web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Cách xử trí đuối nước

Nước ta có nhiều sông hồ, tai nạn đuối nước gặp ở tất cả các lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Nhiều nhất về mùa hè do người đuối nước không được cứu hoặc cứu không đúng cách. Trang bị kiến thức và kinh nghiệm cấp cứu đuối nước cho mọi người là vô cùng cần thiết.

 

 

Đuối nước là tình trạng ngạt cơ học, hậu quả của việc phổi không thể trao đổi khí làm cho các tế bào trong cơ thể thiếu oxy nuôi dưỡng, cuối cùng là ngừng tim và chết não. Thời gian tử vong khi ngạt nước ngọt khoảng 4 – 5 phút, nước mặn là khoảng 8 – 12 phút. Nếu cấp cứu xử trí kịp thời sẽ giành cơ hội sống cho người bị nạn.

Các trường hợp đuối nước:

– Rơi từ trên cao xuống, bụng đập xuống mặt nước kích thích phản xạ thần kinh phế vị làm ngừng tim đột ngột. Hoặc sau khi ăn no, xuống nước lạnh đột ngột cũng có thể gây ngất.

– Ngã xuống nước, người không biết bơi ban đầu vật lộn quẫy đạp chân tay một vài phút sau đó đuối sức chìm dần.

– Lặn sâu quá mức rồi ngạt

– Đuối sức do bơi quá mệt rồi ngất đi.

Cách xử trí đuối nước:

– Tìm cách đưa người bị nạn lên nơi khô ráo. Gọi người hỗ trợ càng sớm càng tốt. Đứng thật vững, đưa cho người bị nạn một cây gậy hoặc sợi dây để kéo họ vào gần bờ. Nếu người bị nạn đuối sức, bất tỉnh và bạn là người bơi thạo, đã qua lớp huấn luyện cứu người đuối nước: Phải cấp cứu ngay ở dưới nước: nắm tóc nạn nhân để nhô đầu lên khỏi mặt nước, tát 2 – 3 cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản ứng hồi tỉnh và thở lại, quàng tay qua nách lôi vào bờ. Nếu lôi được nạn nhân lên thuyền thì phải tiến hành hô hấp miệng – miệng, nếu ngừng tim thì phải đấm mạnh vào vùng trước tim 5 – 6 cái. Khi bạn không biết bơi hoặc không chắc chắn làm được, hãy gọi cứu hộ.

– Khi đã đưa nạn nhân lên bờ, vấn đề quan trọng vẫn là giải phóng hô hấp đem lại oxy cho nạn nhân. Để nạn nhân nằm ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch mũi, họng, miệng rồi tiến hành hô hấp miệng – miệng. Nếu có ngừng tim (không có mạch bẹn) phải bóp tim ngoài lồng ngực. Cần tiến hành hô hấp miệng – miệng và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi kíp cấp cứu đến hoặc cho đến khi tim đập lại và hoạt động hô hấp trở lại. Động tác dốc ngược “nạn nhân”: chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, không nên thực hiện ở người lớn và kéo dài quá 01 phút ở trẻ em.

– Ủ ấm cho nạn nhân vì rơi xuống nước sẽ bị hạ thân nhiệt và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe đến khi ổn định

Sau khi đã thở lại và tim đập trở lại, nạn nhân còn bị đe dọa bởi nhiều biến chứng như giảm thân nhiệt, hôn mê, phù phổi cấp, trụy mạch nên phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để theo dõi.

Đoàn Nhung (Phòng Hậu Cần)