web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vấn đề liên quan đến công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất viên nén gỗ sinh học

Viên nén gỗ sinh học (viên nén gỗ) là một loại nhiên liệu “xanh” được sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng liên quan đến viên nén gỗ sinh học đòi hỏi phải có các biện pháp, giải pháp PCCC hiệu quả.

Viên nén gỗ là một loại nhiên liệu sinh học được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên như: Gỗ tạp, củi, thân cây, mùn cưa, dăm bào, trấu, thân cây khô, …. Đây là nguyên liệu được tận dụng lại sau quá trình sản xuất và gia công đồ gỗ. Chúng được tận dụng và chuyển sang một quá trình khác – Quá trình ép với vận tốc cao và tác động mạnh của nhiệt độ và áp suất, chất gắn tự nhiên liên kết nguyên liệu lại thành viên nén gỗ.

Với những ưu điểm vượt trội so với các nguyên liệu khác như giá thành rẻ, nhiệt lượng cao, thân thiện với môi trường và tương đối ổn định nên viên nén gỗ sinh học đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và đời sống như: Thay thế cho các nhiên liệu từ dầu mỏ; sử dụng làm chất đốt tạo nhiệt cho các ngành công nghiệp, dân dụng, nhiệt điện, sưởi ấm, nấu ăn trong gia đình; phân bón sạch trong nông nghiệp…

Tuy nhiên, viên nén gỗ sinh học là một chất dễ cháy nên trong quá trình sản xuất và sử dụng nếu không có các biện pháp phòng ngừa sẽ rất dễ dẫn đến những sự cố cháy ngoài ý muốn. Điển hình như vụ cháy tại Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi vào ngày 05/11/2020 gây thiệt hại trên 22 tỷ đồng, công tác chữa cháy kéo dài hơn 04 ngày; vụ cháy tại Công ty CP năng lượng Vân Canh, Bình Định vào ngày 28/3/2021 gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng…

 

Hình ảnh viên nén gỗ sinh học.

 

Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ nhà máy sản xuất viên nén gỗ sinh học:

– Trong các giai đoạn sản xuất viên nén gỗ đều sử dụng các loại máy móc, thiết bị, quá trình sản xuất các máy móc thiết bị này được vận hành liên tục chỉ dừng lại khi có sự cố, với thời gian dài hoạt động trong điều kiện gia nhiệt liên tục, các máy móc có thể bị sự cố gây ra cháy, nổ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, do nhu cầu sử dụng viên nén trong những năm gần đây tăng nhanh, các nhà máy sản xuất chạy theo lợi nhuận mà quên đi công tác phòng cháy, đẩy nhanh việc đưa số lượng lớn các máy móc thiết bị vào để sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, không kiểm tra thay thế các hệ thống dây điện. Do vậy, nguy cơ dẫn đến sự cố chập, quá tải hệ thống điện rất cao.

Hình ảnh Silo chứa viên nén Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi 

xảy ra cháy ngày 05/11/2020.

 

– Nguyên liệu chủ yếu sản xuất viên nén gỗ là gỗ, mùn cưa, dăm bào và được lưu trữ trong kho thành các đống. Trong đó đa số là các loại gỗ tạp, bột gỗ của nhiều loại cây, trong có có thể lẫn các cây có chứa tinh dầu, tinh chất dễ cháy: gỗ thông, gỗ cây cao su,…Sau một thời gian dài, bị ủ nóng, các nguyên liệu này sẽ tự sinh ra nguồn nhiệt và có thể sẽ gây ra hiện tượng tự cháy.

– Giai đoạn nghiền thô và nghiền tinh: Các nguyên liệu gỗ sẽ được đưa vào máy để nghiền nhỏ hơn. Tuy nhiên, trong nguyên liệu sẽ bị lẫn một số vật liệu bằng kim loại như: Sắt, kẽm, thép, găng,.. khi đưa vào máy nghiền sẽ tạo ma sát, sinh nhiệt gây cháy, nổ máy nghiền. Hiện nay, máy nghiền gỗ có bộ phận (nam châm) để ngăn vật liệu bằng sắt lẫn vào trong máy, tuy nhiên các vật liệu khác (kẽm, thép, gang…) vẫn chưa có biện pháp khắc phục.

– Giai đoạn sấy: Nguyên liệu được sấy đến độ ẩm tốt nhất, đa số trong công nghệ sản xuất hiện nay sử dụng nhiệt thủ công để sấy nên trong giai đoạn này, với nhiệt độ sấy rất cao kết hợp với chất cháy là bột gỗ mịn nên rất dễ sinh ra sự cố cháy, nổ.

– Trong quá trình sản xuất viên nén gỗ tạo ra rất nhiều bụi gỗ. Sau một thời gian dài, bụi gỗ này tạo thành một lớp bám lên trên bề mặt máy móc, thiết bị, nhà xưởng và có nguy cơ cháy rất cao khi gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt.

– Một số cơ sở tận dụng các mái nhà xưởng để sản xuất điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên trong quá trình vận hành các hệ thống này đôi khi cũng xuất hiện những sự cố dẫn đến cháy.

Một số giải pháp hạn chế nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở sản xuất viên nén gỗ sinh học:

(1) Chủ cơ sở cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC; thường xuyên tuyên truyền kiến thức về PCCC và CNCH cho công nhân viên tại cơ sở sản xuất của mình. Đầu tư trang bị phương tiện về PCCC và CNCH đảm bảo yêu cầu về PCCC.

(2) Cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác PCCC. Trang bị, lắp đặt các hệ thống, phương tiện PCCC và được thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định kể cả đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp trên mái các nhà xưởng và các hạng mục công trình khác nằm trong nhà máy; lập hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC và CNCH; xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn cứu hộ của cơ sở trong đó chú trọng phân công chi tiết đến nhiệm vụ từng thành viên và trong từng tình huống cháy, sự cố tại tất cả các hạng mục công trình. Ban hành nội quy PCCC và CNCH, nội quy sử dụng điện phù hợp với từng hạng mục công trình.

(3) Cơ sở tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn PCCC; kiểm tra, bổ sung các phương tiện chữa cháy tại chỗ; thường xuyên duy trì thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy tại chỗ. Bảo đảm đầy đủ và sẵn sàng cả về lực lượng và phương tiện chữa cháy để sử dụng khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

(4) Khống chế số lượng bụi gỗ, phôi bào tồn chứa trong nhà xưởng, phế phẩm từ quá trình sản xuất tồn đọng không quá 24 giờ; thường xuyên tổng vệ sinh thiết bị máy móc, nhà xưởng, hệ thống hút bụi để loại trừ khả năng tự cháy và chống cháy lan, bảo dưỡng định kỳ các quạt hút.

(5) Sắp xếp nguyên liệu trong kho gọn gàng theo từng đống với mật độ vừa phải và khoảng cách giữa các đống với nhau vừa đủ lớn để ngăn ngừa cháy lan khi có cháy xảy ra. Truy xuất nguồn gốc của nguyên liệu để có phương án sử dụng nguyên liệu cho hợp lý, bố trí vị trí tập kết và đổ đống nguyên liệu cho hợp lý. Sử dụng các cảm biến nhiệt tại các đống nguyên liệu lớn để ngăn ngừa nguy cơ tự cháy.

(6) Đối với dây chuyển sản xuất, nên sử dụng dây chuyền của các hãng uy tín, các dây chuyền đã được tích hợp hệ thống chữa cháy đối với từng loại máy trong toàn bộ dây chuyền. Sử dụng các thiết bị cảm biến để đo nhiệt độ tại các công đoạn có gia nhiệt, nếu vượt quá ngưỡng nhiệt cho phép có thể ngưng quá trình hoạt động dây chuyền và tiến hành làm mát./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH