web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bí mật chịu lửa của con người

Con đường lửa dài khoảng 10m hoặc hơn được đốt lên, nhiệt độ cao tới hơn 600ºC. Với bàn chân trần, thậm chí cả cơ thể để trần, họ thản nhiên, chậm rãi bước đi hoặc lăn mình trên con đường đó. Điều kỳ diệu là họ không hề bị bỏng hay cảm thấy đau đớn. Chỉ có sự phấn khích trên nét mặt…

 

 

Các màn trình diễn trên than lửa như vậy không phải là trò ảo thuật kiếm tiền trên đường phố mà là một giáo lễ nghiêm túc của không ít dân tộc trên thế giới. Màn trình diễn đầy màu sắc thần bí này đã xuất hiện trong nhiều nghi lễ tôn giáo từ hàng nghìn năm trước. Sớm nhất tại Ấn Độ, người ta đã tìm thấy bằng chứng về màn trình diễn này cách đây khoảng 1.200 năm trước Công nguyên.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, nếu có dịp tham gia lễ tế Thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka, ta sẽ được chứng kiến nghi lễ đi trên lửa vô cùng ngoạn mục. Dân “chịu lửa” ở đây được chia làm ba hạng tùy theo mức độ chịu lửa của bản thân. Hạng 1 là những người có thể dùng tay trần bê một chậu sành nóng 300ºC để trao tay cho một vị sư già, nếu tay không bị bỏng thì người đó được coi là người tốt. Hạng thứ 2 là người có thể vừa chạy vừa nhảy hoặc dùng cả tứ chi bò trên con đường lửa dài 9m, rộng 3m.

Nếu thân thể không bị chút thương tích nào thì sẽ trở thành thánh nhân và được mọi người tôn kính. Cuối cùng, hạng 3 là những người đã được phong thánh nhân của năm trước. Họ không những có thể đi chân đất trên 12 miếng sắt nung đỏ mà còn có thể nuốt và thổi được lửa… Tương tự như vậy, người dân làng Landagas (Hy Lạp) trong những ngày thánh lễ Elena và Constain cũng có tục lệ ôm tượng thánh quay cuồng nhảy múa trên đống than hồng đỏ rực mà không hề bị bỏng. Người dân tộc Lô Lô ở Trung Quốc cũng rất thích để chân trần lê trên đống da thú đỏ lửa trong ngày hội lễ…

Không chỉ có thể “đùa chơi” với thần lửa, một số người còn có khả năng chế ngự ngọn lửa. Cuốn biên niên sử ghi được trường hợp của đức thánh Polikar Smirxki. Năm 155 trước Công nguyên, Smirxki bị kết tội đưa lên giàn hỏa thiêu nhưng lạ thay, lửa đã sợ và không hề bén vào đức thánh. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra với lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Klari tại Pháp vào thế kỷ 18. Nhiều người tận mắt chứng kiến cuộc hành quyết kể lại cả thân hình và thậm chí quần áo của Klari còn nguyên vẹn cho tới cuối cùng khi ngọn lửa rụi tắt.

Điều gì đã mang lại cho những người chịu lửa khả năng tưởng như là siêu nhân đó? Nhiều người cho rằng, khi nhảy múa trong lễ hội, các tín đồ rơi vào không gian ảo của niềm tin tôn giáo và nghi lễ khiến người ta không cảm thấy là chân mình bị lửa đốt. Đồng tình với quan điểm này, Giáo sư người Bungaria Armaudov và Tiến sĩ Govalova giải thích: “Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng cộng với điệu nhảy tốc độ là bí quyết của việc đi trên thảm lửa”. Cẩn thận hơn, các chuyên gia Đức còn xác định chính xác được nhiệt độ mà đôi chân trần phải chịu trong một lần tổ chức lễ hội của thổ dân đảo Fiji. Lúc cao nhất, nhiệt độ dưới bàn chân người nhảy múa lên tới 80ºC trong khi than nóng những 330ºC. Người ngoài không nhập vào không gian náo động huyền bí của ngày hội mà đặt chân vào đống lửa ắt sẽ bị bỏng nặng.

Theo quan điểm này thì bỏng thực ra là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý. Chính sự tin tưởng tuyệt đối ở những người cuồng tín có thể đã giúp họ không bị bỏng khi nhảy múa trên đống lửa. Thông thường giây phút nhảy múa trên đống lửa được tổ chức sau khi mọi con chiên đã bước vào giai đoạn lâng lâng, hư ảo do bị “say” chúa đến tột độ, tâm lý bị kích động. Trong những lúc thần kinh rơi vào tình trạng bị kích động, xung quanh cơ thể sẽ xuất hiện một trường vật chất đặc biệt. Chưa ai tìm hiểu được các tính chất vật lý của trường này ra sao nhưng nó có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sức nóng của ngọn lửa. Có thể trường vật chất đặc biệt đã làm cho thời gian trong cơ thể chạy nhanh hơn và vì thế khả năng tỏa nhiệt cao hơn hấp thụ nhiệt nên những phần được trường bao bọc rất kỵ lửa.

Bắt đầu từ những năm 1930, các nhà khoa học Anh đã bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng kỳ bí này. Một hội đồng nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên đã tiến hành 2 cuộc kiểm tra. Một người Ấn Độ tên là Kuda Bux và 2 người Anh đã biểu diễn đi bộ 12 bước bằng chân trần trên đống than nóng đỏ. Một cuộc kiểm tra khác được tiến hành sau đó với một người đàn ông có tên là Ahmed Husain. Tất cả kết quả cho thấy, họ đều đi qua bãi than nóng đỏ bằng chân trần mà không hề bị tổn thương. Tài liệu về các cuộc kiểm tra này đã được công bố rộng rãi, trong đó khẳng định: không có một năng lực siêu nhiên thần bí nào ở đây cả, hiện tượng đi trên than lửa mà không bị bỏng hoàn toàn có thể lý giải bằng khoa học. Bí quyết là cách thức di chuyển làm sao cho thời gian tiếp xúc với than nóng là ngắn nhất.

Đồng nhất với khẳng định này, Giáo sư Vật lý David Willey (Mỹ) – người đã lập kỷ lục đi trên lửa với nhiệt độ lên tới 982,2ºC, sau chính những trải nghiệm của mình cho biết: tất cả là nhờ vào sự nhanh nhẹn của đôi bàn chân! Theo ông, nhiệt lượng được truyền theo ba cách: đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt. Trong đó, dạng đối lưu và bức xạ chỉ xảy ra với chất lỏng, tia sóng. Như vậy, trong tình huống đi trên than hồng, việc truyền nhiệt giữa than nóng và bàn chân con người thuộc dạng dẫn nhiệt. Đó là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào da chân và than nóng. Nhưng giữa hai yếu tố này còn có một chất cách nhiệt khác là lớp than chì và gỗ (chưa cháy), trong đó than chì có khả năng cách nhiệt cao gấp 4 lần gỗ ướt. Khi di chuyển nhanh, thời gian tiếp xúc giữa bàn chân và than nóng sẽ rất ngắn, nhiệt lượng truyền theo dạng tiếp xúc sẽ rất thấp, vì thế bàn chân sẽ không bị tổn thương.

Như vậy, dưới cái nhìn khoa học thì chuyện đi trên than hồng là việc bất kỳ người bình thường nào cũng có thể làm, không cần có sự hỗ trợ của một quyền lực thần bí nào cả. Thậm chí cũng không cần phải làm ướt chân hay da chân phải chai đi cho da dày hơn. Điều chính yếu cần nắm là cố rút ngắn thời gian tiếp xúc và lợi dụng tối đa tính dẫn nhiệt kém của than, tro…

Nhờ có những giải thích khoa học trên mà từ những năm 80 thế kỷ trước, ở Mỹ và một số nước nảy sinh dịch vụ làm ăn mới đó là mở các trường đào tạo đi trên lửa. Trường Nghiên cứu và Đào tạo đi trên lửa (Fire) đầu tiên do Tolly Burkan, một chuyên gia về ảo thuật người Mỹ sáng lập. Chính Burkan đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới để đi trên than lửa và tập hợp lại thành một giáo trình để hướng dẫn mọi người. Sau 30 năm hoạt động, Trường Fire của Tolly đã thu hút khoảng 3 triệu người tham gia và đã cấp chứng chỉ cho 2.000 học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Học viên của ông đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Tuy nhiên, trẻ em chỉ được tham gia lớp quan sát hoặc lý thuyết, không thực hành. Tolly cho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực (bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác), nó giúp người thực hành vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân. Theo ông, chế ngự sự sợ hãi sẽ giúp ta vững vàng hơn trong cuộc sống, điều đó đồng nghĩa với sự thành đạt./.

                                                                                                Hồng Minh (Tổng hợp)