web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Đảm bảo an toàn PCCC tại hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh

Từ cuối tháng 3/2021 đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã liên tục xảy ra bốn vụ cháy tại khu dân cư khiến 21 người thiệt mạng. Những thiệt hại lớn về người trong các vụ cháy cho thấy nguy cơ cháy, nổ và những hiểm họa khôn lường tại các khu dân cư, với những nhà ống liền kề, san sát, kết hợp sản xuất kinh doanh hay nằm sâu trong ngõ hẻm.

 

 

Hiện nay tại các thành phố lớn của nước ta, hình thức các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong hộ gia đình rất phổ biến, tọa lạc tại các tuyến phố, mặt phố lớn. Trong khi đó, các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng hóa dễ cháy, nổ như: hàng tạp hóa, bình chứa khí gas, quần áo, sản phẩm nghề thủ công… cũng như người dân sử dụng tận dụng tối đa không gian của căn nhà để kinh doanh điều này tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy, nổ. Điển hình như vụ cháy nghiêm trọng xảy ra khoảng 1 giờ sáng ngày 30/3/2021 tại căn nhà địa chỉ số 899, Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Ngọn lửa bùng phát mạnh nhanh chóng bao trùm căn nhà cấp 4. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng tới hiện trường dập tắt đám cháy. Vụ cháy khiến 06 người trong một gia đình thiệt mạng, một người bị thương được đưa đi cấp cứu. Hoặc vụ cháy khoảng 0 giờ 25 phút, ngày 04/4/2021, tại số nhà 311 phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội khiến 04 người tử vong. Ngôi nhà bị cháy được gia đình sử dụng để kinh doanh đồ sơ sinh cho trẻ em. Các mặt hàng bày bán được xếp trên các kệ tủ hàng đặt ở tầng 1. Các tầng 2, tầng 3 và tầng tum dùng làm nơi chứa hàng hóa kinh doanh và sinh hoạt của gia đình. Hay vụ cháy xảy ra lúc 17giờ chiều ngày 7/5/2021, một đám cháy lớn  tại hẻm 47 đường Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Căn nhà bốc cháy dữ dội, ngọn lửa đỏ rực cuồn cuộn, cột khói bốc cao hàng chục mét khiến 08 người đã tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết tại các đô thị lớn rất đông dân cư, nhà cửa san sát và có nhiều kiểu nhà ống, nhà liền kề mặt phố kết hợp sản xuất, kinh doanh hay nhà nằm trong hẻm nhỏ, ngõ sâu, ngóc ngách gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy mỗi khi xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, phần lớn công trình nhà ở kết hợp kinh doanh đều là có diện tích dài, nhỏ, hẹp, hàng hóa để lấn lối đi, các hộ gia đình chưa chú ý mở cửa thoát nạn, lối thoát nạn dự phòng. Nhiều hộ đã dựng những tấm biển quảng cáo lớn chắn toàn bộ mặt tiền ngôi nhà, làm thêm lồng sắt giúp tăng diện tích, để trồng cây cảnh, hoa, chống trộm cắp nhưng lại không mở cửa thoát hiểm. Thêm nữa bất cập chung đối với nhà ở, nhà ở kết hợp kinh doanh là với hệ thống điện đã cũ nhưng lại thường xuyên mua sắm thêm những thiết bị điện có công suất lớn như điều hòa, bình nóng lạnh, lò nướng, máy sưởi… hoặc tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, tự ý đấu nối dây dẫn, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện, đường dây dẫn điện không được kiểm tra, thay thế kịp thời, không ngắt điện bàn là, tủ lạnh, máy vi tính… dễ gây quá tải cho hệ thống điện, gây ra sự cố chập điện, cháy, nổ.

Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP về phòng cháy chữa cháy đã có hiệu lực từ ngày 10/1/2021 (nhằm thay thế cho Nghị định 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ trước đây), trong Nghị định 136 đã quy định rõ yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất kinh doanh. Do đó, các hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện phòng cháy, chữa cháy quy định tại Khoản 1, Điều 17, Luật Phòng cháy và chữa cháy. Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm điều kiện trên cộng với phải có nội quy về phòng cháy chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Bộ Công an; đồng thời phải có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh. Điều kiện này phải được hộ gia đình thực hiện, duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định. Đồng thời, Nghị định 136 cũng phân cấp tối đa việc quản lý cho cấp cơ sở, quy định rõ danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã quản lý để nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

Vì vậy, để tránh và giảm thiểu xuống mức thấp nhất rủi ro về người do cháy tại hộ gia đình, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã khuyến cáo các hộ gia đình cần trang bị kiến thức về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cho mỗi cá nhân để chủ động trong việc phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn. Xuất phát từ thực tế đó, các hộ gia đình hiện nay đang sống và sinh hoạt ở những nhà dạng như thế cần lấy đó làm bài học cảnh tỉnh, phải chủ động trong việc rà soát lại căn hộ của mình đã bảo đảm yêu cầu về phòng cháy chữa cháy hay chưa, đặc biệt là liên quan đến số lối thoát nạn trong căn hộ của mình. Theo nguyên tắc là mỗi một căn hộ phải có ít nhất hai lối thoát nạn để nếu như lối thoát nạn thứ nhất bị lửa khói bao trùm, còn có lối thoát hiểm thứ hai để thoát nạn an toàn. Các hộ gia đình cần phải lưu ý việc sắp xếp hàng hóa cũng như đồ đạc trong căn hộ của mình để không làm cản trở đến lối thoát nạn.

Nước xa không cứu được lửa gần, để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người trong gia đình, trước tiên mỗi người cần chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn. Song song với đó, chính quyền địa phương, các cấp quản lý cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát các yêu cầu về an toàn cháy nổ một cách thực chất, tránh hình thức hay làm cho có.

PV