web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những kinh nghiệm phòng chống tai nạn đuối nước

Vùng sông nước tại Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng chằng chịt, có những vùng nước dù cán bộ, chiến sỹ đã thăm dò, tập luyện trước hàng tháng trời vẫn luôn tồn tại những mối nguy hiểm rình rập. Vì vậy, ban huấn luyện phụ trách công tác lặn cứu nạn, cứu hộ luôn chuẩn bị tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ có thể bình tĩnh xử lý những tình huống bất cập, không mong muốn xảy ra.

Thông thường các đồng chí mới nhận công tác đôi khi có dấu hiệu lo lắng, căng thẳng quá mức trước khi lặn thì đồng chí chỉ huy, nếu thấy không ổn khi người chiến sĩ ấy không thể tự điều chỉnh tâm lý của mình, sẽ ngay lập tức đổi người có kinh nghiệm vững hơn. Khi xuống nước với một tâm lý bị đè nặng, người lặn sẽ dễ bị hoảng loạn, chuột rút, ngất… nhất là lúc đang đi lặn vào buổi đêm rất nguy hiểm.

 

 

Những vật dụng cần thiết khi tham gia lặn cứu nạn, cứu hộ phải luôn được chuẩn bị đầy đủ và các thiết bị nhất định phải trong trạng thái sử dụng tốt. Một số thứ có thể liệt kê như: Bộ áo lặn, kính lặn chuyên dụng, mặt nạ lặn, ống thông hơi/bình dưỡng khí, chân vịt, đèn pha chiếu sáng dưới nước để phát hiện những vật thể ngầm và quan sát tìm nạn nhân, đặc biệt không thể thiếu rìu cứu hộ hoặc dao lặn vì cán bộ, chiến sỹ chúng ta thường xuyên tham gia cứu hộ, cứu nạn ở những lòng sông đầy những loại xà bần, đá ngầm, vật thể ngầm… luôn chực chờ móc vào áo lặn gây ra tình huống nguy hiểm cao. Ban chỉ huy Đội luôn yêu cầu phải có đủ những vật dụng trên để có thể thực hiện nhiệm vụ một các an toàn và thuận lợi. Trước khi xuống nước, cán bộ, chiến sỹ cần kiểm tra các vật dụng có đảm bảo chất lượng, có vừa vặn với cơ thể của mình, đặc biệt là mặt nạ và chân vịt, nếu bị lỏng hoặc quá chật sẽ phải đổi ngay, nếu cố dùng chúng, sẽ rất nguy hiểm khi cán bộ, chiến sỹ đang lặn sâu xuống biển mà bị tuột mặt nạ hay chân vịt. Đối với lực lượng CAND kỷ luật là sức mạnh, công tác lặn tìm nạn nhân cũng vậy, cán bộ, chiến sỹ được yêu cầu phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc, sự hướng dẫn của ban huấn luyện. Ngay cả với những chiến sĩ từng có kinh nghiệm lặn, đều phải khởi động, tham khảo địa hình lặn, tóm tắt lại nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Đội để buổi lặn diễn ra an toàn. Với những nhiệm vụ lặn nhiều người, cán bộ, chiến sỹ luôn được yêu cầu bơi chậm, luôn lặn cùng đoàn, không lặn một mình, lặn quá sâu để tránh khi bị chuột rút, bình thiếu oxi… sẽ có đồng chí khác và giúp đỡ. Một điều cần lưu ý sau khi thực hiện nhiệm vụ lặn, cán bộ, chiến sỹ nếu ngày hôm sau có công việc phải sử dụng phương tiện máy bay, phải chờ 24h sau khi lặn bạn mới được lên máy bay để cơ thể hồi phục sức khỏe.

Đồng chí thiếu tá Nguyễn Xuân Bình, vị Thuyền trưởng công tác lâu năm của đơn vị có chia sẻ về những nguyên nhân gây tai nạn đuối nước cần phải chú ý như: Các chậu nước, chum vại, bể nước… không có nắp đậy và cảnh báo nguy hiểm; sông, ao nước… không được rào chắn an toàn. Ngoài ra, còn có tình trạng xây dựng công trình, đào bới khai thác than, đá tràn lan, vô tình gây ra những hố sâu không có rào che chắn cũng rất dễ gây nguy hiểm, tai nạn đuối nước cho con người, nhất là trẻ em.

Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh