc cát sạch để dập tắt hết lửa cũ trong nhà và lấy lửa từ nhà rông. Mỗi gia đình người Xơ Đăng sẽ cử một người đi rước Thần Lửa từ nhà rông về nhà mình, trang trọng châm vào bếp. Sau đó chủ nhà sẽ hiến một con gà trống và khấn, xin thần lửa cứ ở yên trong nhà và ăn bất kì thứ gì người muốn tại đó nhưng tuyệt đối không được ăn sang nơi khác và lan sang nhà kho. Lửa đỏ bừng đón mừng ngày đầu năm mới, lửa cháy sáng đem đến niềm tin được mùa no đủ, gia đình an vui sung túc, con trai, con gái khoẻ đôi vai, dẻo đôi chân.Ở mỗi nhánh của tộc Xơ Đăng lại có những nghi thức thờ Thần Lửa khác nhau.

Một trong các nghi lễ độc đáo diễn ra trong Lễ hội Ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, Kon Tum là việc đón nia lửa mới vào nhà. Nia lửa mới tượng trưng cho tinh thần, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của dân làng. Lửa thắp trên nia được trang trọng lấy từ bếp lửa vị đứng đầu của làng – già làng. Và chính già làng là người đi đầu để mang nia lửa mới đến với từng hộ gia đình. Nia lửa mang đến hộ gia đình nào thì chủ hộ sẽ ra đón lấy mang vào nhà,sau đó lấy ít trấu từ hạt lúa mới đã giã bong ra của gia đình mình cho vào nia lửa để cầu mong điều tốt đẹp.Già làng tiếp tục giữ trọng trách mang nia lửa mới đi cùng bà con dân làng đến ăn cơm mới tại các hộ gia đình còn lại trong làng. Đây là nghi thức vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Xê Đăng, mang ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần đoàn kết một lòng, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của từng hộ gia đình, của cả làng cho vụ mùa mới đến.

Với người Xơ Teng, một nhánh Xơ Ðăng ở trên sườn Tây Nam chót vót của núi Ngọc Linh cao nhất Tây Nguyên, nghi lễ cất lửa và xin lửa được diễn ra vào mỗi mùa Xuân. Ở Xơ Teng, lửa là một trong số những đối tư­ợng tin thờ cùng với những nghi lễ quan trọng, trong đó có nghi lễ lấy lửa mới (ting on), tổ chức đồng thời với nghi lễ máng nư­ớc (ting kleng tea) vào khoảng tháng 3 hàng năm.Trong nghi lễ này, lửa cũ đư­ợc dập tắt ở tất cả các bếp, từ nhà rông cho đến các hộ gia đình. Như­ng lửa năm cũ không phải là thứ bỏ đi, ngư­ời ta không có quyền đối xử với nó một cách thiếu tôn trọng. Ngọn lửa năm cũ đư­ợc dập tắt bằng nư­ớc thuần khiết sinh ra trong ống nứa, đư­ợc phủ lên bởi một lớp cát hay một lớp đá vụn sạch sẽ. Lửa mới đ­ược lấy bằng phư­ơng cách truyền thống ở nhà rông. Ng­ười phụ nữ rư­ớc ngọn lửa từ nhà rông vào bếp của nhà mình. Những bẹ chuối mát lành được xếp vuông vắn quanh bếp… Tại đây, ng­ười chủ gia đình hiến sinh một con gà trống hết lớn, máu và gan dâng cho hồn lửa cùng với lời khấn “Xin lửa hãy ở yên trong bếp… Hãy nhận và ăn tất cả những gì ng­ươi thích tại đây… Ðừng ăn ở nơi khác trong nhà hay ngoài kho…”. Cũng t­ương tự như­ vậy, ngư­ời Xơ Teng lấy lửa bằng thanh nứa hay hòn đá để đốt rẫy. Họ tin rằng ngọn lửa mới sẽ ăn sạch những cây to, cây nhỏ được đốn ngã mà không liếm sang phần của rừng….

Đối với người Ca Dong – cũng là một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, ăn Tết đón mừng năm mới không thể thiếu các nghi lễ liên quan đến thờ Thần Lửa. Tết chỉ được tiến hành trong hai ngày, tuy nhiên do mỗi nơi tổ chức khác nhau tùy theo mùa vụ kết thúc sớm hay muộn, chọn được ngày tốt hay ngày xấu nên thường kéo dài cả tháng. Tuy nhiên, trong đó, ngày thứ nhất lễ cúng gia đình bắt buộc phải cử hành bên bếp lửa đang cháy, dưới sự chứng kiến của Thần Lửa. Khi chiêng trống nổi lên, mọi người “nhảy co”, nhảy múa xung quanh bếp lửa gần chỗ thờ cúng tổ tiên, ca hát, reo hò, cầu năm mới mùa màng tốt tươi, lúa bắp đầy kho, vì người Ca Dong tin rằng đâu đâu quanh họ cũng có những vị thần, đặc biệt là Thần lửa (Yàng Pui).

Không chỉ trong những ngày Lễ, Tết, lửa xuất hiện trong mọi sinh hoạt đời sống của người Xơ Đăng.Người Xơ Đăng quan niệm rằng, lửa sẽ xua tan đi điều không tốt lành và đem đến những điều may mắn, ấm áp. Bếp lửa luôn luôn đỏ để đem đến sự no đủ, tạo ra của cải vật chất dồi dào cho mỗi gia đình, giữ cái hồn trong gia đình, đem lại sự bình yên cho dân làng… Vì thế, khi khách đến nhà sẽ được chủ nhà trân trọng mời ngồi quanh bếp lửa trò chuyện,thưởng thức thịt rừng gác bếp, thêm chút rượu ghè, nhưng tuyệt nhiên không được lấy đũa hoặc cây củi gạt cời bếp, gõ vào bếp vì theo quan niệm làm như vậy là làm tổn hại đến Thần Lửa, khiến thần nổi giận gây xấu cho gia đình chủ. Khi người Xơ Đăng xây nhà, việc đặt bếp cũng được chú ý, phải xem xét kĩ vì mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Sau khi thực hiện các nghi lễ liên quan, chủ nhà tổ chức giết heo, gà để cúng Thần Lửa trước khi các thành viên vào nhà ở, sinh hoạt, nấu nướng. Ngoài ra, trên nương rẫy, mỗi gia đình Xơ Đăng thường có chòi nhỏ để canh lúa ngô, trên chòi này bao giờ cũng đặt một bếp lửa nhỏ để nấu nướng, canh giữ những sản phẩm của họ trên nương rẫy. Ban đêm, bếp lửa trong chòi nhỏ để che chở cái lạnh mùa Đông, còn là tín hiệu báo cho nhau biết để xua đuổi thú rừng hay cho những ai lỡ độ đường rừng mà có chỗ nương nhờ. Trước khi rời khỏi nương rẫy, bao giờ chủ nhân cũng vùi lửa, vun tro than thành đụn và đặt lên đó một hòn đá như là dấu hiệu báo cho người khác biết nơi ngự trị của Thần Lửa, không được giẫm đạp hoặc bước ngang qua.

Với người Tây Nguyên nói chung và đồng bào Xơ Đăng nói riêng, lửa là một nguồn gốc của sự hạnh phúc, giữ ấm ngôi nhà, hong giữ thức ăn dành lại, hay biểu hiện một sự no đủ. Sau vụ mùa thu hoạch, cả buôn làng sẽ lại cùng thắp lên ngọn lửa đượm nồng, để kể cho nhau nghe những câu chuyện sống động khơi lại bao mạch nguồn của những lễ hội, những tháng ngày tươi đẹp đã và đang diễn của cộng đồng dân tộc mình, để cùng hướng mùa vụ mới bội thu, để xích lại gần nhau hơn, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống.■

Bảo Trung