web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Công tác chữa cháy và những vấn đề rút ra từ các vụ cháy đối với các cơ sở có tầng hầm

Công tác phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển đô thị nhanh, kinh tế phát triển và mật độ tập trung dân cư khá cao, diện tích xây dựng ngày càng bị thu hẹp, giá đất ngày càng cao dẫn đến việc xây dựng các công trình có phần ngầm ngày càng phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.641 công trình có tầng hầm và bán hầm, trong đó có nhiều công trình ngầm quy mô lớn đã đi vào hoạt động, như: tòa nhà Vincom Center (Quận 1) có 06 tầng hầm, tòa nhà Sài Gòn Centre (Quận 1) với 05 tầng hầm, đường hầm vượt sông Sài Gòn, khu Trung tâm thương mại dưới lòng đất Sensi market (Quận 1)… Bên cạnh đó, tuyến Metro Số 1 đang thi công với nhiều hạng mục nhà ga và trung tâm thương mại dịch vụ ngầm nối dài từ Bến Thành đến Nhà hát Thành phố. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có chủ trương xây dựng nhiều dự án lớn khác có khai thác, sử dụng không gian ngầm.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã xảy một số vụ cháy công trình ngầm lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Có thể kể đến đó là vụ cháy ở chung cư Carina Plaza (Quận 8, TP. Hồ Chí Minh), chung cư Hapulico (quận Thanh Xuân, Hà Nội), chung cư Vinaconex 9 (TP Vinh, Nghệ An) …

 

Vụ cháy chung cư Carina Plaza (Quận 8, TP. Hồ Chí Minh)

làm 13 người chết,60 người bị thương, cùng nhiều tài sản bị thiêu rụi.

 

Với số tầng và diện tích công trình ngầm càng tăng thì tính chất, mức độ, nguy cơ xảy ra cháy, nổ càng cao. Khi xảy ra sự cố cháy các công trình ngầm, khói khí độc sẽ nhanh chóng lan truyền với mật độ dày đặc, cùng với đó điều kiện thoát khói ra bên ngoài rất hạn chế và nhiệt độ đám cháy tăng lên rất nhanh, nếu hệ thống tăng áp, hút khói chống tụ khói và hệ thống thoát nạn của công trình hoạt động không hiệu quả thì mức độ thiệt hại do cháy gây ra đối với con người và tài sản rất lớn.

Tính chất nguy hiểm cháy nổ đối với công trình xây dựng có phần ngầm

Trong các tầng hầm sử dụng làm trung tâm thương mại là nơi tồn tại nhiều loại hàng hóa khác nhau như: quần áo, giầy dép, túi da, mỹ phẩm, thiết bị gia đình, nhà sách, đồ thể thao….đặc điểm về tốc độ lan truyền của đám cháy phụ thuộc vào loại chất cháy tồn tại nơi xảy ra sự cố. Song, khả năng trao đổi khi khi cháy rất thuận lợi, sản phẩm sinh ra từ đám cháy nhanh chóng lan truyền và khuếch tán lên các tầng phía trên do các tầng thông nhau. Nguy hiểm hơn nữa khi đám cháy xảy ra trong thời điểm có đông khách hàng đang mua sắm sẽ tạo ra hiện tượng hỗn loạn, chen lấn xô đẩy… Những hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai dập tắt đám cháy của lực lượng chuyên trách.

Trong tầng hầm, nơi làm gara ôtô, xe máy luôn tồn tại một khối lượng lớn các chất dễ cháy như: Xăng dầu, cao su, nhựa…. Khi cháy xảy ra thì trong khoảng 10 phút tính từ thời điểm phát sinh cháy, sự phát triển của đám cháy không bị cản trở vì trong thể tích tầng hầm khá lớn, đã có sẵn không khí để cung cấp cho quá trình cháy. Sau khoảng 30 phút, không khí cung cấp cho vùng cháy bị hạn chế nên đám cháy sẽ phát triển chậm hơn. Cháy chỉ tiếp tục diễn ra mạnh ở những nơi đ­ược cung cấp đủ không khí. Do khả năng trao đổi khí trong tầng hầm bị hạn chế nên nhiệt độ của đám cháy và nồng độ khói ở trong đó sẽ tăng nhanh.

Đặc điểm phát triển của đám cháy đối với công trình xây dựng có tầng  ngầm.

Sau một khoảng thời gian cháy, đám cháy có thể lan lên các tầng trên thông qua các hệ thống kỹ thuật hoặc do trần của tầng hầm dẫn nhiệt (sản phẩm cháy mang nhiệt độ cao, tàn lửa qua hệ thống thông gió, hệ thống xả rác, giếng thang….)

Khi xảy ra cháy trong tầng hầm tại khu vực để xe, có thể xuất hiện nguy cơ nổ các bình chứa nhiên liệu tại thành đám cháy lớn, phức tạp.

Nếu trong tầng hầm các lối đi, cửa thông với các tầng trên của ngôi bị hở thì sản phẩm cháy thoát ra sẽ lan lên các tầng trên thông qua những khoảng hở khi xây lắp tại các vị trí có các loại đư­ờng ống chạy qua; ống dẫn rác; hộp kỹ thuật; buồng hoặc giếng thang máy; hệ thống thông gió…

Nếu hệ thống thông gió, thoát khói cho tầng hầm bị tê liệt, sau một khoảng thời gian rất ngắn toàn bộ khu vực tầng hầm sẽ bị nhiễm khói, sản phẩm cháy. Nhiệt độ trong tầng hầm tăng nhanh và có thể dẫn đến xuất hiện những điểm chấy mới trong cùng tầng. Trong trường hợp này nếu không có biện pháp thoát khói kịp thời thì công tác triển khai chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Khói lan theo buồng thang khi cháy xảy ra trong tầng hầm

Khi tình huống cháy xảy ra ở vị trí tầng hầm làm, do đặc điểm của giữa các tầng hầm không có sự ngăn cách với nhau. Chính vậy, sau một thời gian cháy khói, sản phẩm cháy sẽ nhanh chóng bao trùm các tầng  gây khó khăn cho công tác thoát nạn và triển khai chữa cháy. Đặc biệt khi xảy ra cháy ở các tầng hầm trong thời điểm hoạt động, tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra. Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thoát nạn và triển khai chữa cháy.

Thực hiện các hoạt động chữa cháy

Khi xảy ra cháy tại tầng hầm của các ngôi nhà, quá trình cháy tỏa ra nhiều khói và khí độc, hướng tấn công và khả năng tiếp cận đám cháy bị hạn chế. Chính vậy việc chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy chữa cháy phải được thực hiện triệt để đồng thời phải quá triệt các nguyên tắc theo quy định trong ĐLCĐ của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Trinh sát đám cháy và cứu người bị nạn

Trinh sát đám cháy

Tổ được phân công nhiệm vụ trinh sát đám cháy tại tầng hầm đang cháy cần làm rõ:

Trong khu vực đang cháy có người bị nạn hay không (để nắm được thông tin này có thể thông qua các nhân viên bảo vệ của tòa nhà, nhân viên trực bao hoặc người quản lý khu vực tầng hầm…), vị trí và tình trạng của người bị nạn trong khu vực cháy.

Khả năng tiếp cận khu vực cháy, tình trạng khói bao phủ tầng hầm

Chất đang cháy trong đám cháy, hướng lan truyền của đám cháy, khả năng cháy lan của đám cháy đến khu vực xung quanh

Tình trạng hoạt động của hệ thống thông gió, hút khói, vị trí có khả năng mở cửa thoát khói hoặc phá dỡ cấu kiện để thoát khói.

Đường, lối có thể tiếp cận dập tắt đám cháy

Đường, lối có thể di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy

Tổ tìm người bị nạn ở các tầng trên tầng bị cháy cần thực hiện:

Theo cầu thang bộ, thang cuốn đi xuống các tầng phớa trờn tầng bị cháy, xác định số lượng người còn ở các tầng. Đồng thời xác định đường và lối thoát nạn, và tình trạng của chúng, các phương pháp và biện pháp cứu người bị nạn từ các tầng.

Xác định nguy cơ cháy lan từ tầng hầm lên các tầng trên

Tất cả các thông tin nắm sơ bộ về tình hình diễn biến của đám cháy, tổ trinh sát nhanh chóng báo cáo lại tất cả tình hình thu thập được cho chỉ huy chữa cháy và làm theo lệnh của chỉ huy chữa cháy có thể là tiếp tục trinh sát hay kết hợp với các chiến sỹ cầm lăng chiến đấu, di chuyển hàng hoá xung quanh ra khu vực an toàn tạo khoảng cách chống cháy lan hoặc cứu người bị nạn.

Cứu người bị nạn.

Cứu người bị nạn là nhiệm vụ hết sức quan trọng được đặt ra đầu tiên khi đến đám cháy. Khi cháy ở tầng hầm thì người ở các tầng phía trên nhanh chúng thoát xuống dưới theo đường cầu thang bộ nên hiện tượng chen lấn và có thể xảy ra. Đồng thời, số lượng người từ các tầng trên cũng dồn xuống trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, khi cầu thang bị nhiễm khói, người bị nạn sẽ gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.

Tổ tham gia công tác cứu người bị nạn cần thực hiện:

Hướng dẫn và dìu người ở các tầng phía trên tầng bị cháy thoát xuống nơi an toàn theo đường cầu thang bộ không nhiễm khói. Trong trường hợp không có cầu thang bộ kín hoặc người bị nạn đó thoát ra cầu thang bộ hở thì nhanh chúng tiếp cận và đưa họ ra nơi an toàn, trong quá trình di chuyển có thể hướng dẫn người bị nạn di chuyển thấp trọng tâm và sát tường, sử dụng áo, khăn ướt để hạn chế hớt phải khí độc.

Động viên, ổn định tâm lý cho người bị nạn.

Thứ tự cứu người phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của họ. Người nào có khả năng chịu đựng kém hơn và bị sản phẩm cháy đe dọa nhiều hơn cần phải thoát trước.

Phun mưa, làm mát để người bị nạn ra nơi an toàn.

Dùng các phương tiện, trang thiết bị bảo vệ trong quá trình cứu nạn như: mặt nạ phòng độc, quần áo chống cháy.

Nếu trong trường hợp đường và lối thoát nạn bị sản phẩm cháy bao trùm làm cho người không thể thoát nạn theo đường cầu thang bộ thì lực lượng chữa cháy triển khai xe thang lên các tầng để cứu người bị nạn. Ngoài ra chiến sỹ chữa cháy có thể mang mặt trùm chống khói lên cho người thoát nạn và hướng dẫn họ tự thoát ra nơi an toàn theo đường cầu thang bộ.

Dập tắt đám cháy

Các phương pháp chữa cháy.

Khi xảy ra cháy trong tầng hầm với chất cháy là xăng dầu chảy loang thoát ra từ các phương tiện như: ôtô, xe máy. Trường hợp này sẽ sử dụng phương pháp cách ly để dập tắt đám cháy. Chất chữa cháy là bọt hoà không khí có bội số nở thấp, trung bình hoặc chất chữa cháy của công nghệ (1-7) cũng rất hiệu quả khi dập tắt đám cháy dạng này.

Khi xảy ra cháy các vật liệu là nhựa, cao su hoặc các vật liệu rắn khác tồn tại trong các gian kỹ thuật. Sử dụng là phương pháp làm lạnh, sử dụng tia nước các dạng khác nhau (tia nước đặc, phun mưa….) để làm lạnh chất cháy và vùng cháy, dẫn đến dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Sử dụng các lăng phun công suất nhỏ phun nước dạng sương mù, phân tán để làm giảm mật độ khói, giảm nhiệt độ trong khu vực cháy. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai chữa cháy.

Hoạt động dập tắt đám cháy của các tổ

Khi đến đám cháy, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cần phối hợp với lực lượng chữa cháy tại cơ sở vận hành các hệ thống chữa cháy, thoát khói được trang bị tại cơ sở trong chế độ sự cố (nếu như các hệ thống này chưa được vận hành).

Khi đám cháy xảy ra ở tầng hầm là gara để ôtô, xe máy

Khi cháy vật liệu rắn (lốp xe, nội thất trong xe) trên các ôtô, xe máy, sẽ triển khai các lăng phun công suất nhỏ (lăng B, lăng có khóa) phun nước dập tắt đám cháy.

Khi cháy xăng dầu chảy ra từ các bình chứa nhiên liệu triển khai đội hình phun bọt để dập tắt đám cháy đang diễn ra trên diện tích bề mặt cháy xăng dầu chảy loang. Sau đó mới tập trung loại trừ ngọn lửa trên những xe đang bị cháy.

Tổ được chỉ huy giao nhiệm vụ phun bọt dập tắt đám cháy sẽ chuẩn bị chất tạo bọt và triển khai đội hình sử dụng lăng LPB-600 phun bọt hòa không khí vào đám cháy (mỗi tổ tối đa triển khai 02 lăng LPB-600). Tiến hành phun bọt cho đến khi đám cháy bị dập tắt hoàn toàn.

Nếu gian phòng bị cháy trong tầng có thể tích không quá lớn, nhiệt độ cháy cao và chữa cháy theo diện tích không đạt hiệu quả thì có thể triển khai chữa cháy theo thể tích bằng bọt hòa không khí.

Tổ được giao nhiệm vụ làm mát cho các chiến sỹ đứng trực tiếp chữa cháy và làm mát bảo vệ các cấu kiện xây dựng xung quanh, sẽ sử dụng các lăng có công suất nhỏ hoặc các lăng đa tác dụng phun mưa hoặc phun tia nước phân tán. Trong quá trình phun cần tránh tia nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả dập cháy của bọt cũng như tránh làm sập đổ hoặc phá hủy các thiết bị, phương tiện trong các gian kỹ thuật Khi trong khu vực cháy còn có người bị nạn, để hỗ trợ tổ cứu người cần thiết phải sử dụng các lăng phun mưa vừa làm mỏt cho chiến sỹ, vừa làm giảm mật độ khói và bảo bệ đường thoát nạn

Tình huống xảy ra cháy gian kỹ thuật hoặc vật liệu cháy là nhựa, cao su

Do cháy loại vật liệu dạng này sẽ sinh ra nhiều khói, khí độc nên khi tiếp cận đám cháy một bộ phận lực lượng sẽ sử dụng lăng B có khóa hoặc lăng đa tác dụng phun mưa để làm giảm mật độ khói. Các tổ còn lại sẽ phối hợp với nhau triển khai đội hình phun nước theo các hướng để khống chế đám cháy. Sử dụng các lăng B có khóa hoặc không khóa.

C­ường độ phun nước chữa cháy ở tầng hầm là (0,1 – 0,3) l/m2.s. Lăng phun có thể triển khai từ cửa chính hoặc những vị trí phá dỡ đã được chỉ huy xác định. Theo hướng tấn công chính, các loại lăng có tác dụng phun nước để loại trừ sự cháy trên toàn bộ diện tích bề mặt (đối với đám cháy mới phát triển trong giai đoạn ban đầu) hoặc ngăn chặn hướng cháy lan mạnh nhất, đặc biệt là hướng cháy lan lên các tầng trên của ngôi nhà.

Tổ làm nhiệm vụ bảo vệ chống cháy lan lên các tầng phía trên sẽ triển khai các lăng từ các họng nước vách tường của tòa nhà lăng phun nước bảo vệ tầng nhà phía trên tầng hầm bị cháy. Trong trường hợp hệ thống chữa cháy vách tường không hoạt động cần triển khai đội hình sử dụng lăng B làm mát bảo vệ tầng trên.

Tình huống cháy xảy ra tại các tầng hầm làm trung tâm thương mại.

Do chất cháy chủ yếu là hàng hoá, vật dụng của các cửu hàng trưng bày và bán sản phẩm. Do vậy chất chữa cháy chủ yếu được sử dụng là nước.

Tổ được phân công nhiệm vụ dập tắt đám cháy sẽ triển khai đội hình chữa cháy phù hợp với tình hình thực trạng nguồn nước phục vụ chữa cháy để dập tắt đám cháy. Thông thường sử dụng các lăng phun có khóa để tiếp cận khống chế và dập tắt đám cháy. Trong trường hợp hệ thống cung cấp nước chữa cháy vách tường hoạt động tốt, lực lượng chữa cháy có thể triển khai các lăng phun từ hệ thống này.

Tổ làm nhiệm vụ làm mát và chống cháy lan lên các tầng hầm phía trên tầng bị cháy sẽ triển khai các lăng phun mưa dập tắt các tàn lửa theo dòng đối lưu qua các khoảng trống giữa các tầng để tránh nguy cơ cháy lan lên các tầng trên. Đồng thời làm mát các vị trí cần thiết để hạn chế dòng bức xạ nhiệt tác động gây cháy lan.

Những vấn đề cần rút từ các vụ cháy đối với các cơ sở có xây dựng  tầng hầm.

Đối với cơ sở:

Phải đảm bảo các yêu cầu thoát nạn nhanh chóng khi xảy ra sự cố cháy, nổ tại các tầng hầm. Các tầng hầm phải có đủ lối thoát nạn, bố trí phân tán theo quy định PCCC. Các buồng thang bộ phải đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi khói, khí độc, lửa, nhiệt độ cao do đám cháy gây ra, được thông gió. Lối thoát nạn lên mặt đất của các cầu thang bộ thoát nạn từ tầng hầm phải trực tiếp ra bên ngoài; không để các đồ vật cản trở lối thoát nạn; không tự ý rào chắn, chặn cửa thoát nạn.

Đảm bảo ngăn cháy, chống khói, được thông gió và chiếu sang sự cố.

Đảm bảo các giải pháp và biện pháp ngăn cháy và chống cháy lan

Trang bị phù hợp các phương tiện phòng cháy và chữa cháy tùy theo thực tiễn sử dụng tại các tầng hầm, chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả do cháy gây ra.

Tại khu vực tầng hầm không được lưu trữ quá nhiều hàng hoá trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.

Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.

Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực canh gác

Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH:

Lập hồ sơ quản lý về công tác PCCC, xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ đúng quy định. Lập và thực tập phương án chữa cháy – cứu nạn cứu hộ đúng với tình hình, phù hợp với thực tế tại các cơ sở có công trình tầng hầm.

Tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở có tầng hầm, xác định rõ nguồn nước, giao thông bên trong và bên ngoài phục vụ công tác chữa cháy.

Tổ chức công tác chỉ huy chữa cháy, thành lập ban tham mưu chữa cháy ngay tại hiện trường xảy ra sự cố.

Khi nhận tin báo cháy tại các cơ sở có tầng hầm như: chung cư cao tầng, các cơ sở công trình ngầm … nhanh chóng xác định rõ chất cháy, nguy cơ cháy lan, cháy lớn để nhanh chóng xuất các phương tiện phù hợp với sự cố xảy ra.

Khi đến nơi xảy ra sự cố:  tổ chức các hoạt động chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như:

Trinh sát đám cháy: xác định vị trí xảy ra cháy, chất cháy là gi,  khả năng cháy lan, xác định có người bị nạn, xác định đường đi lối lại nơi xảy ra cháy,… thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy cần ít nhất từ 3 CBCS trở lên và trang bị đầy đủ phương tiện thực hiện nhiệm vụ như: trang phục chống nóng, thiết bj phòng, chống khói khí độc, thiết bị chiếu sáng, dây.

Công tác chữa cháy: triển khai các đội hình chữa cháy lưu ý đường, lối tiếp cận vào công trình xảy ra cháy, khi trinh sát đám cháy xác định được chất cháy thì sử dụng các chất chữa cháy phù hợp với đám cháy xảy ra. Sử dụng các lăng chữa cháy đa năng để khi chữa cháy hoạt động hiệu quả hơn.

Khi cháy xảy ra tại tầng hầm: chỉ huy chữa cháy cần xác định rõ mức độ ảnh hưởng của khói, khí độc; tổ chức thoát khói cần lưu ý những vấn đề sau:

Xác định tình trạng khói bao phủ tại tầng hầm, tình trạng hoạt động của hệ thống hút khói tại nơi xảy ra sự cố, khả năng mở cửa thoát khói hoặc phá dỡ cấu kiện công trính để thoát khói.

Sử dụng trang thiết bị của cơ sở cùng với phượng tiện của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp như: máy hút khói, máy thổi khói để thoát khói ra bên ngoài.

Xác định mức độ ảnh hưởng của khói, khí độc có ảnh hưởng đến sự thoát nạn của người dân đối với các công trình như chung cư cao tầng, các tòa nhà văn phòng.

Trang bị phương tiện cho cán bộ chiến sỹ: thiết bị phòng, chống khói, khí độc, quần áo chống nóng, găng tay chữa cháy, thiết bị đèn pin, đèn chiếu sáng phục vụ công tác chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra tại các công trình tầng hầm.

Trên đây là bài viết chữa cháy tầng hầm và những bài học rút ra từ các vụ cháy tầng hầm của Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Khu vực 1. Kính báo cáo các cấp.

Theo Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh