web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khi bị mắc kẹt ở các tòa nhà cao tầng thì cần những kỹ năng gì để có thể di chuyển đến nơi an toàn?

Hiện nay, rất nhiều trường hợp người dân đang sinh sống tại các khu chung cư cao tầng bị mắc kẹt khi xảy ra cháy hoặc do trẻ nhỏ ham chơi mà bị mắc kẹt ngoài ban công, lô gia dẫn đến bị thương tích hoặc tử vong. Những tai nạn đó phần lớn đều do thiếu kỹ năng xử lý. Để đảm bảo an toàn trong công tác PCCC&CNCH khi bị mắc kẹt ở các tòa nhà cao tầng thì cần có những kỹ năng xử lý để có thể di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.

Một số tình huống bị mắc kẹt tại các khu chung cư và các kỹ năng xử lý khi gặp sự cố:

Tình huống người bị nạn mắc kẹt ở các vị trí trên cao ở các công trình và họ không thể tự di chuyển xuống nơi an toàn mà cần phải có sự hỗ trợ của lực lượng cứu nạn, cứu hộ như:

 


Hình 1. Các nạn nhân mắc kẹt trên cao khi tránh đám cháy

 

– Người bị mắc kẹt ở ban công, lô gia trên các tầng cao của tòa nhà, do tránh sự tác động của đám cháy tại các công trình này (Hình 1).

– Trẻ nhỏ hiếu động, leo, trèo và mắc kẹt trên lô gia, ban công các công trình cao tầng mà không thể tự xuống an toàn (Hình 2).

 


Hình 2. Trẻ nhỏ bị mắc kẹt ở ban công

 

Khi lâm vào các tình huống này, người bị nạn và lực lượng tiến hành cứu nạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Khi bị mắc kẹt ở các ban công, lô gia hoặc trên mái của các công trình cao tầng để tránh đám cháy: trong trường hợp này mọi người phải bình tĩnh và bằng mọi cách gọi điện theo số 114 và thông báo vị trí đang mắc kẹt cho các lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, khi đến họ sẽ dùng các phương tiện chuyên dụng để cứu. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà lực lượng cứu nạn, cứu hộ sẽ có phương pháp cứu phù hợp như: triển khai xe thang hoặc có thể tiếp cận trực tiếp và sử dụng dây để đưa người bị nạn xuống nơi an toàn (Hình 3).

 


Hình 3. Lực lượng Cảnh sát PCCC khi sử dụng xe thang để cứu nạn.

 

– Tình huống người bị nạn mắc kẹt tại các vị trí (cửa sổ, ban công…) và đang bị các yếu tố nguy hiểm trực tiếp tác động (khói, lửa…): Khi đó, có thể sử dụng các vật dụng sẵn có xung quanh (mền chăn, ga giường, vòi chữa cháy,…) kết thành dây để tụt xuống các vị trí bên dưới và sau đó thoát ra nơi an toàn. Tuy nhiên, khi buộc dây phải chọn các cấu kiện chắc chắn, các mối buộc phải chặt, tránh bị tuột, bung, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc chấn thương.

– Trường hợp người bị nạn mắc kẹt trên mái nhà hoặc tại các vị trí cheo leo nguy cơ có thể bị rơi xuống bất kỳ lúc nào. Khi đó, người bị nạn phải giữ bình tĩnh, ổn định vị trí, không gào khóc, không di chuyển. Mọi người xung quanh cần động viên, trấn an tinh thần người bị nạn (đặc biệt đối với trẻ nhỏ) và chờ lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến sử dụng các biện pháp đặc chủng để cứu.

Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an