web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Phân hiệu Cảnh sát PCCC: Những năm tháng không quên

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho lực lượng Cảnh sát PCCC trước mắt cũng như lâu dài, theo đề nghị của Trường Cảnh sát nhân dân, ngày 20/7/1971, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 1099/QĐ-CA tách Khoa Cảnh sát PCCC (Khoa 56) và thành lập Phân hiệu Cảnh sát PCCC, trực thuộc Trường Cảnh sát nhân dân. Địa điểm của Phân hiệu đặt tại xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Ra đời trong khói lửa chiến tranh, Phân hiệu Cảnh sát PCCC (tiền thân của web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc ngày nay) đã trải qua những năm tháng không quên.

Học viên Trường Cảnh sát nhân dân trong đó có học viên của

Phân hiệu Cảnh sát PCCC chi viện cho chiến trường miền Nam năm 1972.

 

Nhiệm vụ chủ yếu của Phân hiệu khi đó là đào tạo lực lượng Cảnh sát PCCC cho ngành Công an, đồng thời sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh điều động của cấp trên. Tổ chức bộ máy của Phân hiệu Cảnh sát PCCC gồm 3 Ban: Ban Chính trị, Ban Hành chính quản trị, Ban Giáo dục. Lãnh đạo Phân hiệu có 03 đồng chí: đồng chí Lục Văn Giỏi – Phân Hiệu trưởng, đồng chí Nguyễn Thành Lâm và Lê Cừ – Phân Hiệu phó. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên của Phân hiệu có 24 người.

Quán triệt đường lối, phương châm giáo dục của Đảng, yêu cầu công tác xây dựng lực lượng của Ngành, Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã xác định rõ mục tiêu là: đào tạo, huấn luyện cán bộ PCCC có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn chắc, có năng lực công tác và có sức khỏe tốt, luôn trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nêu cao tinh thần đoàn kết, cảnh giác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Để thực hiện mục tiêu nói trên, lãnh đạo Phân hiệu đã thống nhất các yêu cầu chính trong việc xây dựng chương trình là: củng cố lập trường, quan điểm; rèn luyện phẩm chất, đạo đức người Công an cách mạng; bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cơ bản; nâng cao trình độ lý luận, văn hóa, khoa học và khả năng vận dụng vào thực tiễn.

Cùng với việc xác định mục tiêu đào tạo, Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã chủ động xây dựng chương trình, nội dung sát với đối tượng đào tạo và phù hợp với yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Đây là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo.

Trên cơ sở nắm vững mục tiêu, yêu cầu, Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã tổ chức cho giáo viên nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến, kịp thời biên soạn 4 chương trình đào tạo phục vụ giảng dạy và học tập. Chương trình đã được Bộ Công an ký duyệt và ban hành gồm: Chương trình đào tạo bồi dưỡng về phòng cháy; Chương trình đào tạo bồi dưỡng về chữa cháy; Chương trình đào tạo bồi dưỡng về phương tiện, kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; Chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ trung đội, tiểu đội. Các loại chương trình trên tuy còn rất khái quát nhưng phần nào đã thể hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo phù hợp với đối tượng và thực tiễn chiến đấu trong điều kiện đất nước có chiến tranh ác liệt. Đồng thời qua việc xây dựng chương trình, Phân hiệu Cảnh sát PCCC cũng đã bắt đầu đi vào đào tạo lý luận nghiệp vụ chuyên ngành PC, CC.

Cuối tháng 3/1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, địch đối phó lúng túng và bị động. Để đỡ đòn cho Ngụy, đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng không quân mở rộng chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ra miền Bắc với quy mô rộng lớn và ác liệt chưa từng có. Hồi 15 giờ ngày 16/4/1972, nhiều tốp máy bay của đế quốc Mỹ ném bom đánh phá Tổng kho xăng, dầu Đức Giang (Hà Nội). Đây là lần thứ 2 Tổng kho xăng, dầu Đức Giang bị trúng bom và rốc két, bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa và cột khói dày đặc bốc cao, bao trùm trên cả một khu vực rộng lớn. Do vụ cháy quá lớn nên lãnh đạo Bộ Công an đã điều động toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy của Thủ đô và một số đơn vị địa phương như: Hà Tây, Hà Bắc, Hải Hưng. Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã điều động 02 xe và học viên lớp C356 do đồng chí Nguyễn Thành Lâm – Phân Hiệu phó trực tiếp chỉ huy. Cuộc chiến đấu đầy cam go và quyết liệt với “giặc lửa” kéo dài liên tục đến 5 giờ sáng ngày hôm sau mới dập tắt hoàn toàn đám cháy. Để động viên kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích trong trận chiến đấu đó, Bộ Công an, Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân. Phân hiệu Cảnh sát PCCC vinh dự có 04 đồng chí được tặng Bằng khen gồm: Nguyễn Thành Lâm, Vũ Minh Sơn, Nguyễn Văn Mạc, Khổng Văn Bảy.

Tháng 7/1972, Phân hiệu Cảnh sát PCCC được Bộ Công an điều động 2 đồng chí tốt nghiệp Đại học PCCC từ Liên Xô về để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, giáo viên (đồng chí Điền Khánh và đồng chí Đặng Từng). Tháng 10/1972, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện “Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC”. Hội nghị đánh giá những kết quả đã đạt được trên các mặt công tác về xây dựng lực lượng, tuyên truyền toàn dân PCCC và tham gia chiến đấu. Từ thực tiễn đúc kết thành lý luận, Hội nghị đã xác định phương châm công tác PCCC là: “Tích cực phòng ngừa, không để nạn cháy xảy ra, sẵn sàng cứu chữa kịp thời và có hiệu quả”. Biện pháp phòng ngừa và phương châm PCCC do Hội nghị đề ra đã được lãnh đạo Phân hiệu Cảnh sát PCCC tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng thời qua đó nghiên cứu, biên soạn thành tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập cho học viên. Phương châm công tác PCCC do Hội nghị thông qua đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ngày 15/12/1972, Phân hiệu Cảnh sát PCCC tiếp tục chiêu sinh lớp C556 gồm 75 học viên, thời gian học tập 18 tháng. Đây là những cán bộ thuộc Công an các tỉnh, thành phố phía Bắc. Sau khi tốt nghiệp, số học viên này được tăng cường cho các lực lượng chiến đấu ở đơn vị, địa phương.

Trước thái độ ngoan cố và lật lọng của đế quốc Mỹ tại cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, Đảng và Chính phủ ta nhận định: Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc ác liệt hơn, trong đó Thủ đô Hà Nội là mục tiêu trọng điểm. Đúng như dự đoán, từ ngày 18 đến hết ngày 29/12/1972, đế quốc Mỹ huy động máy bay cường kích và máy bay chiến lược B52 đánh phá ác liệt cả ngày và đêm vào Thủ đô Hà Nội. Suốt trong thời gian địch tập trung đánh phá ác liệt vào Thủ đô, toàn thể cán bộ, giáo viên, học viên của Phân hiệu luôn có mặt ở vị trí thường trực chiến đấu 24/24 giờ.

Đêm 26/12/1972, hàng loạt quả bom của đế quốc Mỹ đã ném xuống khu vực Nhà máy Cơ khí số 1- Hà Nội, khu vực Thượng Đình và Trung đoàn Bộ đội Thông tin đóng tại xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Lãnh đạo Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã huy động kịp thời học viên lớp C456 và C556 tham gia chiến đấu, bố trí 02 Tiểu đội cứu người bị sập hầm, cứu người bị thương, đưa nhân dân đi sơ tán, 02 Tiểu đội trực tiếp chữa cháy tại Trung đoàn Thông tin (đóng ở Cống Mọc – Nhân Chính). Trong lúc làm nhiệm vụ chiến đấu có 04 học viên lớp C556 đã anh dũng hy sinh. Tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của các đồng chí học viên Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã được Trường Cảnh sát nhân dân phát động phong trào noi gương học tập. Trong đợt chiến đấu đầy cam go và nguy hiểm này, có nhiều đồng chí lập công xuất sắc, vinh dự được Bộ Công an và Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen.

Chiến công của lực lượng Cảnh sát PCCC trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã cổ vũ, động viên cán bộ, giáo viên, học viên Phân hiệu ra sức khắc phục khó khăn, thi đua “Dạy tốt và học tốt”. Đồng thời, từ thực tế chiến đấu, Phân hiệu cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để bổ sung vào giáo án, bài giảng và những tài liệu tham khảo cho học viên dễ học, dễ vận dụng.

Trước yêu cầu phát triển và mở rộng quy mô đào tạo cán bộ cho toàn lực lượng, bắt đầu từ quý III năm 1972, Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục báo cáo lãnh đạo Bộ Công an và Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội xin cấp đất để xây dựng trường, lớp. Đề xuất của Phân hiệu được chấp thuận, ngày 05/8/1972, Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội ký Quyết định số 1673/UBKTCB cấp đất cho Phân hiệu Cảnh sát PCCC tại xã Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội với tổng diện tích 1,2ha (sau này trường xin thêm 2ha).

Đầu năm 1973, lãnh đạo Phân hiệu đã tập trung chỉ đạo huy động toàn thể cán bộ, giáo viên và học viên vận chuyển nguyên vật liệu tranh, tre, nứa, lá từ bến Chương Dương, sông Hồng về xây dựng cơ sở đào tạo. Với tinh thần lao động khẩn trương, tranh thủ ngày đêm, vừa giảng dạy, học tập vừa xây dựng trường, lớp, được sự giúp đỡ của Bộ Công an và các cơ quan, ban, ngành, chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 1973, Phân hiệu đã hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục công trình gồm: khu làm việc của Ban Giám hiệu (03 dãy nhà cấp 4); khu làm việc của cán bộ, giáo viên (08 dãy nhà cấp 4); khu ký túc xá của học viên (06 dãy nhà cấp 4); có 2 hội trường (một hội trường 150 chỗ ngồi và một hội trường 100 chỗ ngồi); 02 nhà ăn của cán bộ, giáo viên và học viên. Nhìn chung về cơ sở vật chất bước đầu tạm ổn, đáp ứng được phần nào cho công tác giảng dạy, học tập, sinh hoạt, hội họp của cán bộ, giáo viên và học viên.

Để tạo nguồn cán bộ khoa học, kỹ thuật PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, từ năm 1973 – 1978, Bộ Công an đã cử nhiều đoàn cán bộ sang học tập tại Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau khi tốt nghiệp, một số đồng chí được điều động về nhận công tác tại Phân hiệu Cảnh sát PCCC. Đoàn đào tạo trình độ Đại học có 06 đồng chí: Ngô Văn Xiêm, Bùi Quang Sáng, Bùi Trọng Đổng, Phùng Vô Song, Trịnh Xuân Thoan, Nguyễn Văn Đưởng. Đoàn Trung cấp có 07 đồng chí: Vũ Minh Sơn, Khổng Văn Bảy, Phạm Điện Biên, Nguyễn Tiến Trình, Dương Văn Bình, Hoàng Văn Thảo, Đỗ Văn Thắng.

Do bị thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27/01/1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, rút toàn bộ quân đội Mỹ và các nước ra khỏi miền Nam Việt Nam. Trước tình hình cách mạng ở miền Nam phát triển nhanh chóng, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 29 đã nhấn mạnh: “…Tăng cường chi viện cho lực lượng An ninh miền Nam về mọi mặt để giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà…”. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị về công tác chuẩn bị lực lượng chi viện cho An ninh miền Nam, tháng 5/1973, Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã chiêu sinh lớp C656 gồm 45 học viên. Tháng 6/1974 tiếp tục chiêu sinh lớp C756 gồm 57 học viên. Lãnh đạo Phân hiệu xác định đây là nguồn cán bộ để sẵn sàng chi viện cho An ninh miền Nam.

Bước sang năm 1975, cục diện cách mạng miền Nam có những chuyển biến mau lẹ. Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm phải thừa thắng xông lên, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Bộ Công an đã điều động một số cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân chi viện cho An ninh miền Nam. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã huy động người và phương tiện chi viện cho An ninh Sài Gòn – Gia Định. Do yêu cầu nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ, Bộ Công an đã điều động một số cán bộ của Phân hiệu Cảnh sát PCCC vào tham gia tiếp quản các thành phố, thị xã ở miền Nam mới giải phóng, trong đó có 03 đồng chí lãnh đạo của Phân hiệu: đồng chí Lục Văn Giỏi – Phân Hiệu trưởng vào tiếp quản và giữ nhiệm vụ Giám đốc Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đó đồng chí Lục Văn Giỏi được cử phụ trách bộ phận B của Cục Cảnh sát PCCC phía Nam; đồng chí Lê Cừ – Phân Hiệu phó vào Thừa Thiên Huế; đồng chí Nguyễn Văn Chạng vào Quy Nhơn, Bình Định. Trong thời gian này, để kịp thời bổ sung cán bộ, lãnh đạo cho Phân hiệu, Bộ Công an đã có quyết định điều động đồng chí Bùi Danh Ý – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC đến phụ trách Phân hiệu Cảnh sát PCCC.

Trong 05 năm (1971 – 1975), vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, bám sát mục tiêu đào tạo và chương trình kế hoạch của Bộ Công an giao, Phân hiệu cảnh sát PCCC đã đào tạo 03 khóa hệ chính quy gồm 177 học viên; mở 04 khóa bồi dưỡng ngắn hạn gồm 160 học viên. Ngoài ra còn huấn luyện, bồi dưỡng 02 lớp chiến sỹ nghĩa vụ PCCC gồm 250 học viên để chi viện cho lực lượng PCCC miền Nam. Đi đôi với công tác đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, lãnh đạo Phân hiệu đã coi trọng nhiệm vụ biên soạn giáo trình, tài liệu, bài giảng phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Cán bộ, giáo viên đã biên soạn được 12 bộ giáo trình chuyên ngành PCCC, xe và máy bơm chữa cháy, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong điều kiện thời chiến. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng lên một bước. Lãnh đạo Phân hiệu đã chú trọng giảng dạy, huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ thông qua thực tiễn công tác và chiến đấu, tăng cường sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung bài giảng ngày càng phong phú hơn. Qua 05 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ PCCC, Phân hiệu đã phát triển, không chỉ đủ điều kiện để trở thành một nhà trường độc lập trong hoạt động đào tạo lý luận nghiệp vụ PCCC mà còn đủ điều kiện để đảm nhiệm đào tạo cán bộ PCCC có trình độ cao hơn cho lực lượng Công an nhân dân.

Ra đời và trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Bộ Công an, sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành cũng như chính quyền và nhân dân địa phương, Phân hiệu Cảnh sát PCCC không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Từ trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến tranh, lãnh đạo Phân hiệu đã quán triệt phương châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, vừa học tập, vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa xây dựng trường, lớp. Mặc dù trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, tài liệu, giáo trình khó khăn, đơn vị đi sơ tán nhiều nơi, song cán bộ, giáo viên luôn chủ động, sáng tạo, học tập kinh nghiệm, bám sát mục tiêu, chương trình đào tạo, làm tốt công tác dân vận, bảo vệ an toàn khu vực đóng quân. Các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên đã kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng của lực lượng Công an nhân dân, mưu trí, dũng cảm, chiến đấu ngoan cường với “giặc lửa”, bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần viết nên trang sử vẻ vang của lực lượng Cảnh sát PCCC./.

Trịnh Phương Linh

(Theo “web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc 40 năm xây dựng và phát triển (1976 – 2016)”)