web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bột mỳ phát nổ – ẩn họa khó lường

Vào năm 1977 ở Mỹ đã xảy ra vụ nổ ở một kho lương thực, cột lửa cao đến 30m. Hậu quả sau vụ nổ là 36 người chết, 09 người bị thương, 48 nhà kho, một tháp chuyển, văn phòng đều bị phá hủy. Thủ phạm của đám cháy được xác định là do… bột mì.Ngoài ra, vào năm 2007 tại một phân xưởng sản xuất bột mì ở tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ nổ lớn khiến 5 công nhận bị bỏng nặng. Nguyên nhân xảy ra vụ nổ được cho rằng: khi các công nhân hàn, bảo trì lại bể chứa bột mì làm tia lửa phát ra, gặp áp suất lớn trong nồi và những hạt bụi của bột mì nên đã gây cháy. Đây là hiện tượng nổ bụi.

 

 

Một vụ nổ khủng khiếp từng xảy ra tại công viên ở Đài Loan. Cụ thể là một loại bột màu tạo hiệu ứng sân khấu được phun vào đám đông khi họ đang nhảy nhót trong tiếng nhạc rất lớn. Đám mây bụi đột nhiên bốc cháy và phát nổ ngay lúc đó khiến cho 10 người chết và 500 bị thương.

Chắc chắn có nhiều người đang nghĩ, chất bột màu sân khấu này là gì mà có thể gây nổ, nguy hiểm tới như vậy. Câu trả lời được đưa ra: thành phần chính của bột ngô, bột mì chính là tinh bột. Mà tinh bột do ba nguyên tố carbon, hydro, oxy tạo thành. Trong đó, carbon và hydro có thể cháy được. Hơn nữa, tốc độ của các phản ứng hoá học càng nhanh khi kích thước của các hạt vật chất tham gia phản ứng càng nhỏ. Việc nghiền mịn bột ngô hay bột mì đã vô tình biến chúng thành ‘thuốc nổ’ bùng phát khi có điều kiện kích thích.Nếu chẳng may phun bột ngô, bột mì vào nguồn lửa hoặc nơi có nền nhiệt cao thì chúng sẽ ngay lập tức phát nổ.

Sự việc diễn ra ở ngoài biên giới nhưng đừng tưởng nó là xa xôi. Nếubạn liên tưởng tới những thói quen bếp núc trong gia đình mình, sẽ thấy nó nguy hiểm đến mức nào. Nhiều người vô tư đổ bột mì, bột ngô ra một chiếc đĩa ngay cạnh bếp gas để chuẩn bị làm các món như bánh mì, thịt gà hoặc cá chiên. Nếu chẳng may bụi bột mì bay lên dày đặc và ngay lúc đó bị bắt vào tia lửa của bếp gas thì nguy hiểm vô cùng.

Bột mì cũng giống như một loại thuốc nổ đen. Thành phần trong bột mì gồm có muối vô cơ, protein và nhiều nhất là tinh bột. Tinh bột do 3 yếu tố carbon, hydro, ôxy tạo thành mà carbon và hydro lại có thể cháy được.

Khi các hạt bụi bay lơ lửng trên không khí, đến mật độ nhất định mà gặp tia lửa điện hoặc nguồn lửa sẽ phát nổ nhanh chóng như xăng. Nổ bụi có tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm.

Nếu bụi bột mì gặp lửa thì ngay lập tức ngọn lửa sẽ bốc lên. Khi thay thế bột mì bằng bột ngô hay bột cà phê thì chúng cũng cho ra một kết quả mà thôi.Chính vì vậy, khi nấu nướng, mọi người nên chú ý không để bất kì bột mì hay bột ngô gần bếp nóng, những nơi có nguồn nhiệt cao. Trong quá trình làm nên cũng nên điểm có hướng gió hoặc quạt để bụi không bị bay lên không khí.

Trong một cuộc thí nghiệm, các điều tra viên đã rắc bột mì trong căn phòng rất kín. Sau đó bật quạt để thổi tung bột mì lên rồi bật tia lửa điện tử điều khiển từ xa. Cuối cùng, căn phòng bị nổ tung chỉ trong chớp mắt. Thí nghiệm này có thể chứng minh rằng: Nếu trong không khí có một nồng độ bột ở mức nhất định, khi gặp tia lửa có thể phát nổ bất cứ khi nào.Với các gia đình sống trong chung cư hoặc ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, phòng bếp quá bí, không có cửa thông thoáng nên đặc biệt lưu ý điều này khi nấu nướng.

Không chỉ có bột mì, bột ngô hay bột cà phê là dễ cháy, thuốc xịt côn trùng cũng được nằm trong danh sách ‘thuốc nổ’ nguy hiểm. Thuốc xịt côn trùng, thuốc trừ sâu đều có dung môi rất dễ bay hơi và cháy. Chỉ cần 1 tia lửa nhỏ trong không khí chứa oxy, khi gặp 2 loại thuốc này sẽ ngay lập tức gây cháy nổ.

Một ví dụ được đưa ra để nhắc nhở mỗi người là: có một bà nội trợ đang nấu ăn nhìn thấy con gián ở bồn rửa. Cô lấy thuốc xịt côn trùng để xịt vào nó. Con gián chạy đến bếp gas và cô cũng vô thức cầm ngay chai thuốc xịt vào phía bếp gas khi lửa đang cháy. Kết quả là cả căn nhà và cô đều bị lửa nhấn chìm. Cô bị bỏng toàn thân và tử vong ngay sau đó.

Các vụ nổ bụi này cũng giống như nổ xăng (hơi xăng trong không khí đến một nồng độ nhất định mà gặp lửa sẽ phát nổ). Thế nhưng, cần lưu ý rằng: không phải mọi “đám mây bụi” đều phát nổ, độ dày đặc của chúng phải nằm trong một ngưỡng nhất định. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn mức này sẽ không gây nổ./.

Phương Nhung