web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

PCCC Đối với hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị, khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất, cụm công nghiệp và các khu chức năng khác

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, thể dục thể thao (sau đây viết gọn là các khu chức năng khác) khi xây dựng mới, cải tạo phải được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi thi công và chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào sử dụng.

 

Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (nguồn internet).

 

Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy chữa cháy là hệ thống đường giao thông cho xe chữa cháy, nguồn nước, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, nguồn điện dành cho hệ thống PCCC, trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới và giải pháp cứu nạn, hỗ trợ cứu nạn. Để chấp hành đúng quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư các khu này cần biết và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:

 

  1. Triển khai lập hồ sơ quy hoạch, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật
  2. Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp (KCN) có quy mô trên 20ha và tỷ lệ 1/500 đối với các khu còn lại (trừ các dự án không thuộc diện bắt buộc phải lập quy hoạch tỷ lệ 1/500), chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức lập quy hoạch phải lập hồ sơ theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp tỉnh nơi xây dựng công trình để được xem xét, cho ý kiến về PCCC.

 

  1. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của khu để thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC, theo trình tự:

– Lập hồ sơ thiết kế cơ sở bảo đảm theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền để được góp ý về giải pháp PCCC (trừ các công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, không bao gồm tiền sử dụng đất);

 

– Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công bảo đảm theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH đã thực hiện góp ý trước đó để thẩm duyệt và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi thi công;

 

– Thẩm quyền góp ý cơ sở và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC: Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện đối với dự án, công trình xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án, công trình đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư), cụ thể: công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không phân biệt tổng mức đầu tư; khu du lịch có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên; Khu đô thị tổng mức đầu từ 1000 tỷ đồng trở lên; Khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao tổng mức đầu tư từ 1500 tỷ trở lên; các dự án, công trình còn lại do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh nơi công trình xây dựng thực hiện.

 

  1. Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC các khu bảo đảm theo nội dung sau:

3.1. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

– Về quy mô, kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC của công trình thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD, QCVN 01:2021/BXD, TCVN 6379:1998 và tham khảo QCVN 03:2012/BXD; QCVN 07-01:2016/BXD phần 1, 4, 5 và phần 8, TCVN 2622:1995, TCXDVN 33:2006….

– Về trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống PCCC thực hiện theo TCVN 3890:2009.

3.2. Đường giao thông cho xe chữa cháy

Khi bố trí mạng lưới đường giao thông nội bộ trong các khu, ngoài việc bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của đường, thẩm mỹ và tính kinh tế còn phải đáp ứng các yêu cầu về PCCC như:

– Bảo đảm tiếp cận đến từng lô đất của công trình; chiều rộng thông thủy của mặt đường không nhỏ hơn 3,5m, chiều cao thông thủy để các phương tiện chữa cháy đi qua không nhỏ hơn 4,5m, nền đường được gia cố bằng các vật liệu bảo đảm chịu được tải trọng của xe chữa cháy và thoát nước bề mặt;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bố trí quy hoạch đường giao thông trong khu đô thị.

 

– Đối với trường hợp bố trí các hồ, ao để cho xe chữa cháy hút nước phải có lối tiếp cận và có bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12m x 12m với bề mặt bảo đảm tải trọng cho xe chữa cháy.

3.3. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

  1. a) Xác định lưu lượng và số đám cháy tính toán đồng thời

– Đối với khu dân cư (KDC), khu đô thị (KĐT) tính toán số đám cháy đồng thời theo quy mô dân số đã được phê duyệt tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thành phố cho công trình hoặc các văn bản khác có liên quan và xác định lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại Bảng 7 của QCVN 06:2021/BXD;

 

– Đối với KCN và các khu chức năng khác tính toán số đám cháy đồng thời theo diện tích của công trình lớn nhất và xác định lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà lấy theo lưu lượng của công trình bên trong khu cần lưu lượng lớn nhất, cụ thể: Các công trình công nghiệp lấy theo Bảng 9 và Bảng 10 của 06:2021/BXD, các loại hình công trình khác lấy theo Bảng 8 của 06:2021/BXD (đối với các nhà được ngăn chia bằng tường ngăn cháy thì lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà lấy theo phần nhà, nơi có yêu cầu lưu lượng lớn nhất). Khi trong một khu chức năng có cả 2 loại hình công trình nêu trên thì lưu lượng của khu lấy theo lưu lượng của công trình lớn nhất. Trường hợp chưa xác định được lưu lượng của công trình lớn nhất (do chưa xác định được quy mô công trình lớn nhất trong khu) thì lựa chọn lưu lượng lớn nhất tại Bảng 10 của QCVN 06:2021/BXD (đối với các khu bên trong có quy hoạch bố trí công trình công nghiệp) hoặc Bảng 8 (đối với các khu bên trong không quy hoạch bố trí công trình công nghiệp). Khi kết hợp đường ống cấp nước chữa cháy của KDC và cơ sở công nghiệp nằm ngoài KDC thì số đám cháy tính toán đồng thời theo quy định tại Điều 5.1.3.2 của QCVN 06:2021/BXD.

 

  1. b) Nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

– Tùy theo vị trí địa lý, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật cấp nước tại địa phương nơi đầu tư xây dựng và điều kiện kinh tế mà lựa chọn phương án thiết kế nguồn cấp nước đến hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho phù hợp;

 

– Trường hợp không trang bị trạm bơm cấp nước chứa cháy riêng (hệ thống cấp nước ngoài nhà của khu đấu nối trực tiếp vào mạng lưới cấp nước từ nhà máy nước của địa phương): chủ đầu tư, tư vấn thiết kế cần phối hợp với đơn vị cấp nước kiểm tra thực tế và xem xét các văn bản, tài liệu có liên quan để bảo đảm lưu lượng cấp đến tại điểm đấu nối phải đáp ứng đồng thời cho cả lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà, nước sinh hoạt và sản xuất của khu; cột áp tại điểm bất lợi nhất trên mạng đường ống cấp nước chữa cháy trong khu phải không nhỏ hơn 10 m.c.n;

 

– Trường hợp trang bị trạm bơm cấp nước chữa cháy riêng:

+ Bơm bảo đảm số lượng, bơm dự phòng phải có thông số kỹ thuật bằng bơm chính; máy bơm chữa cháy chính được nối với hai nguồn điện cấp độc lập (01 nguồn điện lưới và 01 nguồn điện dự phòng). Cho phép máy bơm chữa cháy chính chỉ đấu nối với một nguồn điện nếu máy bơm dự phòng là máy bơm động cơ diesel;

+ Bể chứa nước dự trữ chữa cháy phải được tính toán bảo đảm chứa đủ lượng nước chữa cháy cần thiết. Trường hợp sử dụng bể chứa nước dự trữ chữa cháy kết hợp với sinh hoạt, sản xuất thì thể tích bể phải tính toán theo nguyên tắc cộng dồn bảo đảm cung cấp đủ nước cho PCCC và sinh hoạt, sản xuất trong mọi thời điểm. Thời gian chữa cháy tính tối thiểu là 03 giờ, thời gian lớn nhất để phục hồi nước chữa cháy không lớn hơn 24 giờ đối với KDC và cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C; không lớn hơn 36 giờ đối với cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng D, E; không lớn hơn 72 giờ đối với các KDC và cơ sở nông nghiệp (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 5.1.3.3 và Điều 5.1.3.4 QCVN 06:2021/BXD);

 

  1. c) Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

 Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

 

– Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được phép sử dụng chung với đường ống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;

– Hệ thống đường ống nước chữa cháy thường có áp suất thấp, chỉ duy trì áp suất cao khi phù hợp với luận chứng. Đối với đường ống áp suất cao, các máy bơm chữa cháy phải được trang bị phương tiện bảo đảm hoạt động không trễ hơn 5 phút sau khi có tín hiệu báo cháy. Áp suất tự do tối thiểu trong đường ống nước chữa cháy áp suất thấp (nằm trên mặt đất) khi chữa cháy phải không nhỏ hơn 10m.c.n. Áp suất tự do tối thiểu trong mạng đường ống chữa cháy áp suất cao phải bảo đảm độ cao tia nước đặc không khỏ hơn 20m khi lưu lượng yêu cầu chữa cháy tối đa và lăng chữa cháy ở điểm cao nhất của tòa nhà. Áp suất tự do trong mạng đường ống kết hợp không khỏ hơn 10m và không lớn hơn 60m;

– Đường ống cấp nước chữa cháy phải được duy trì áp theo quy định, nếu áp lực nước thường xuyên không đủ cung cấp nước cho các trụ cấp nước chữa cháy thì phải có bộ phận điều khiển máy bơm từ xa bố trí ngay ở trụ cấp nước chữa cháy theo quy định;

– Mạng đường ống dẫn nước chữa cháy phải là mạch vòng. Cho phép làm đường ống cụt với các đoạn cấp nước chữa cháy có chiều dài đường ống không lớn hơn 200m mà không phụ thuộc vào lưu lượng nước chữa cháy yêu cầu;

– Phải bố trí 02 đường ống cấp trở lên nối với mạng vòng trục chính của hệ thống.

 

  1. d) Bố trí trụ nước chữa cháy

– Trụ nước chữa cháy gồm hai loại là trụ nổi và trụ ngầm. Trụ cần bố trí dọc đường xe chạy và cách nhau không vượt quá 150 m. Đối với trụ nổi lắp đặt trên vỉa hè, cạnh đường giao thông phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước và tường các ngôi nhà không dưới 5m và cách mép vỉa hè không quá 2,5m, họng lớn của trụ phải quay ra phía lòng đường, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ nước là 700mm. Trong trường hợp đặc biệt không thể lắp trụ trên vỉa hè, cho phép lắp đặt trụ ngầm (đặt trong hố trụ) dưới lòng đường nhưng phải bảo đảm hố trụ cách xa các công trình ngầm tối thiểu 0,5m, nắp đậy của hố trụ phải chịu được tải trọng của xe cộ trên 20 tấn. Yêu cầu kỹ thuật của trụ thực hiện theo TCVN 6379:1998.

    Trụ cấp nước chữa cháy.

 

3.4. Giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn

– Giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn bao gồm việc trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới, bố trí điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ thành lập Đội PCCC chuyên ngành và bố trí địa điểm cho đội Cảnh sát PCCC;

 

– Trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới: khu công nghiệp có tổng diện tích lớn hơn 300ha phải trang bị 03 xe chữa cháy; tổng diện tích lớn hơn 150ha đến 300 ha phải trang bị 02 xe chữa cháy; tổng diện tích từ 50ha đến 150ha phải trang bị 01 xe chữa cháy; tổng diện tích nhỏ hơn 50ha phải trang bị 01 máy bơm chữa cháy di động theo quy định tại Bảng 6 TCVN 3890:2009. Đồng thời phải bố trí nhà có mái che để bảo quản các phương tiện này;

 

– Thành lập Đội PCCC chuyên ngành: các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50ha trở lên phải thành lập Đội PCCC chuyên ngành và bố trí các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ lực lượng này (Điều 13 Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an).

 

– Đối với KĐT, kiểm tra xem xét khoảng cách từ khu đến trụ sở Đội Cảnh sát PCCC bảo đảm nằm trong trong bán kính phục vụ tối đa 3km đối với khu vực trung tâm đô thị và 5 km đối với các khu vực khác theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD, khi chưa bảo đảm cần nghiên cứu bố trí khu đất cho trụ sở Đội Cảnh sát PCCC.

Bố trí trạm bơm, bể cấp nước chữa cháy, nhà để xe và quỹ đất dành cho Đội Cảnh sát PCCC.

 

  1. Thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC

– Sau khi chuẩn bị hồ sơ bảo đảm theo quy định tại Khoản 4, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, tùy theo tình hình thực tế tại mỗi đơn vị, địa phương, chủ đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo phân cấp (quy định tại Khoản 12, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) bằng một trong các hình thức sau: (1)Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; (2)Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền; (3)Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật. Quá trình nộp hồ sơ cần lưu ý các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao (bản chụp) kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó, đồng thời khi nộp hồ sơ cần bổ sung tài liệu chứng minh năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC như: giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC, chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế đối với chủ trì thiết kế;

– Nhận kết quả và nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC và số 47/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 

III. Tổ chức thi công, nghiệm thu về PCCC

  1. Triển khai thi công

– Chỉ được tiến hành thi công hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của các khu sau khi đã được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC;

– Đối với hạng mục thi công hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cần lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát về PCCC có đủ năng lực (đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC);

– Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c, khoản 5, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;

 

– Bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình trong suốt quá trình thi công đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương nơi có công trình xây dựng sẽ tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

 

– Khi mua sắm, đấu thầu và lắp các phương tiện PCCC (được quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như: xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy, trụ cấp nước chữa cháy…) vào công trình, chủ đầu tư cần yêu cầu đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công thực hiện kiểm định và cung cấp giấy chứng nhận kiểm định về PCCC, đồng thời kiểm tra việc dán tem kiểm định của một số thiết bị PCCC theo quy định.

 

  1. Nghiệm thu về PCCC

Trước khi đưa phần hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của các khu vào sử dụng (hoặc trước khi đưa các hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp khác nằm trong khu vào sử dụng), chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành phải lập hồ sơ nghiệm thu về PCCC bảo đảm theo quy định tại khoản 2, Điều 15, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện thẩm duyệt trước đó để kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC. Trường hợp chủ đầu tư vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử phạt vi phạm hành chính với số tiền đến 100 triệu đồng theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

 

  1. Bảo đảm an toàn PCCC khi đưa các khu vào vận hành, sử dụng

Sau khi được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC, chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành cần lưu ý thực hiện một số nội dung sau:

 

– Tập hợp, lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với phần hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của khu; xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

 

– Các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50ha phải thành lập và tổ chức duy trì Đội PCCC chuyên ngành bảo đảm số lượng người theo quy định, đồng thời bố trí các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ lực lượng này (định mức trang bị phương tiện PCCC&CNCH cho Đội PCCC chuyên ngành căn cứ Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020). Đối với các KCN có trang bị xe chữa cháy phải bảo đảm xe được để trong nhà có mái che (nhà xe), luôn nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy, trang bị phương tiện, dụng cụ kèm theo và thực hiện quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an;

 

– Đường giao thông nội bộ trong các khu không bố trí barie, vật cản, các kết cấu chặn phía trên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tiếp cận của lực lượng, phương tiện PCCC;

 

– Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại Điều 8.3 TCVN 3890:2009, Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an, trong đó lưu ý:

 

+ Mỗi tuần 1 lần tiến hành vận hành máy bơm chữa cháy chính và dự phòng; kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể (phải thường xuyên duy trì mực nước cho PCCC, không sử dụng nguồn nước dự trữ cho chữa cháy để sản xuất và sinh hoạt);

 

+ Ít nhất 6 tháng một lần kiểm tra độ kín tại các điểm đấu nối, trụ cấp nước chữa cháy, khả năng đóng mở các van…; định kỳ 1 năm một lần tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật bảo đảm hệ thống luôn duy trì lưu lượng và cột áp theo thiết kế được duyệt.

 

– Định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất, cơ quan quản lý nhà nước về PCCC sẽ tiến hành kiểm tra an toàn về PCCC đối với phần hạ tầng của khu theo quy định tại Điều 16, Nghị định 136/2020/NĐ-CP./.

 

Theo Đặng Minh Tuấn – Bùi Thị Hiền

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH