web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Sự cố nổ lò vi sóng và lời cảnh báo

Đã có nhiều trường hợp lò vi sóng phát nổ, gây tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách và tránh những sai lầm này, chúng ta sẽ sử dụng lò vi sóng an toàn hơn.

Không đặt lò vi sóng đặt gần hay dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị điện tử khác

Công suất hoạt động của lò vi sóng rất lớn, nếu dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị khác như lò nướng, tủ lạnh, bếp điện … nguồn điện trong gia đình sẽ dễ bị quá tải, gây chập mạch, cháy nổ lò vi sóng và các thiết bị điện tử khác và gây nguy hiểm cho người dùng. Ngoài ra cần lưu ý, không đặt lò vi sóng quá gần bếp gas, do 2 thiết bị nhiệt ở cạnh nhau sẽ làm gia tăng nhiệt khi hoạt động, nếu có vật dễ bắt lửa ở gần sẽ gây ra cháy nổ.

Không sử dụng vật đựng thực phẩm bằng kim loại, giấy bạc

Khi dùng các vật đựng thực phẩm bằng chất liệu kim loại hay vật đựng thủy tinh chịu nhiệt, gốm sứ… có trang trí với các hoa văn, họa tiết bằng kim loại để nấu thực phẩm trong lò vi sóng thì khi lò hoạt động sẽ sinh ra các tia lửa điện, gây ra cháy nổ bên trong lò.

Ngoài ra, khi sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng chế biến cũng gây ra hiện tượng tương tự như trên. Không sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm, trường hợp muốn sử dụng giấy bạc an toàn, thì bạn chỉ nên dùng với chức năng nướng, còn với các chức năng nấu, hâm nóng, rã đông thì không được sử dụng.

Không chế biến các thức ăn có vỏ kín trong lò vi sóng

Các thực phẩm có lớp vỏ cứng như: hải sản, nghêu, sò, ốc, hến; thực phẩm có lớp vỏ dày như hạt dẻ, khoai lang, khoai tây; thực phẩm đóng hộp; trứng nguyên vỏ… chế biến trong lò vi sóng thì khi lò hoạt động, các thực phẩm này sẽ bị nổ tung, làm bẩn lò và có nguy cơ gây cháy nổ lò vi sóng. Thế nên, trước khi cho các thực phẩm này vào lò vi sóng, cần khoét lỗ nhỏ hay bỏ vỏ trứng, các loại hải sản, cắt nhỏ, mở nắp thực phẩm đóng hộp, mở hay khoét lỗ lớp bọc thực phẩm thì khi lò hoạt động, thực phẩm của bạn sẽ được nấu chín và không gây cháy nổ.

Không quay, rán thức ăn trong lò vi sóng

Những món quay hay rán yêu cầu cần sử dụng nhiều dầu mỡ, nếu chế biến chúng trong lò vi sóng, khi lò tăng nhiệt, dầu mỡ sẽ bắn ra các phía, rơi vào các bộ phận trong lò và hậu quả là gây cháy nổ, nguy hiểm cho người nội trợ. Vì thế, tuyệt đối không nên chế biến các món quay, rán trong lò vi sóng, nếu lỡ chế biến và có hiện tượng cháy thì không nên mở cửa lò ra ngay mà nên rút phích cắm điện, ngắt kết nối điện, rồi đợi khoảng 30 phút cho dầu nguội rồi mới mở cửa lò. Mở cửa lò sớm dầu mỡ bắn ra sẽ khiến bạn bị phỏng, rất nguy hiểm.

Không sấy khăn, áo quần trong lò vi sóng

Thói quen sấy khăn trong lò vi sóng là vô cùng nguy hiểm, chỉ cần một phút lơ đãng, khăn hoặc áo quần có thể bốc cháy bất cứ lúc nào.

 

Không mở cửa khi lò vi sóng đang hoạt động

Sóng viba tỏa ra khi lò vi sóng đang hoạt động không có lợi cho sức khỏe người dùng, do đó, không nên mở cửa hoặc đóng cửa lò không chặt khi thiết bị đang hoạt động. Thêm vào đó, khi đang nấu chín thức ăn bằng lò vi sóng, mở cửa đột ngột sẽ khiến áp suất trong lò thay đổi đột ngột, khiến thức ăn bắn vào người, gây bỏng rát hoặc tệ hơn là lò vi sóng phát nổ.

 

Không rán thức ăn trong lò vi sóng hoặc nấu thức ăn quá lâu

Dầu sôi ở nhiệt độ khá cao, khoảng 210 độ C, do đó, việc rán thức ăn bằng lò vi sóng có thể gây cháy thức ăn, thậm chí cháy và hỏng lò.

Không bật lò vi sóng khi không có thức ăn bên trong

Nếu bật lò vi sóng khi trong lò không có thức ăn, các tia bức xạ nhiệt sẽ không có nơi hấp thụ chúng, khiến chúng phản xạ qua lại trong lò, gây cháy nổ.

Mẹo dùng lò vi sóng an toàn, tránh cháy nổ:

– Khi muốn sử dụng nắp đậy thức ăn, hãy để hở nắp.

– Luôn đặt một cốc nước trong lò vi sóng, đề phòng trường hợp có người vô tình bật lò vi sóng.

– Nếu lò có hiện tượng cháy, bốc khói, lập tức ngắt điện, rồi gọi kỹ thuật viên đến sửa chữa.

– Tuân thủ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng./.

 

Phương Nhung (Tổng hợp)