web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nhà ở kết hợp kinh doanh – “Phòng” nhiều nhưng vẫn… cháy

Nhà ở kết hợp kinh doanh, đặc biệt là dạng nhà ống luôn tiềm ẩn hiểm họa khôn lường khi có cháy xảy ra. Người dân ở TP Hồ Chí Minh hầu hết đang sinh sống trong những ngôi nhà kiểu như vậy. Lời cảnh báo về an toàn PCCC chỉ được người dân chú ý khi xảy ra cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhà ở kết hợp kinh doanh thường có kết cầu là dạng nhà ống, tức là nhà chỉ có 1 lối thoát duy nhất là cửa chính ở dưới trệt, mà lại thường là cửa cuốn, 3 phía còn lại đều tiếp giáp với các nhà dân xung quanh, không có lối thoát. Đồng thời công năng sử dụng thường là kinh doanh dưới tầng trệt, kết hợp bếp nấu hoặc nơi để xe máy…là những điều kiện rất thuận lợi cho nguy cơ cháy, nổ thường trực sẵn sàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đã có rất nhiều vụ cháy từ xe máy ở tầng trệt, từ bếp tầng trệt cháy lan cháy lớn gây chết người ở các tầng trên (vụ 6 người chết ở Phường Cát Lái, TP Thủ Đức ngày 30/3; vụ 07 người chết ở đường Nguyễn Trãi, Quận 5…Tầng trệt là nơi kinh doanh, với điều kiện đô thị chật hẹp, người dân thường tận dụng tối đa diện tích mặt bằng để kinh doanh nhiều mặt hàng với khối lượng lớn, chất cao, treo sát đến trần, mái nhà, thậm chí nhiều nhà còn tàng trữ, tồn chứa cả xăng dầu, hóa chất dễ cháy trong nhà… cùng với hệ thống điện chiếu sáng câu mắc chằng chịt, không đúng quy định… là những nguy cơ hiểm họa khôn lường dẫn đến cháy, nổ bất cứ lúc nào…

Ở các tầng trên thường là nơi ngủ, sinh hoạt, thậm chí nhiều nhà còn tận dụng các tầng áp mái, tầng sân thượng để làm kho chứa hàng hóa, do đó đã làm “chuồng cọp”, rào chắn toàn bộ bên trên, không có lối thoát lên sân thượng hoặc không có lối thoát sang nhà bên cạnh khi có cháy ở bên dưới mà phải chạy lên trên, do đó chạy xuống dưới cũng chết cháy, chạy lên trên cũng chết ngạt vì khói! Một đặc điểm nữa là nhà ở kết hợp thường có mặt tiền bị che kín bởi các bảng quảng cáo, trên đó có hệ thống điện chằng chịt câu mắc không đúng quy định, mặt khác lại được sử dụng thường xuyên, với công suất lớn, lại bị tác động thường xuyên của nhiệt độ cao, của mưa gió… nên rất dễ gây quá tải, chập điện gây cháy, cháy lan vào nhà, cháy lan cả dãy phố, bên trong nhà không thoát ra được…

Thiệt hại để lại

Nguy hiểm về cháy nổ ở loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh tựu chung ở những nguyên nhân cơ bản: xây dựng bằng vật liệu dễ cháy, chứa nhiều hàng hóa dễ cháy nổ và hệ thống điện không đảm bảo an toàn PCCC. Quá trình sản xuất, kinh doanh không hoặc chưa đăng ký kinh doanh nhưng đã đi vào hoạt động, ngành nghề kinh doanh liên quan đến các loại hóa chất nguy hiểm về cháy nổ nhưng bất cẩn, không đảm bảo an toàn. Vụ cháy làm 8 người chết vào lúc 17h ngày 7/5trong hẻm 47, đường Lạc Long Quân, phường 1, Quận 11 là một minh chứng cụ thể nhất.

 

Vụ cháy nhà ở Phường 1, Quận 11

 

Hiện trường vụ cháy là căn nhà 1 trệt, 2 lầu, có tổng diện tích là 126m2 nằm trong hẻm sâu. Đây là cơ sở sản xuất keo sáp, đèn cầy. Nhà có 1 cửa trước cũng là cửa thoát hiểm, 1 cửa bên hông nhưng bị khóa chặt nên khi sự cố cháy xảy ra,dù người dân phát hiện và huy động hàng chục bình chữa cháy mini nhưng do lửa bùng phát mạnh, khói đen bao trùm cả căn nhà nên mọi người không thể thoát ra ngoài, dẫn đến tử vong do ngạt khói.

Thông qua ứng dụng Help 114, người dân truyền hình ảnh trực tuyến tại hiện trường vụ cháy và gửi hình ảnh cũng như vị trí điểm cháy về cho Trung tâm thông tin chỉ huy 114, nhờ vậy Công an Thành phố đã điều động lực lượng phương tiện đến ngay hiện trường, nhưng do địa điểm xảy ra cháy nằm trong hẻm nhỏ (rộng chỉ hơn 1m) và hẻm cụt, xe máy lại dựng dọc hai bên, trước và trong nhà chất nhiều thùng phi đựng hóa chất, nên việc tiếp cận hiện trường chữa cháy và cứu người gặp rất nhiều khó khăn.

Là người trực tiếp chỉ huy công tác chữa cháy tại hiện trường, Thượng tá Đỗ Văn Kháng – Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ – cứu nạn, Công an TP Hồ chí Minh đã chỉ đạo triển khai đội hình, chiến thuật chữa cháy phù hợp, các mũi tấn công tiếp cận hiện trường, phun nước tổng thể để làm mát và chữa cháy. Sau 07 phút kể từ khi tiếp cận hiện trường, đám cháy đã được khống chế. Tuy nhiên, không thể cứu được 08 nạn nhân do họ đã tử vong trước khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến ứng cứu do bị ngạt khói.

Đâu là nguyên nhân

Nói về nguyên nhân vụ cháy Thượng tá Đỗ Văn Kháng cho biết: nhận định ban đầu là do công nhân trong quá trình khiêng thùng xi đánh bóng gạch vừa nấu xong, vô ý làm đổ xuống sàn nhà, chảy lan ra bếp lửa đang nấu sáp đèn cầy nên gây cháy và tạo ra tiếng nổ lớn là do các thùng hóa chất dưới sức nóng của lửa, nhiệt độ tăng cao, giãn nở bung nắpthùng. Quá trình chữa cháy nếu chúng tôi không đưa ra chiến thuật phù hợp và chữa cháy hiệu quả thì sẽ dẫn đến cháy toàn bộ khu vực, gây ra chấn động dẫn đến sụp đổ công trình và cháy lan ra khu dân cư.

 

Trung tá Đào Quốc Trung – Tổ Trưởng tổ cứu nạn, cứu hộ

– Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh

 

Trung tá Đào Quốc Trung – Tổ Trưởng Cứu nạn – cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh là trinh sát trực tiếp tìm kiếm và cứu người bị nạn trong các vụ cháy chia sẽ: Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh lại nằm trong khu dân cư thường gây thiệt hại lớn về người và tài sản, gây khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của chúng tôi. Điển hình như vụ cháy xảy ra trong hẻm 47, đường Lạc Long Quân, phường 1, Quận 11, thời gian cháy lâu, nhà lại chật hẹp nên khói khí độc quyện chặt, nung nóng kết cấu công trình, dẫn đến khả năng sập đổ rất là cao. Nhà chỉ có 1 cửa chính vừa là cửa thoát nạn, xe máy và vật dụng để ngổn ngang chắn lối thoát nạn, nên khi sự cố cháy xảy ra thì không còn đường thoát.

Trong năm 2020, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 269 vụ cháy làm chết 11 người, bị thương 22 người, chủ yếu tập trung loại hình nhà ở đơn lẻ, (chiếm 103/269 vụ, tỷ lệ 38,3%). Riêng năm 2021, từ tháng 3 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã xảy ra nhiều vụ cháy, khiến 17 người thiệt mạng. Qua số liệu thống kê nêu trên có thể thấy tình hình cháy, nổ ở nhà ở, hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh chiếm tỷ lệ cao, và một khi xảy ra cháy thường gây thiệt hại về người hết sức nghiêm trọng. Để lại nỗi đau cho gia đình và gánh nặng cho xã hội.

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH CATP Hồ Chí Minh dự báo, tình hình cháy nổ ở lĩnh vực nhà ở kết hợp kinh doanh sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới, nhất là ở những vào tháng cuối năm 2021 – khi tốc độ sản xuất, kinh doanh được đẩy nhanh. Lý giải điều này, Thượng tá Đỗ Văn Kháng – Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ – cứu nạn, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, bên cạnh ý thức chấp hành các quy định PCCC của một bộ phận người dân, chủ cơ sở còn kém, việc cháy nổ ở lĩnh vực nhà ở kết hợp kinh doanh diễn biến phức tạp còn có nhiều nguyên nhân khác. Mặc khác, dù việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh trên về công tác PCCC đã được phân cấp về đến cấp xã, cụ thể đối với các cơ sở thuộc Phụ lục IV của Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã, phường quản lý, tuy nhiên đến thời điểm hiện tạiUBND cấp xã, phường vẫn còn lúng túng, chưa điều tra cơ bản đối với các cơ sở trên và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình.

“Nếu các hạn chế, tồn tại trên không được khắc phục và các giải pháp không cụ thể, không có tính khả thi cao, tôi lo rằng những vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng ở lĩnh vực nhà ở kết hợp kinh doanh sẽ tiếp tục”, Thượng tá Đỗ Văn Kháng

Cần có quy định quản lý cụ thể

Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh đã tham mưu UBND Thành phố dự thảo Quy định các điều kiện an toàn PCCC cụ thể đối với loại hình nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong khi chờ đợi sự phê duyệt của UBND Thành phố, Cảnh sát PCCC&CNCH Thành phố kiến nghị các cấp các ngành, UBND cấp quận, huyện, và nhất là UBND cấp xã đã được phân cấp quản lý tại Phụ lục IV của Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ cần thực hiện hết trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực PCCC để nâng cao tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân thiếu ý thức, cố tình vi phạm; đồng thời, nâng cao năng lực giám sát, quản lý đối với nhà ở kết hợp kinh doanh về PCCC, kịp thời điều chỉnh, khắc phục các tồn tại, vi phạm. Ngành điện lực Thành phố cần quan tâm, phối hợp với chính quyền, ngành phòng cháy để xử lý, ngăn chặn triệt để các vi phạm PCCC trong sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt để chủ động phòng chống cháy nổ, mọi người dân, nhất là chủ các hộ gia đình, hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh cần cài đặt ngay ứng dụng Help 114 trên điện thoại để báo ngay sự cố cháy nổ cho Tổng đài 114, để lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có thể đến ứng cứu kịp thời nhanh chóng hơn, giúp giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, tai nạn sự cố xảy ra.

 

Giao diện ứng dụng Help 114

 

Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
  2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.
  3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.
  4. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon. Không bố trí hệ thống điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
  5. Khi sử dụng bàn ủi (bàn là), bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
  6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
  7. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun nấu bếp dầu. Khi đun nấu phải có người trông coi.
  8. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
  9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải đảm bảo thoát nạn thuận lợi khi cần thiết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
  10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn đảm bảo chống trộm.
  11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
  12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.
  13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
  14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc qua ứng dụng “Help 114”, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.
  15. Trao đổi trong gia đình để mọi người đều biết các biện pháp PCCC nêu trên.

Theo Phòng cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh