web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nghề báo và trách nhiệm của người cầm bút

Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động chính trị, xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Ngày nay, trước xu thế bùng nổ thông tin toàn cầu với tính đa dạng của báo chí, việc xác định bản lĩnh nghề nghiệp, trách nhiệm trước xã hội của nhà báo là vấn đề hết sức quan trọng.

Nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật cả trong cuộc sống cũng như trong hoạt động báo chí. Trên thực tế, nhiều nhà báo đã nêu gương tốt trong việc thi hành pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các tác phẩm báo chí của mình. Nghĩa vụ công dân không chỉ đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp, mà còn phải luôn luôn tâm niệm mình phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào, như Bác Hồ kính yêu đã từng nói.

Một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọc đồng tình, trước hết tác phẩm đó đã đề cập đúng vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, với sự chắt lọc tư liệu trong quá trình khảo sát thực tiễn công phu, với sự đầu tư trí tuệ của tác giả bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nó. Nghĩa vụ công dân của nhà báo đòi hỏi họ bên cạnh việc biểu dương những người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, phải tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, buôn lậu, các tệ nạn xã hội, góp phần làm cho nước thịnh, dân yên.

Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là một trong những phẩm chất hàng đầu của người làm báo, nhưng vẫn chưa đủ, nếu như không có năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp của nhà báo quyết định như thế nào đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảo đảm thông tin nhanh chóng, chính xác nhưng đồng thời đúng định hướng chính trị. Độ nhạy bén của nghề nghiệp, nói chính xác hơn là độ nhạy bén chính trị của nhà báo, đòi hỏi nhà báo phải “bắt” được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời điểm cũng như tìm cách thức thông tin phù hợp, có hiệu quả. Một hiện tượng tiêu cực trong xã hội là đáng bị lên án, nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu thông tin vào thời điểm không thích hợp, hoặc thông tin quá liều lượng cần thiết thì chẳng những không có tác dụng giáo dục, trái lại, còn làm cho tình hình ở cơ sở ấy càng thêm trầm trọng hơn.

Đấu tranh chống tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội là cần thiết, nhưng đấu tranh, phê phán như thế nào để đạt hiệu quả cao mà vẫn giữ vững ổn định chính trị, xã hội, không làm lộ bí mật quốc gia, không gây hoang mang trong dư luận? Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi mỗi nhà báo cần nhanh nhạy, nắm bắt vấn đề, xử lý thông tin chuẩn xác bằng bản lĩnh chính trị kiên cường, bằng đạo đức nghề nghiệp trong sáng và trình độ chuyên môn giỏi.

Ngày nay, nghề báo đã và đang là một nghề “hot”, thu hút giới trẻ một cách mạnh mẽ. Đã có nhiều người trẻ dấn thân, thử sức mình trong nghề báo và không ít người thành công. Họ đam mê thực sự, phát huy tài năng, giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của người làm báo. Bên cạnh đó, trước xu hướng thương mại hóa báo chí, đã xuất hiện một bộ phận nhà báo thiếu trách nhiệm xã hội, thậm chí bán rẻ lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Đó là nguyên nhân làm cho ra đời những ấn phẩm báo chí kiểu “lá cải”. Họ tìm mọi cách để câu khách một cách rẻ tiền theo kiểu “ăn sổi, ở thì” với những cái tít giật gân, những hình ảnh gây sốc…mà lý do chính là làm sao bán được nhiều báo và giành được quảng cáo.

Xin được trích dẫn một đoạn nhận xét đầy bức xúc của một nhà báo kỳ cựu về báo “lá cải”: “Với chỉ một đề bài mà có tới vài trăm người cùng muốn giành thế thượng phong. Và cuộc đua đó chính là cuộc đua của sự gây sốc. “Sốc + sex + sến” sẽ là một trong những tiêu chí được lựa chọn. Nhưng người giỏi nghề thắng cuộc là người khoác được lên tấm thân trần trụi của sốc, của sex, của sến những tấm áo mỹ miều nhất, sang trọng nhất. Còn những người còn lại, trước và sau đều rơi vào sự quên lãng hoặc sẽ là những bản sao buồn thảm. Biết bao nhiêu tờ tạp chí xuất hiện một vài số rồi ngưng hẳn. Lý do thì có nhiều. Nhưng quan trọng nhất là không có được nguồn quảng cáo để làm cái chống lưng. Không tạp chí nào dám tự tin nói rằng mình không cần quảng cáo. Nghĩa là họ làm ra những tờ tạp chí không phải để mong bạn đọc mua nhiều và thu lợi nhuận từ tiền bán báo đó. Rất nhiều tờ bù lỗ tiền in để bán với cái giá phải chăng. Họ làm để thu hút quảng cáo. Bạn đọc nhiều, dư luận chú ý, cái đích đến cuối cùng của họ, chính là để các nhà đầu tư tiếp tục ký hợp đồng quảng cáo. Đã xuất hiện một lớp người làm báo chỉ vì mục đích kiếm lợi nhuận và đi làm báo để kiếm tiền. Họ không làm gì sai, họ phục vụ cho một lớp độc giả nhất định. Nhưng nếu nói nhà báo phải là những người đấu tranh cho công bằng xã hội hay những lý tưởng to lớn nhường vậy, thì họ không thuộc về những người này. Làm báo giải trí không dễ chút nào. Và họ không phải những người ngu dốt”… (Thạch Lựu Nhà báo và câu chuyện “lá cải”, Báo CAND, ngày 8/6/2008).

Đã có người từng đặt câu hỏi: “Báo chí đã tha hóa độc giả, hay độc giả làm tha hóa báo chí”. Khi mà trên mặt báo chỉ toàn một màu đen, những vụ cướp, giết, hiếp với những tình tiết ly kỳ, rùng rợn hoặc những bài báo gợi sự tò mò kiểu như “Bắt gặp mỹ nhân X hở đùi”, “Hé lộ chuyện phòng the của quý bà Y”…thì quả là báo chí đang tha hóa độc giả. Người ta đã phớt lờ trách nhiệm định hướng dư luận – trách nhiệm hết sức quan trọng của báo chí để thay vào đó lý do biện hộ một cách vụng về rằng: “Báo chí phải đáp ứng nhu cầu của độc giả”. Đó là chưa kể đến một bộ phận phóng viên chỉ ngồi phòng máy lạnh, vào mạng “cóp nhặt, cắt dán” rồi đem “xào xáo” thành tin, bài để kiếm mấy đồng nhuận bút. Hay, có những “quan báo” cả đời chưa hề viết nổi một bài báo của riêng mình nhưng vẫn cứ huênh hoang vỗ ngực xưng là nhà báo. Họ đã và đang làm hủy hoại sự thiêng liêng của hai chữ “NHÀ BÁO”.

Như một quy luật của thực tiễn “cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý”. Những tờ báo chính thống, những bài báo hướng dư luận đến các giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”, những nhà báo chân chính phấn đấu, cống hiến hết mình vì đất nước, vì lợi ích dân tộc sẽ luôn được ghi nhận. Cùng với sự phát triển của xã hội, những ấn phẩm báo chí thiếu tính nhân văn, câu khách, rẻ tiền, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc sẽ bị đẩy lùi vào sự quên lãng, nhận được sự ghẻ lạnh của độc giả. Những người khoác áo nhà báo mưu cầu lợi ích cá nhân cũng sẽ dần không còn chỗ đứng trong đội ngũ những người làm báo chân chính.

Để trở thành nhà báo thực thụ và đứng vững trong nghề, hơn bao giờ hết, nhà báo cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình đó là: Phải luôn luôn giữ vững phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp; không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp; thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp và nêu cao trách nhiệm của cá nhân trước xã hội.  Có như vậy, báo chí mới làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với công chúng, góp phần tạo sự đồng thuận và xây dựng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Ðồng thời “là diễn đàn của nhân dân”, là kênh cung cấp thông tin cho các cơ quan Ðảng, chính quyền các cấp về các dư luận trong xã hội, về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân…xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của độc giả./.

Hồng Minh