web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 31/5/2021, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 31/5/2021 quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND). Đây là một văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên trên toàn quốc quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất và có hiệu lực từ ngày 10/6/2021.

Quy định có 3 chương với 10 điều được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất. Quy định này không áp dụng đối với căn hộ trong chung cư; công trình dân dụng không phải nhà ở riêng lẻ; nhà ở đã chuyển đổi công năng không còn chức năng ở; các nhà, công trình, các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất đã có quy định riêng về phòng cháy và chữa cháy.

Để thực hiện Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND, cần chú ý trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến việc bảo đảm an toàn về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất, cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 5 thì trách nhiệm chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân, bao gồm:

Chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ động liên hệ, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy để được hướng dẫn và tổ chức thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, địa phương tổ chức; tham gia phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những nguyên nhân, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình; tự giả định tình huống, cách xử lý khi có sự cố về cháy, nổ xảy ra và phổ biến cho thành viên trong gia đình, người làm việc tại cơ sở để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra; tự trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ, thực hiện tốt công tác kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng đảm bảo các phương tiện này luôn hoạt động tốt, phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.

Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người lao động và mọi người xung quanh thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy, Điều 7, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Đối với chính quyền địa phương, đặc biệt là UBND cấp huyện, cấp xã: Điều 9 của Quyết định này đã quy định trách nhiệm như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Quy định này của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020; chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến quy định này đến các hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi trách nhiệm quản lý; kiểm tra, hướng dẫn, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà ở riêng lẻ tự giác thực hiện quy định này nhằm bảo đảm an toàn PCCC; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

Đối với Công an thành phố, theo quy định tại Điều 10,  theo đó: Công an Thành phố tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Quy định này, tổng hợp các ý kiến vướng mắc và đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.

Trong thời gian này, cả hệ thống chính trị thành phố đang cố gắng cùng với cả nước phòng chống dịch COVID-19, việc thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC cần luôn được quan tâm, chú ý, nhất là các trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đã được chỉ rõ trong Quyết định. Ngoài thực hiện các quy định trên, khuyến cáo các hộ gia đình chấp hành các yêu cầu, điều kiện an toàn về PCCC trong mùa dịch được đăng tải trên các trang thông tin của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an thành phố./.

Hoàng Ngọc Hải

Khoa Nghiệp vụ cơ bản