web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số nội dung cần chú ý trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC&CNCH

Kiểm tra an toàn về PCCC&CNCHcủa lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH là hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC. Mục đích của kiểm tra là để nắm rõ thực trạng công tác PCCC của các đối tượng thuộc diện quản lý về PCCC, qua đó, phát hiện kịp thời các sơ hở, thiếu sót, vi phạm quy định về bảo đảm an toàn về PCCC. Trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC&CNCH cần chú ý một số nội dung sau:

Kiểm tra việc bảo đảo các điều kiện an toàn về PCCC

Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở được quy định tại Điều 20 Luật PCCC và được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều chỉnh một số điều kiện phù hợp với thực tế hoạt động của cơ sở (bỏ quy định về hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, quy định phân công nhiệm vụ PCCC, quy trình kỹ thuật về an toàn về PCCC…).Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn về PCCC của cơ sở (khoản 4).

 

Các loại hình cơ sở phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC

 

Nghị định số 136/2020/NĐ-CPquy định cụ thể các điều kiện phù hợp đối với các loại hình cơ sở phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC:

– Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC;

Nội dung kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC

– Kiểm tra về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

– Kiểm tra khoảng cách an toàn về PCCC

–  Kiểm tra bố trí mặt bằng sản xuất; điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC công nghệ sản xuất, ngăn cháy lan, sự cố, tai nạn.

– Kiểm tra phòng trực điều khiển chống cháy.

– Kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thoát nạn: Hành lang, đường, lối ra đi thoát nạn; cầu thang thoát nạn; cửa ra thoát nạn.

– Kiểm tra hệ thống điện; hệ thống tiếp địa, chống sét.

– Kiểm tra hệ thống báo cháy, chữa cháy; hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; bình chữa cháy.

– Kiểm tra các hệ thống khác có liên quan: Hệ thống thông gió, hút khói, điều áp; kiểm tra hệ thống cấp khí đốt trung tâm….

Đối với một số cơ sở đặc thù

Đối với khu dân cư, hộ gia đình

Điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC đối với khu dân cư được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bao gồm: Có nội quy về PCCC, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC; phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy).

Đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định việc kiểm tra an toàn về PCCC đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được thực hiện kiểm tra định kỳ 01 lần/năm hoặc kiểm tra đột xuất; cơ quan Công an có thể thực hiện kiểm tra độc lập hoặc kết hợp trong kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với cơ sở của cơ quan, đơn vị quản lý hoạt động hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó điều kiện về PCCC đối với hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 15, Điều 21 Luật PCCC; Điều 10, Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, gồm:  Hệ thống giao thông, cấp nước phục vụ chữa cháy; bố trí địa điểm cho đơn vị Cảnh sát PCCC…

Đối với phương tiện giao thông cơ giới

Điều kiện an toàn về PCCC đối với phương tiện được quy định tại Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Điều kiện bảo đảm về an toàn về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt (khoản 1 Điều 8), gồm: Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về PCCC; có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; có quy định, phân công nhiệm vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công

Điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công (quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP): Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; quy định, nội quy về PCCC, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn về PCCC của chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ PCCC; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng; điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; việc bảo quản vật tư, hàng hóa và các chất có nguy hiểm về cháy, nổ tại các kho tạm (nếu có) trên công trường.

Đối với rừng

Nội dung kiểm tra an toàn PCCC đối với khu rừng được quy định tại Điều 19 Luật PCCC và được quy định cụ thể tại Điều 47, khoản 2 Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định 156/2018/NĐ-CP:

Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng: Có quy định, nội quy về PCCC rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;có phương án PCCC rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này (Phương án chữa cháy rừng do tổ chức, UBND cấp xã lập phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia ý kiến; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập PACC); có các công trình PCCC rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng; trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án PCCC rừng; có lực lượng PCCC được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC rừng theo quy định của pháp luật về PCCC.

Kiểm tra điều kiện về CNCH

Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới và đối tượng khác phải bảo đảm các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với cơ sở, phương tiện, thiết bị (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BCA):

– Đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn khi xây dựng, sử dụng, sửa chữa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, giao thông, PCCC và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Ở khu vực dễ xảy ra đuối nước, dễ ngã xuống vực, hố sâu, điểm dễ trượt ngã nguy hiểm khác phải có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm hoặc có các giải pháp để bảo đảm an toàn.

– Ở khu vực phát sinh, tồn dư khói, khí độc phải có biển cảnh báo, biển cấm.

– Khi hoạt động ở khu vực, địa điểm dễ sạt lở thì phải có biển cảnh báo, biển cấm hoặc các giải pháp để bảo đảm an toàn.

– Nơi chứa hóa chất độc hại phải bố trí, sắp xếp và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, nổ, rò rỉ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải có các thiết bị, dụng cụ bảo hộ, CNCH ban đầu theo quy định của pháp luật.

– Trang bị phương tiện CNCH bố trí lối thoát hiểm, các biện pháp an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động của các cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC.

– Việc ban hành, phổ biến, niêm yết các nội quy về công tác CNCH, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác CNCH….

– Công tác xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch CNCH.

Huy Quang (Khoa Phòng cháy)