web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vũ điệu chân trần trên lửa

Không phải là những màn trình diễn ảo thuật, nhiều lễ hội của các dân tộc trên thế giới đã biểu diễn những vũ điệu chân trần trên lửa. Màn trình diễn đầy màu sắc thần bí này đã xuất hiện trong nhiều nghi lễ tôn giáo từ hàng nghìn năm trước. Sớm nhất tại Ấn Độ cách đây khoảng 1.200 năm trước Công nguyên. Ngày nay, ở một số quốc gia khác trên thế giới, lễ hội của những vũ điệu chân trần trên lửa vẫn được tổ chức.

 

Vũ điệu đi trên đường lửa ở Sri Lanka

Sri Lanka, lễ hội tế Thần Khatalaza của đạo Hindu được tổ chức vào tháng 8 hàng năm bằng nghi lễ đi trên lửa.

Lễ hội được chuẩn bị bằng những tờ giấy màu dán lên các cây xung quanh miếu thờ Thần Khatalaza, đá và vỏ quả dừa được đập nhỏ và trải ra làm một con đường lửa. Ba ngày cuối của buổi cúng tế, người ta đốt vỏ dừa bên dưới đá, nhiệt độ lúc đó có thể lên tới 400ºC. Để bày tỏ lòng thành kính với thần, các tín đồ cố tìm cho mình một vị trí gần con đường lửa, thậm chí có người ngồi đó đến vài ngày, ăn ngủ, sinh hoạt cũng không dời chỗ. Những người tham gia đi trên lửa thì trước đó 3 ngày đã phải ẩn cư; chỉ uống nước thánh ở sông thay ăn và cứ 3 giờ lại tắm một lần. Tất cả đàn ông trong số người tham gia đi trên đường lửa đều không mặc quần áo, chỉ thắt một mảnh vải ở eo, sau đó từ từ đi trên đường lửa, bước trên những viên đá đã bị đốt nóng. Con đường lửa này dài 910m, rộng 3m và chạy thẳng đến cửa chính của ngôi miếu. Những người tham gia có thể vừa chạy, vừa nhảy hoặc dùng cả tứ chi bò trên đường lửa và ở cuối con đường sẽ có một vị cao tăng đứng kiểm tra toàn thân họ, nếu như không bị thương thì vị cao tăng sẽ bôi lên đầu họ một nắm bụi thánh và tôn vinh những người chiến thắng như một thánh nhân.

 

Lễ hội  Slavơ Ivan Kupala (Belarus)

Theo tục lệ của người Slavơ cổ, lễ hội Ivan Kupala được tổ chức hàng năm trùng với ngày hạ chí. Trong văn hóa dân gian Slavơ, lễ hội Kupala vốn được coi là biểu trưng của sức mạnh thiên nhiên dồi dào và để xua đuổi ác tà.

Vào dịp lễ hội, các cô gái chàng trai tìm kiếm bông hoa cây dương xỉ chưa bao giờ hé nụ, tết thành những vòng hoa và thả xuống mặt nước hè lặng sóng mong đoán biết số phận của mình, đốt những đống lửa bập bùng và cùng nhau nhảy qua mong gột sạch những điều không may mắn. Hàng thế kỷ qua, tục lệ và truyền thuyết về Kupala đã khắc sâu trong ký ức của người dân. Và đêm 25 rạng 26 tháng sáu hàng năm, tục lệ này lại được người ta lặp lại bên bờ sông Matxcơva, nơi tổ chức Lễ hội Liên hoan truyền thống.

 

Lễ hội nhảy lửa của người Dao đỏ ở Việt Nam

Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc đỏ, thường được tổ chức từ mồng 2 đến mồng 5 tháng giêng hoặc vào những ngày đẹp, giờ đẹp được các , trưởng họ hay định ngày.

Vào giờ tốt, những đồ lễ mang tính dân tộc, theo tập quán được bày ra một chiếc bàn dài, nơi được coi là chỗ trang nghiêm nhất, trước chiếc sân rộng. Một đống củi to đã được thanh niên làng mang đến. Ông chủ lễ bắt đầu ngồi xuống ghế, phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may cho một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong “mưa thuận, gió hòa”, muôn nhà khỏe mạnh. Đống củi được đốt lên, trở thành một đống than hồng rừng rực cháy.

Những người tham gia nhảy lửa đã ngồi “hầu lễ” từ đầu buổi lễ, họ lấy que tre gõ liên tục vào những nửa ống vầu đã chuẩn bị sẵn và sẵn sàng ngồi xin thần lửa, chủ lễ tiếp tục “gieo quẻ xin âm dương”, đến khi thần lửa đồng ý. Từng đôi một nhảy lửa, họ đi chân không trên đống than, họ nhảy, họ lăn vòng trên than hồng khi lửa còn lem lém bốc cháy theo từng bước chân của họ. Và khi những đôi bắt đầu được thần lửa đồng ý cho nhảy lửa thì cũng là lúc các đôi khác tiếp tục vào “hầu lễ” để được là người nhảy lửa, đôi nọ, nối tiếp đôi kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than để lại.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Việt Nam

Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc là một sinh hoạt mang tính , có sức mạnh phi thường dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa Đông. Ðống lửa sẽ mang lại sự ấp áp, vui mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc, cầu phù hộ cho năm mới an khang thịnh vượng và xua đuổi tà ma, bệnh tật.

ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh cho phép người Pà Thẻn có được sức mạnh phi thường để nhảy vào đống lửa. Ðống lửa đang cháy rừng rực ở giữa sân. Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tụ tập xung quanh thầy mo và theo nhịp gõ ngày một gấp gáp của thầy mo, họ cúi gập người, nhảy lò cò bằng cả hai chân trên cát xung quanh đống lửa. Họ đưa tay vào bới đống lửa, nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung ra chung quanh. Ngọn lửa ngày một bốc cao hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ như thế liên tục, những thanh niên, trong tiếng gõ của thầy mo nhảy vào lửa và thậm chí nằm hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài. Họ tin rằng, bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh của thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng.

 

Bí mật của những vũ điệu chân trần trên lửa

Điều gì đã mang lại cho con người khả năng chịu lửa tưởng như là siêu phàm đó? Niềm tin tôn giáo cho rằng, khi nhảy múa trong lễ hội, các tín đồ rơi vào không gian ảo của niềm tin tôn giáo và nghi lễ khiến người ta không cảm thấy là chân mình bị lửa đốt. Giáo sư người Bungaria Armaudov và tiến sĩ Govalova giải thích: “Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng cộng với tốc độ điệu nhảy là bí quyết của việc đi trên thảm lửa”.

Từ những năm 1930, các nhà khoa học Anh đã bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng kỳ bí này và khẳng định: không có một năng lực siêu nhiên thần bí nào trợ giúp hiện tượng đi trên lửa, mọi người đều có thể đi qua bãi than nóng đỏ bằng chân trần mà không hề bị tổn thương và hoàn toàn có thể lý giải điều đó bằng khoa học. Bí quyết là cách thức di chuyển làm sao cho thời gian tiếp xúc với than nóng là ngắn nhất.

Giáo sư vật lý David Willey (Mỹ) – người đã lập kỷ lục đi trên lửa với nhiệt độ lên tới 982,2◦C, sau chính những trải nghiệm của mình cho biết: tất cả là nhờ vào sự nhanh nhẹn của đôi bàn chân. Khi di chuyển nhanh, thời gian tiếp xúc giữa bàn chân và than nóng sẽ rất ngắn, nhiệt lượng truyền theo dạng tiếp xúc sẽ rất thấp, vì thế bàn chân sẽ không bị tổn thương.

Nhờ có những giải thích khoa học đó mà từ những năm 80 thế kỷ trước, ở Mỹ và một số nước đã mở các trường đào tạo đi trên lửa. Trường Nghiên cứu và Đào tạo đi trên lửa (Fire) đầu tiên do Tolly Burkan, một chuyên gia về ảo thuật người Mỹ sáng lập. Chính Burkan đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới để đi trên than lửa và tập hợp lại thành một giáo trình để hướng dẫn mọi người. Sau 30 năm hoạt động, Trường Fire của Tolly đã thu hút khoảng 3 triệu người tham gia thuộc đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già, trẻ em chỉ được tham gia lớp quan sát hoặc lý thuyết, không thực hành. Trường Fire đã cấp chứng chỉ cho 2.000 học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên,. Tolly cho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực (bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác), nó giúp người thực hành vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân, vững vàng hơn trong cuộc sống để vươn lên thành đạt.

Đối với những người làm công tác PCCC ở Việt Nam thì việc tìm hiểu, nghiên cứu những bí ẩn của tốc độ di chuyển trên lửa sẽ giúp ích cho việc rèn luyện kỹ thuật chữa cháy ngày một hiệu quả hơn./.

 

                                                                                                 Thảo Nguyên