web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

PHÒNG HỎA MÙA COVID

Tình hình dịch bệnh COVID-19trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Còn tại Việt Nam, các cấp, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này. Song song với việc tập trung chống dịch thì công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, trong đó có phòng chống cháy, nổ là việc làm hết sức cần thiết.

 

 

Từ sau khi thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc toàn xã hội phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bắt đầu từ 0 giờ ngày 01/4/2020; nhu cầu dùng thiết bị điện tử để sử dụng các dịch vụ trực tuyến như: học online, video call hay mua sắm online của người dân tăng mạnh. Cùng với điều kiện thời tiết cực đoan oi bức, nắng nóng ở miền Nam, nhiệt độ nóng, lạnhthất thường, giao động liên tụcở miền Bắc, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát và sưởi ấm công suất lớn, tiêu thụ điện cao như: điều hoà, quạt máy, quạt sưởi, tủ lạnh… tăng đột biến từ 30 – 50%. Đã có nhiều hộ gia đình trang bị thêm các thiết bị điện này mà quên tính toán đến sự an toàn của mạng lưới điện trong gia đình nên dễ dẫn đến hiện tượng quá tải, chập mạch, làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy, nổ. Hơn nữa, ý thức PCCC nói chung và ý thức an toàn PCCC trong sử dụng điện nói riêng của đa số người dân còn chưa cao. Người dân cũng thường có tâm lý chủ quan, câu móc, đấu nối điện tùy tiện, cứ cần thêm một ổ cắm là cắt dây ở bất cứ đâu để nối vào dẫn đến nguy cơ đường dây bị quá tải và có khả năng gây chập cháy.Trên thực tế, tình trạng này khá phổ biến, người sử dụng thiết bị tiêu thụ điện khi có nhu cầu đã tự ý cơi nới, lắp thêm nhiều các thiết bị nhưng không thay thế dây dẫn điện có khả năng truyền tải cao hơn. Hơn nữa, các thiết bị điện lâu năm đã bị lão hóa thường không được kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế kịp thời. Do đó, các vụ cháy, nổ do sử dụng điện tại hộ gia đình vào trong mùa dịch COVID-19luôn có thể xảy ra và có xu hướng gia tăng nếu như người dân lơ là, mất cảnh giác.

Điển hình như vụ cháy ngày08/02/2020, tại căn nhà ông Đặng Văn Khương, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Thời điểm xảy ra cháy, ông Khương đi vắng, có hai con đang tập trung ôn bài trực tuyến (nghỉ học do dịch COVID-19) dưới tầng trệt thì bất ngờ nghe tiếng nổ trên gác lửng.Lực lượng Cảnh sát PCCC – Công an TP Đà Nẵng đã điều ba xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sỹ đến hiện trường dập lửa. Đám cháy được dập tắt sau 20 phút.Vụ cháy thiêu rụi nhiều đồ đạc trên gác lửng. Hay như vụ cháy tối ngày 28/3/2020, căn nhà 4 tầng tại phố Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội bất ngờ bốc cháy, khiến toàn bộ khu vực tầng 4 và một phần tầng 3 căn nhà cháy rụi. Cũng trong chiều ngày 13/4/2020, một vụ cháy đã xảy ra tại căn nhà 3 tầng nằm sâu trong làng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội… Hay sáng ngày 22/4/2020, ngọn lửa bùng lên từ khu vực bếp tầng 1 của nhà nghỉ 7 tầng trên địa bàn phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm) khiến 14 người mắc kẹt phía bên trong.Sau đó, khói, lửa nhanh chóng lan rộng lên các tầng.Nhận được tin báo, ngay lập tức lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp cùng Công an phường Phúc Diễn đã có mặt tại hiện trường dập tắt đám cháy. Cảnh sát đã cứu được 14 người ở trong nhà nghỉ thoát ra an toàn.Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết thêm, do đang trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19nên nhà nghỉ không đón khách. 14 người phía trong bao gồm 8 người thuê trọ theo tháng, còn lại là nhân viên, tạp vụ và gia đình của nhà nghỉ.Theo điều tra ban đầu, nguyên nhân của các vụ cháy nêu trên đều xuất phát từ việc sử dụng điện không bảo đảm an toàn.

Theo Thiếu tá Vũ Đình Chiến – Đội phó Đội Công tác phòng cháy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hà Nội phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng các vụ cháy do điện như:vì nghỉ tránh dịch, người dân phải làm việc tại nhà, học sinh nghỉ học ở trường và học trực tuyến tại nhà nên việc sử dụng điện tăng mạnh dẫn đến người dân tự ý câu mắc dây dẫn điện, sử dụng thêm thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế gây quá tải; thiết bị điện chưa được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên. Bên cạnh đó, người dân còn tích trữ các loại đồ ăn chế biến sẵn, đóng gói trong túi nilong, thùng giấy là các chất dễ cháy, việc tích trữ số lượng lớn chất cháy trong nhà chỉ cần gặp nguồn nhiệt là có thể phát sinh hỏa hoạn; cùng với đó việc hạn chế ra ngoài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, thiết bị điện như: điều hòa, ti vi, máy tính, điện thoại… tăng cao cũng là nguyên nhân gây ra sự cố gây cháy.Trong khi đó, ý thức người dân về công tác đảm bảo an toàn PCCC nói chung cũng chưa cao. Còn chủ quan về công tác phòng cháy, nhất là trong việc sử dụng thiết bị điện. Thực tế qua kiểm tra PCCC tại nhiều cơ sở, hay hộ gia đình, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH không khó để bắt gặp tình trạng người sử dụng thiết bị điện khi có nhu cầu sẵn sàng câu mắc, cơi nới hay lắp thêm nhiều thiết bị tiêu thụ điện khác mà không sử dụng dây dẫn điện có tiết diện và khả năng truyền tải cao hơn. Việc không thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hay thay thế các thiết bị sử dụng điện đã lâu ngày, xuống cấp cũng là một trong những nguy cơ cao có khả năng dẫn đến cháy, nổ. Vì vậy, sử dụng các thiết bị điện với công suất lớn tập trung trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch bệnh như hiện nay luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại lớn, thậm chí là nghiêm trọng nếu mỗi người dân trong chúng ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Để hạn chế thấp nhất các vụ cháy có thể xảy ra, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã chủ động nắm tình hình điều tra cơ bản về PCCC&CNCH tại các khu dân cư để phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng có phương án phòng, chống cháy hiệu quả như đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân tích cực tham gia PCCC, tạo bước chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các biện pháp an toàn PCCC trong sử dụng điện tại hộ gia đình trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Tập trung lực lượng, phương tiện thường trực chiến đấu 24/24 giờ kịp thời ứng phó, xử lý có hiệu quả các vụ cháy, nổ; không để xảy ra cháy lớn, góp phần hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản cho nhân dân.Từng hộ gia đình, từng người dân phải luôn luôn cảnh giác, đề phòng cháy, nổ do điện như khi câu mắc, lắp đặt thêm thiết bị điện có công suất lớn, phải nhờ người có chuyên môn thực hiện; rút phích cắm của các thiết bị điện khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng; thường xuyên kiểm tra, thay thế các dây dẫn, thiết bị điện đã cũ. Bố trí, sắp xếp, các thùng đồ ăn, thực phẩm dễ cháy đảm bảo khoảng cách chống cháy lan, không cản trở đường thoát nạn, cửa ra vào, để cách xa bếp đun nấu, bàn thờ, thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện; tránh tồn chứa nhiều hàng hóa dễ cháy và các hàng hoá, vật dụng không cần thiết trong nhà.Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị điện đảm bảo an toàn; cẩn thận trong việc nấu ăn, đốt nhang, đốt vàng mã, sử dụng bàn là, bếp điện; không sạc điện thoại, máy tính qua đêm, tránh để các thiết bị này khi sạc trên các vật dụng dễ cháy như chăn, nệm, trên giường ngủ… kiểm tra thay thế các thiết bị điện đã hư hỏng; sử dụng aptomat, cầu chỉ để bảo vệ hệ thống điện; không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn cùng lúc để tránh quá tải hệ thống điện. Trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, các dụng cụ phục vụ công tác thoát nạn như thang dây, đèn pin; các dụng cụ phá dỡ như búa xà beng và chủ động lối thoát nạn khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra…Khi xảy ra cháy do sử dụng điện, người dân phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng,dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửavà báo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số 114.

Đằng sau mỗi vụ cháy là những mất mát, thiệt hại về tài sản. Bởi vậy, phòng cháy hơn chữa cháy là mỗi người cần nâng cao hơn nữa nhận thức của bản thân về vấn đề này để tự giác trang bị những kiến thức, phương tiện cần thiết cho bản thân mình và các thành viên gia đình. Tết Tân Sửu 2020 đang tới gần, tình hình bệnh dịch tại Việt Nam tuy đã được kiểm soát tốt,người dân cũng như chủ trương của Chính phủ bắt đầu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại nhưng cũng không vì thế mà người dân lơ là, mất cảnh giác trong công tác PCCC tại gia đình mình cũng như phòng chống dịch bệnh COVID-19.n

Trịnh Lan