web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tổ chức công tác chữa cháy và CNCH trong các khu điều trị, khu cách ly và khu vực phong toả, phòng, chống dịch COVID-19

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nhiều địa phương đang diễn biến rất phức tạp, tập trung nhiều trong các khu dân cư, khu vực phong tỏa hoặc các khu cách ly tập trung, cơ sở khám chữa bệnh có khu điều trị, bệnh viện dã chiến… (cơ sở điều trị COVID-19).  

Các khu vực, cơ sở này thường tập trung đông người với tình trạng sức khỏe không ổn định, nhu cầu sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt tại các khu dân cư, sử dụng oxy, điện phục vụ vận hành thiết bị, máy móc tại cơ sở điều trị COVID-19 tăng cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ, khi xảy cháy, nổ gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân; một số khu dân cư, người dân sử dụng gỗ, đá, cọc bê tông kiên cố để rào chắn, gây cản trở việc tiếp cận của xe chữa cháy. Để thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các khu vực phong tỏa và cơ sở điều trị COVID-19, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an các địa phương cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:

  1. Tham mưu chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phát huy hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”, bố trí trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, phương tiện chữa cháy ban đầu, tổ chức tập huấn kỹ năng về PCCC và CNCH cho cán bộ, lực lượng thường trực tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 để kịp thời chữa cháy ngay từ khi đám cháy mới phát sinh, không để hình thành cháy lan, cháy lớn.
  2. Rà soát, xây dựng, bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an tại các khu dân cư, cơ sở điều trị COVID-19; có phương án di dời các vật cản, rào chắn bảo đảm giao thông cho xe chữa cháy hoạt động. Duy trì công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 24h/24h theo quy định.
  3. Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan nắm chắc, đánh giá thực trạng về giao thông, nguồn nước, lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của các cơ quan, đơn vị, cơ sở quản lý các cơ sở điều trị và khu vực phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19 để chủ động, kịp thời huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết.
  4. Tổ chức quán triệt, triển khai các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho cán bộ, chiến sĩ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở điều trị COVID-19 và khu vực phong tỏa, cụ thể như sau:

Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho cán bộ chiến sỹ

Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị bảo hộ phòng, chống dịch như: mặt nạ cách ly, găng tay, nước rửa tay khử khuẩn, trường hợp huy động nhiều cán bộ chiến sỹ (CBCS) không đủ mặt nạ cách ly thì CBCS phải đeo khẩu trang, găng tay, mặc đầy đủ trang phục chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

– Mũ chữa cháy phải có đầy đủ kính chắn, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng bổ sung kính bảo hộ lao động, kính chống giọt bắn.

– Nhanh chóng liên hệ với Ban phòng, chống dịch tại các địa phương yêu cầu tham gia, hướng dẫn và xử lý về chuyên môn phòng, chống dịch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

– Khi thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tổ chức các tổ trinh sát yêu cầu phải có cán bộ, chuyên viên của Ban phòng, chống dịch tại khu vực tham gia để thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức trinh sát nắm tình hình liên tục trong quá trình xử lý và kịp thời báo cáo các thông tin, diễn biến về Ban Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bằng bộ đàm.

– Khi tham gia thực hiện nhiệm vụ bắt buộc phải mang đầy đủ các trang bị bảo hộ cá nhân (ủng, giày, găng tay, mũ bảo hộ, khẩu trang kháng khuẩn…). Khi đang thực hiện nhiệm vụ, nếu các trang bị bảo hộ bị hư, rách… không đảm bảo yêu cầu phòng dịch, phải tiến hành thay thế ngay.

– Yêu cầu Ban phòng, chống dịch tại khu vực nơi xảy ra sự cố cung cấp (chuẩn bị sẵn sàng) các trang bị bảo hộ, khử khuẩn phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết.

– Phối hợp với lực lượng Y tế tại các khu vực tiến hành công tác di chuyển, phân chia và tập trung các trường hợp người cách ly và người trong khu phong tỏa ra các khu vực riêng biệt. Tổ chức lực lượng y bác sĩ chuyên biệt để cấp cứu người bị nạn (nếu có) và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi cần thiết, lưu ý đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch.

– Trong quá trình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, CBCS phải giữ khoảng cách, hạn chế tối đa tiếp xúc với người cách ly và các vật dụng, thiết bị trong các khu vực, đặc biệt là các trang bị, phương tiện dùng trong việc điều trị và vật dụng sinh hoạt cá nhân của người trong các khu điều trị, khu cách ly, trường hợp cấp thiết phải tiếp xúc thì cần có biện pháp bảo vệ phù hợp tránh bị lây nhiễm.

– Phối hợp với các đơn vị có liên quan lập hàng rào, khoảng cách bảo vệ không để người dân hiếu kỳ, tập trung đông người khi lực lượng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ làm nhiệm vụ.

Sau khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

– Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải đề nghị bộ phận y tế, ban phòng chống dịch địa phương tiến hành khử khuẩn cho CBCS và vệ sinh, xịt khử khuẩn tất cả trang bị, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trước khi thu hồi trở về đơn vị; không dừng đỗ và tiếp xúc trong bất kỳ trường hợp nào (trừ trường hợp xử lý sự cố cháy, nổ, tai nạn, sự cố đột xuất theo lệnh của cấp có thẩm quyền); có biện pháp xử lý toàn bộ các trang bị bảo hộ sử dụng 1 lần như: găng tay vải, găng tay y tế, khẩu trang… đã sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Khi về đến đơn vị, toàn bộ CBCS tham gia thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không được tiếp xúc với bất kỳ ai, tiến hành đầy đủ quá trình “Vệ sinh khử khuẩn”, tạm thời bố trí CBCS ở tại một khu vực riêng, thực hiện 5K và thực hiện ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng có liên quan.

– Báo cáo ngay quá trình tổ chức công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ về Lãnh đạo đơn vị, đồng thời khẩn trương tổ chức xác định các trường hợp F1, F2, F3… của CBCS tham gia thực hiện nhiệm vụ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế./.

 

Theo Cục Cảnh Sát PCCC&CNCH