web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số nội dung liên quan đến kiểm định cửa ngăn cháy

Ngày 24/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Mục 5, Phụ lục VII của Nghị định này quy định mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy) thuộc diện phải kiểm định phòng cháy và chữa cháy.

 

 

Cửa đi hoặc cửa chắn được định nghĩa tại Mục 3.1 TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy. Theo đó, cửa đi hoặc cửa chắn là một cụm hoàn chỉnh bao gồm tất cả các bộ phận như khuôn hoặc thanh dẫn hướng, bản cánh cửa, tấm cửa cuốn hoặc tấm cửa xếp, v.v, dùng để chắn kín các ô cửa trong những bộ phận ngăn cách. Các cửa này còn phải có đầy đủ các chi tiết khác, nếu được sử dụng trong thực tế như các tấm bịt cố định cạnh cửa, tấm kính quan sát hoặc tấm bịt cố định phía trên, cùng tất cả các phụ kiện của cửa kể cả chi tiết gioăng bịt (dùng để ngăn cản lửa hoặc khói hay dùng cho những mục đích khác như thông gió hoặc cách âm).

Cửa ngăn cháy là loại được thiết kế để lắp đặt trong các ô cửa nằm trong bộ phận ngăn cách theo phương thẳng đứng có yêu cầu về khả năng chịu lửa, gồm các dạng cửa: Cửa bản lề và cửa xoay theo trục đứng; cửa trượt theo phương ngang, cửa trượt theo phương đứng, cửa toàn mảng; cửa chắn dạng sắt xếp có 1 lớp vỏ bằng kim loại, không cách nhiệt; cửa trượt có cánh gấp; cửa mở lật; cửa cuốn.

Kiểm định cửa ngăn cháy là việc xác định giới hạn chịu lửa của cửa (tính toàn vẹn và tính cách nhiệt). Tiêu chuẩn để thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa bao gồm: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1:1999) về Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 1 : Yêu cầu chung.

Trình tự thử nghiệm để xác định giới hạn chịu lửa của cửa ngăn cháy gồm:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm

– Kích cỡ: Mẫu thử nghiệm và mọi bộ phận thuộc mẫu phải có kích thước giống như thực tế, trừ khi bị hạn chế bởi kích thước của miệng lò (thông thường kích thước miệng lò thử nghiệm là 3m x 3m). Nếu các cụm cửa không được thử nghiệm bằng kích thước thực thì phải thử nghiệm với kích thước lớn nhất có thể được.

– Số lượng: Với mỗi tính năng cần xác định cần lấy ít nhất 01 cụm cửa ngăn cháy, với đầy đủ phụ kiện để thử nghiệm. Trường hợp cấu tạo cụm cửa không đối xứng, cần lấy mẫu thử nghiệm đảm bảo số lượng phép thử được thực hiện đầy đủ theo từng mặt cụm cửa. Yêu cầu mẫu cửa ngăn cháy là sản phẩm mới sản xuất hoặc mới nhập khẩu và chưa qua sử dụng.

Để có được phạm vi ứng dụng kết quả thử nghiệm rộng nhất, khi thiết kế mẫu thử nghiệm và lựa chọn kết cấu gá đỡ phải dựa trên những yêu cầu nêu trong Mục 13 – TCVN 9383:2012. Đơn vị đề nghị thử nghiệm phải cung cấp cho đơn vị thử nghiệm các trị số khe hở theo thiết kế, kể cả các giá trị dung sai. Với những cụm cửa có lắp các tấm bịt cố định cạnh cửa, tấm cánh giả phía trên hoặc tấm bịt cố định phía trên, có kính hay không có kính, thì những bộ phận này phải được thử nghiệm như một phần của cụm cửa. Tấm bịt cố định cạnh cửa luôn phải đặt ở bên có lắp bộ phận chốt cửa. Mẫu thử nghiệm phải đại diện hoàn toàn cho các cụm cửa dự định sử dụng trong thực tế, bao gồm tất cả các lớp hoàn thiện bề mặt cũng như các chi tiết lắp đặt không thể thiếu của mẫu và có thể ảnh hưởng đến sự làm việc của mẫu trong quá trình thử nghiệm.

Bước 2: Tiến hành thử nghiệm và xác định giá trị kết quả thử nghiệm (quy định tại Mục 10 TCVN 9383:2012), được thực hiện theo quy trình sau đây:

  1. Đo và kiểm tra mẫu trước thử nghiệm

– Kiểm tra về cơ học (kiểm tra độ rơ của các liên kết theo quy định của tiêu chuẩn về sản phẩm);

– Đo các khe hở giữa bộ phận chuyển động và bộ phận cố định của các cụm cửa đi và cửa chắn (giữa tấm cánh cửa và khung);

– Đo lực cản giữ của cơ cấu đóng mở trong trường hợp lực cản giữ này là một phần tạo ra khả năng chịu lửa cho mẫu;

– Kiểm tra tình trạng đóng cuối cùng của cửa đi và cửa chắn trước khi tiến hành thử nghiệm đốt.

  1. Thử nghiệm đốt

Mẫu thử được làm khô, gắn vào lò gia nhiệt và cài đặt các thiết bị giám sát nhiệt độ mẫu thử, nhiệt độ và áp suất lò đốt, tiến hành gia nhiệt theo theo quy TCVN 9311-1:2012, TCVN 9383:2012 và theo tài liệu hướng dẫn sử dụng lò thử nghiệm của nhà sản xuất, nếu có yêu cầu bổ sung thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn EN 1363-2:1999, cụ thể:

– Cố định các vị trí đầu đo, vẽ lại sơ đồ bố trí theo Mục 9 – TCVN 9383:2012

– Gia nhiệt lò đốt theo Mục 6.1-TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1).

Kết quả thử nghiệm được ghi lại gồm:

– Chế độ gia nhiệt của lò đốt;

– Tính cách nhiệt (I);

– Tính toàn vẹn (E);

  1. Xác định giá trị kết quả thử nghiệm:

– Tính toàn vẹn (E): Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không xảy ra một trong các trường hợp sau:

+ Mẫu sập đổ hoặc xuất hiện ngọn lửa cháy ổn định ở bề mặt không lộ lửa của các hệ thống mẫu sản phẩm trong thời gian hơn 10 giây;

+ Kiểm tra bằng miếng đệm bông tại các khe hở, vết nứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt không lộ lửa của các hệ thống mẫu thấy có ngọn lửa xuất hiện và cháy ổn định;

+ Hình thành các khe hở cho phép cữ đo khe hở loại 6mm xuyên qua và dịch chuyển dọc theo chiều dài lỗ thủng được một đoạn ít nhất là 150mm;

+ Hình thành lỗ hổng cho phép cữ đo khe hở loại 25mm xuyên qua được;

– Tính cách nhiệt (I): Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mà mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không làm tăng nhiệt độ ở bề mặt không tiếp xúc với lửa, cụ thể là:

+ Làm tăng nhiệt độ trung bình lên hơn 140 K so với nhiệt độ trung bình ban đầu; hoặc

+ Làm tăng lên hơn 180 K so với nhiệt độ ban đầu tại bất cứ vị trí nào, kể cả đầu đo nhiệt di động (nhiệt độ ban đầu là nhiệt độ trung bình của mặt không tiếp xúc với lửa vào thời điểm bắt đầu thực hiện phép thử).

Yêu cầu: Kết quả đo giới hạn chịu lửa của mẫu kiểm định không thấp hơn giới hạn yêu cầu đối với mẫu thử nghiệm nhóm B, được quy định tại TCVN 9383:2012.

Theo Cục cảnh sát PCCC&CNCH