web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

An toàn PCCC đối với khu công nghiệp, khu chế xuất

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010′ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022′ – 106054′ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với tổng diện tích hơn 2.095 km2. Trong đó, có 17 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) với tổng diện tích hơn 5000 ha.

Các khu công nghiệp và khu chế xuất này thường có khối lượng lớn nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị máy móc hoạt động phục vụ sản xuất và là nơi tập trung các cơ sở sản xuất  kinh doanh với các mặt hàng dễ cháy, nổ như: gia công điện tử, giấy, cơ sở dệt may, cơ sở sản xuất bao bì, nhựa, cơ sở hóa chất, cơ sở sản xuất gia công chế biến gỗ…Mặt khác, trong quá trình sản xuất phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị, trong đó có sử dụng nhiều công nghệ gia nhiệt hoặc làm xuất hiện nhiều loại nguồn nhiệt có thể gây cháy. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phần lớn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, cũ, chất lượng kém, thậm chí có loại đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn tân trang sửa chữa lại để sử dụng nên không bảo đảm an toàn trong quá trình hoạt động.

 

Đại tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các cơ sở trọng điểm

 

Qua công tác kiểm tra an toàn PCCC định kỳ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh cho thấy, phần lớn chủ đầu tư các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố quan tâm thực hiện tốt công tác PCCC theo quy định của pháp luật. Một số khu công nghiệp và khu chế xuất đã thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội PCCC KCN, KCX (đây là Đội PCCC chuyên ngành theo quy định của pháp luật); đã lắp đặt và thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống giao thông, hệ thống trụ nước chữa cháy của KCN. Bên cạnh đó, vẫn còn một số chủ đầu tư khu công nghiệp và khu chế xuất chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm PCCC theo quy định của pháp luật như chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC hạ tầng giao thông, cấp nước chữa cháy; việc thành lập Đội PCCC chuyên ngành chưa bảo đảm yêu cầu theo quy định; chưa trang bị đầy đủ phương tiện PCCC; một số trụ nước chữa cháy tại các Khu công nghiệp bị hỏng, không bảo đảm cho việc cung cấp nước chữa cháy…

Điều 21 – Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định công tác Phòng cháy và chữa cháy đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao:

  1. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.
  2. Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

– Để cụ thể hóa hơn nữa các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình quy hoạch, dự án xây mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, ngày 24/11/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy”. Trong đó tại Điều 10 của Nghị định đã quy định:

Khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch phải bảo đảm các nội dung sau:

  1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm đến tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
  2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
  3. Phải có nguồn nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
  4. Bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
  5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC.

– Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC tại các khu công nghiệp rất quan trọng:

– Do đặc thù, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lực lượng PCCC cơ sở chủ yếu là lực lượng công nhân có trình độ nhận thức về công tác PCCC chưa cao, chưa xem trọng. Do vậy khi tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp cần tập trung tuyên truyền sao cho đúng đối tượng, hướng dẫn một cách dễ hiểu, thao tác đơn giản. Quá trình tuyên truyền, hướng dẫn cần cho lực lượng PCCC cơ sở đâu là những chỗ có nguy cơ cháy nổ cao tại cơ sở để từ đó hướng dẫn lực lượng PCCC cơ sở có những biện pháp đảm bảo an toàn; Quy trình xử lý khi có cháy, nổ xảy ra và phân tích rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ của lực lượng PCCC cơ sở trong công tác PCCC. Ban quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp Thành phố  phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác PCCC trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về PCCC. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; Phối hợp Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện việc kiểm tra theo chế độ quy định; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Huấn luyện nghiệp vụ cho các đội chữa cháy chuyên trách, tập huấn cho các cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo tốt công tác PCCC trong phạm vi quản lý vừa tham gia phối hợp các cơ sở lân cận để chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở trong việc tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; Duy trì các điều kiện về Phòng cháy, chữa cháy của hạ tầng cơ sở khu công nghiệp theo thiết kế được phê duyệt.

– Song song với công tác hướng dẫn, kiểm tra, tuyên truyền PCCC thì công tác thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các doanh nghiệp cũng cần thực hiện thường xuyên ít nhất mỗi năm 1 lần và phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Trên thực tế còn một số công ty, doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng vào công tác này, còn hời hợt, đối phó, chưa nghiêm túc vì chưa nắm được tính quan trọng của các cuộc thực tập này. Mỗi cuộc thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một tình huống giả định khi có sự cố cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ cho mỗi cán bộ, công nhân viên biết được cách xử lý, thoát nạn, cứu người bị nạn, cứu hàng hóa …

– Một trong những nguyên tắc cơ bản và hết sức quan trọng trong công tác PCCC là thực hiện phương châm 4 tại chỗ gồm: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Đối với những KCN, chủ đầu tư KCN cần làm tốt công tác PCCC theo Điều 5, 10 Chương 2; Điều 19, 20, 31 Chương 3 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP, quan tâm thành lập và duy trì các điều kiện an toàn PCCC thì hạn chế số vụ cháy xảy ra, nếu xảy ra cháy thì cũng kịp thời xử lý, chữa cháy ngay từ giai đoạn ban đầu, không gây thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh vai trò quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH các cấp thì vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư các KCN trong việc bảo đảm các quy định, điều kiện về an toàn PCCC tại cơ sở cần được quan tâm hàng đầu.

Từ sự phân tích trách nhiệm, thực trạng như trên, để đảm bảo an toàn PCCC đối với KCN, KCX cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH:

Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, hướng dẫn tự kiểm tra an toàn PCCC, hướng dẫn trách nhiệm trong hoạt động tổ chức tuyên truyền, phố biến kiến pháp luật cho người đứng đầu cơ sở, lực lượng PCCC cơ sở.

Tăng cường tập huấn, huấn luyện nội dung phương pháp, kỹ năng tuyên truyền cũng như các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC.

Thứ hai, đối với Ban Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất:

Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các cơ sở tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn PCCC, xây dựng phong trào toàn dân PCCC tại Khu công nghiệp và khu chế xuất.

Tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC của Khu công nghiệp và khu chế xuất; phối hợp với các đơn vị chức năng và các cơ sở tổ chức hội thi, hội thao nghiệp vụ PCCC, tìm hiểu kiến thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ về PCCC.

Thứ ba, đối với người đứng đầu cơ sở:

Người đứng đầu cơ sở phải nhận thức, nâng cao trách nhiệm PCCC đối với cơ sở, kiện toàn tổ chức, biên chế của Đội PCCC cơ sở theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tuyên tuyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC.

Tạo các điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc tuyên truyền, bảo trì bảo dưỡng phương tiện PCCC tại cơ sở.

Thứ tư, đối với lực lượng PCCC cơ sở:

Chủ động tham mưu, đề xuất người đứng đầu cơ sở xây dựng kế hoạch, đảm bảo các điều kiện về về thời gian, kinh phí cho việc tuyên truyền, bảo trì bảo dưỡng phương tiện PCCC tại cơ sở.

Thực hiện nghiêm túc chế độ huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC, trau dồi phương pháp, kỹ năng tuyên truyền về PCCC cho đội viên Đội PCCC cơ sở.

Tổ chức cho các bộ phận ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ chữa cháy, tìm hiểu kiến thức PCCC.

Theo Đình Vinh (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP. Hồ Chí Minh)