web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng

Ngày 15/4/2021 tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng và một số giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2021 – 2025. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Thiếu tướng Lê Quốc Hùng – Thứ trưởng Bộ Công an. Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội. Điểm cầu của 63 Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sự tham dự của đại diện Ban Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch kiến trúc và Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế – công nghiệp.

 

Thiếu tướng Lê Quốc Hùng – Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị.

 

Theo báo cáo, trong 03 năm gần đây (2018 – 2020), cả nước đã xảy ra 10.930 vụ cháy, làm chết 235 người, bị thương 508 người, gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 4.911,3 tỷ đồng và khoảng 30.901,9ha rừng. Trong đó, xảy ra 118 vụ cháy lớn, làm chết 30 người, bị thương 72 người, gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 4.036,1 tỷ đồng và 193 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, làm chết 205 người, bị thương 436 người. Số vụ cháy lớn chiếm 1,08% tổng số vụ cháy xảy ra trên cả nước trong 3 năm gần đây.

 

Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh – Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH phát biểu khai mạc Hội nghị.

 

So với cùng kỳ 03 năm trước (2015 – 2017), số vụ cháy lớn tăng 26 vụ (tăng 28,2%); thiệt hại về người giảm 02 người chết và 01 bị thương; thiệt hại về tài sản tăng 151,9 tỷ đồng (tăng 3,9%). Số người chết do cháy lớn gây ra chiếm 12,7% (30/235 người), số người bị thương chiếm 14,17% (72/508 người), thiệt hại về tài sản chiếm đến 82,18% trên tổng thiệt hại do cháy gây ra.

 

Địa bàn xảy ra cháy lớn tại 34/63 tỉnh, thành phố và tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu dân cư tập trung như: cháy lớn tại các khu công nghiệp chiếm 44%; cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm xen kẽ trong các khu dân cư chiếm 25,4%; cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 25,4% chủ yếu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ, Indonesia…

Với vai trò nòng cốt, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã phối hợp chặt chẽ các đơn vị có liên quan chủ động nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an báo cáo, đề xuất lãnh đạo Đảng, Nhà nước ban hành: Nghị quyết và thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020; Kế hoạch số 247/KH-BCA-C07 ngày 12/6/2020; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Đồng thời ban hành 10 Thông tư hướng dẫn kèm theo ngay sau khi Nghị định 136/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đáp ứng yêu cầu cấp thiết đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn.

Qua việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, việc rà soát, nghiên cứu xây dựng, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC cơ bản đã được hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ và đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới. Nhiều Bộ, ngành đã nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; một số Bộ, ngành chủ động phối hợp Bộ Công an, tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành nhằm tăng cường phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về PCCC góp phần gắn kết chặt chẽ hơn, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tham gia phối hợp xử lý có hiệu quả nhiều vụ cháy lớn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy lớn gây ra.

 

Tại các địa phương, Công an các địa phương đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy và HĐND, UBND tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả chính sách, pháp luật về PCCC tại địa phương mình. Đến nay, HĐND của 08 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc) đã ban hành và triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực… Nhiều địa phương lực lượng Công an đã tham mưu cho UBND cấp tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo mở rộng cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; đầu tư trang bị phương tiện, giải quyết chế độ cho đội viên đội dân phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Tình trạng thiếu nước chữa cháy đã từng bước được khắc phục.

Tại Hội nghị, một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… cũng đã tham gia tham luận nêu lên thực trạng tình hình cháy, nổ tại địa phương, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp tháo gỡ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng – Thứ trưởng Bộ Công an đã nhất trí với các ý kiến tham luận đã nêu trong Hội nghị. Đồng chí đã đánh giá cao các kết quả đã đạt được trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn cháy lớn của lực lượng trong thời gian qua. Thiếu tướng Lê Quốc Hùng đã biểu dương tinh thần nghiêm túc, cầu thị của các địa phương khi đã phân tích và chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong công tác ngăn chặn cháy lớn. Trong thời gian tới, để công tác PCCC&CNCH đạt được những mục tiêu đã đề ra, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đề nghị Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an các đơn vị địa phương cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, đó là: đối chiếu, rà soát các vướng mắc còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời; Công an các tỉnh, địa phương cần tổ chức các hội nghị chuyên đề đưa ra các giải pháp khắc phục để hạn chế tình hình cháy, nổ lớn trên địa bàn, sau các vụ cháy lớn cần họp rút kinh nghiệm để xem trách nhiệm của các bên liên quan, kiên quyết xử lý khi có sai phạm; Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cần tham mưu cho lãnh đạo Bộ xử lý triệt để các vi phạm về an toàn PCCC hiện nay. Bên cạnh đó, đồng chí Lê Quốc Hùng cho rằng, công tác tuyên truyền tại các địa phương còn tồn tại một số hạn chế, về nội dung, thời lượng chưa đạt yêu cầu, do đó cần sự quan tâm của chính quyền địa phương; Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, các địa phương cũng cần tham mưu cho cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH; bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ PCCC&CNCH cho Chủ tịch UBND cấp xã và lực lượng Công an xã. Đồng thời, thông qua hội nghị này chính thức phát động đợt cao điểm PCCC&CNCH về tận xã, lấy cấp xã làm đối tượng chính (từ 15/4 – 15/10/2021); Công an các địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ huy động liên vùng, liên địa phương, liên tuyến, có sự tham gia của nhiều lực lượng; đẩy mạnh các công tác nghiệp vụ chuyên ngành của lực lượng Cảnh sát PCCC; áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong phòng ngừa, cảnh báo sớm….

Hoàng Việt