Hồi 23 giờ 15 phút ngày 03/3/1985, nhận được tin báo của Phòng Bảo vệ mỏ than Vàng Danh, tại đường lò mức + 260 vỉa 7 ở phía Bắc xảy ra cháy lớn, Phòng Cảnh sát PCCC – Công an tỉnh Quảng Ninh (nay là Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công tỉnh Quảng Ninh) đã khẩn trương điều lực lượng, phương tiện đến hiện trường tiến hành công tác chữa cháy, đồng thời báo cáo Ban Giám đốc và Bộ Công an biết để chỉ đạo giúp đỡ.
Điểm cháy nằm sâu trong lòng đất ở độ cao +260 so với mực nước biển, cách cửa lò từ 520 – 580m. Diện tích đám cháy lớn có khả năng lan rộng ra toàn bộ vỉa 7 và cháy lan sang các vỉa khác. Hiện trường vụ cháy cách xa chỗ lấy nước khoảng 4km, qua nhiều dốc cao, hiểm trở. Đây là vỉa than có chiều dày 679m với trữ lượng 115 triệu tấn than, là “yết hầu” kinh tế của mỏ.
Cuộc chiến đấu với giặc lửa diễn ra hết sức khó khăn, nguy hiểm. Do vị trí tiếp cận khó, nhiệt độ cao, thiếu ôxy, khói khí độc CO, CO2 từ các ngách phả ra ngày càng đậm đặc… Lực lượng chữa cháy Phòng Cảnh sát PCCC, Công an thị xã Uông Bí, cấp cứu mỏ và mỏ than Vàng Danh đã rất tích cực cứu chữa xong không có hiệu quả. Lửa cháy ngày càng dữ dội, lan rộng ra và rất nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ chữa cháy. Ngày 04/3/1985 Ban Chỉ huy chữa cháy họp bàn phương án chữa cháy. Có một số ý kiến đưa ra phương án: “Đánh sập lò, chờ khi lửa tắt sẽ khôi phục lại”. Tuy nhiên, Vỉa 7 mỏ than Vàng Danh có trữ lượng lớn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành chỉ tiêu sản xuất than, hơn thế đám cháy đã lan rộng đánh sập lò chưa chắc lửa đã tắt và sự thiệt hại về kinh tế sẽ không lường hết được. Bằng kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, Cục Cảnh sát PCCC đề xuất phương án: một mặt làm các cửa chắn gió hạn chế ôxy vào vùng cháy, đưa lực lượng công nhân tinh nhuệ của mỏ đeo khí tài khai thông các điểm lò bị sập; lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp dùng mặt nạ phòng độc, đưa lăng phun vào tiếp cận ngọn lửa để chữa cháy. Sau khi phân tích kỹ lưỡng thì phương án dùng nước trực tiếp là tích cực nhất, rẻ tiền, mà sớm khôi phục sản xuất. Ý kiến trên được Ban Chỉ huy chữa cháy và các chuyên gia Liên Xô đang làm việc tại mỏ chấp nhận.
Cảnh sát PCCC diễn tập phương án chữa cháy. (Ảnh minh hoạ)
Được sự giúp đỡ của Cục Cảnh sát PCCC và UBND tỉnh; đã huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy của tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Bắc và Trường Cao đẳng PCCC (nay là web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc ). Đồng thời huy động xe tiếp nước của các cơ quan trong tỉnh, đến trưa ngày 05/3 đã tập trung đủ. Ngày 06/3 phương án dùng nước chữa cháy trực tiếp được triển khai, biện pháp chữa cháy là phun nước trực tiếp vào vùng cháy, đào, bới than ra để chữa cháy. Đồng thời kết hợp sáng kiến bít chặt các cửa hút gió từ ngoài vào lò. Đưa nước lên cửa lò thượng, từ đó dẫn nước xuống. Để có nước chữa cháy, Ban Chỉ huy chữa cháy đã dùng máy gạt san đắp một đập ngăn nước suối. Tại đây đặt một máy bơm công suất lớn tiếp nước cho 20 xe xi-téc các loại, từ 5 đến 11 xe chữa cháy chở nước theo kiểu con thoi từ đập lên cửa lò thượng 379. Tại cửa lò thượng đặt 5 toa chứa nước, từ đây 4 xe chữa cháy và máy bơm M800 thay nhau hút nước phun xuống đám cháy. Để phục vụ Chỉ huy Chữa cháy đã lắp đặt một hệ thống thông tin liên lạc từ các cửa lò đến Ban Chỉ huy. Bố trí 2 xe cứu thương thường trực sẵn sàng. Ban Chỉ huy chữa cháy đoàn kết thống nhất, chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo chữa cháy liên tục 24/24 giờ trong suốt thời gian chữa cháy. Bộ phận hậu cần phục vụ suốt ngày đêm. Nhiều cán bộ, chiến sĩ chữa cháy liên tục thông ca bị tiêu hao sức lực nhưng không ai nản chí quyết tâm tiêu diệt giặc lửa. Đến 5 giờ sáng ngày 13/3 đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Trận chiến đấu 10 ngày đêm với giặc lửa đã kết thúc thắng lợi và được đánh giá là trận chữa cháy đặc biệt có hiệu quả: không phải đánh sập lò, đánh ngập nước, nên rút ngắn thời gian khôi phục sản xuất, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất; đồng thời là vụ chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện nhất (13 xe chữa cháy, 20 xe chở nước, 15 xe các loại; 222 người tham gia và dùng hết 2699m³ nước để chữa cháy).
Sau khi đám cháy được dập tắt, Phòng Cảnh sát PCCC đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh điều tra kết luận nguyên nhân vụ cháy là do một công nhân trực gác thiết bị bảo vệ lò đã nhóm lửa nướng bánh mỳ tại khám gỗ gây cháy. Lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh đã giúp mỏ ổn định lại sản xuất, chấn chỉnh lại toàn bộ nội quy, quy định an toàn lao động – phòng chống cháy, nổ trong mỏ. Để ghi nhận biểu dương thành tích đã đạt được của các lực lượng tham gia cứu chữa vụ cháy mỏ Vàng Danh; ngay trong ngày 13/3/1985 UBND tỉnh, Bộ Điện Than đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức cứu chữa và tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Qua vụ chữa cháy đã rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý báu trong công tác PCCC tại các mỏ than, đó là: cần làm tốt công tác tuyên truyền, chấp hành nội quy phòng chống cháy, nổ, quy trình lao động sản xuất; chữa cháy mỏ than cần cân nhắc các phương án nhằm đảm bảo chữa cháy hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, hiệp đồng huy động nhiều lực lượng tham gia chữa cháy; chú trọng trang bị các thiết bị chuyên dụng (mặt nạ chống độc, áo a-mi-ăng…) và trên hết là sự mưu trí, dũng cảm, tinh thần quyết thắng vì nước vì dân của mỗi cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát PCCC./.
Hồng Minh
(Tổng hợp)