web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thông cáo báo chí về công tác PCCC&CNCH năm 2021

Theo thống kê, trong năm 2021, toàn quốc xảy ra 2.245 vụ cháy, làm chết 85 người, bị thương 130 người, tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính 374,42 tỷ đồng và khoảng 3.670 ha rừng. Xảy ra 21 vụ nổ, làm 12 người chết, bị thương 15 người. Ngoài ra, trong năm 2021 xảy ra 2.769 vụ sự cố (gồm 1.973 vụ sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và 796 vụ cháy cỏ, rác).

Tình hình công tác CNCH trong năm 2021, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã trực tiếp tổ chức 1.054 vụ CNCH và hàng trăm vụ CNCH trong đám cháy. Trực tiếp cứu được và hướng dẫn thoát nạn 1.082 người và tìm được 598 thi thể người bị nạn bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. Tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho hàng nghìn người và trực tiếp cứu 386 người thoát ra an toàn trong các vụ cháy.

So với cùng kỳ năm 2020: Số vụ cháy giảm 543 vụ (-19,48%, 2.245/2.788 vụ), tăng 10 người chết (+13,3%, 85/75 người), giảm 11 người bị thương (-7,8%, 130/141 người), tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính giảm 239,88 tỷ đồng (-39,04%, 374,42/614,3 tỷ đồng). Số vụ nổ giảm 12 vụ (-36,3%, 21/33 vụ); giảm 02 người chết (12/14 người), giảm 25 người bị thương (15/40 người).

Công tác tổ chức chữa cháy và CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an các địa phương trong năm 2021: Xuất trên 7.680 lượt phương tiện và 48.590 lượt CBCS trực tiếp tổ chức chữa cháy 1.857/2.245 vụ cháy; xuất trên 2.590 lượt phương tiện và 25.210 lượt CBCS trực tiếp tổ chức chữa cháy 1.009/2.769 vụ sự cố. Xuất 2.330 phương tiện và 15.100 CBCS tham gia 1.054 vụ CNCH.

Về địa bàn xảy ra cháy: Thành thị xảy ra 1.172 vụ (chiếm 52,2%); nông thôn xảy ra 1.073 vụ (chiếm 47,8%).

Về loại hình xảy ra cháy: Nhà ở riêng lẻ xảy ra 768 vụ; kho, cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh khác xảy ra 415 vụ; phương tiện giao thông xảy ra 215 vụ; nhà ở kết hợp kinh doanh xảy ra 177 vụ; chợ xảy ra 24 vụ; nhà chung cư xảy ra 21 vụ; trụ sở làm việc, văn phòng, cơ quan xảy ra 18 vụ; TTTM, siêu thị cửa hàng bách hóa xảy ra 17 vụ; nhà máy điện, trạm biến áp xảy ra 12 vụ; cơ sở giáo dục xảy ra 10 vụ; vũ trường, bar, karaoke xảy ra 08 vụ; cơ sở y tế xảy ra 05 vụ; cảng, nhà ga, bến xe xảy ra 01 vụ; loại hình khác xảy ra 327 vụ và 227 vụ cháy rừng.

Nguyên nhân các vụ cháy: Đã điều tra làm rõ 1.553 vụ (chiếm 69,2%); trong đó, do sự cố hệ thống, thiết bị điện 1.024 vụ; do sơ xuất bất cẩn sử dụng lửa, nhiệt 322 vụ; do sự cố kỹ thuật 81 vụ; do vi phạm quy định về PCCC 18 vụ; do tự cháy 13 vụ; do tác động của các hiện tượng thiên nhiên 09 vụ; do tai nạn giao thông 05 vụ và nguyên nhân khác 81 vụ. Đang điều tra 692 vụ (chiếm 30,8%).

Về cháy lớn xảy ra 46 vụ (chiếm 0,91% tổng số vụ cháy và sự cố cháy) làm chết 01 người, bị thương 05 người, thiệt hại về tài sản khoảng 230 tỷ đồng (30/46 vụ chưa thống kê được thiệt hại), tương đương 61,42% tổng thiệt hại do các vụ cháy gây ra; so với cùng kỳ năm 2020 số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng tăng 02 vụ (46/44 vụ), thiệt hại về tài sản giảm 103,9 triệu đồng (230/333,9 tỷ đồng). Bên cạnh đó trong năm 2021, xảy ra 37 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, làm chết 78 người, bị thương 22 người.

Năm 2021, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng; đã tổ chức tuyên truyền về PCCC và CNCH qua mạng xã hội Zalo, Facebook…. Các mô hình phong trào và điển hình tiên tiến trong công tác PCCC và CNCH như: Mô hình “Cụm cơ quan doanh nghiệp an toàn PCCC”, “Cụm dân cư an toàn về PCCC”, “Đơn vị điển hình tiên tiến và khu phố an toàn về PCCC”, “Cụm làng nghề, cụm công nghiệp an toàn PCCC. Xây dựng 28.820 tin, bài viết đăng trên báo điện tử, tạp chí; 206.304 phóng sự, phim tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương; tổ chức treo 98.789 băng rôn, pano, khẩu hiệu, cảnh báo nguy cơ cháy, nổ; phát hành 2.962.813 tờ rơi, tài liệu, lượt khuyến cáo PCCC đến người dân; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh nội bộ của cơ sở, qua đài truyền thanh của xã, phường, tổ dân phố, khu dân cư và tổ chức tuyên truyền lưu động được 75.266 lượt; lực lượng Cảnh sát PCCC trực tiếp tổ chức được 228.387 buổi tuyên truyền miệng thu hút 2.069.222 lượt người nghe, tổ chức cho 312.233 cơ sở, hộ gia đình, tiểu thương ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC; huấn luyện nghiệp vụ PCCC, PCCC và CNCH được 8.867 lớp với 412.621 lượt người tham gia, cấp 299.971 chứng nhận huấn luyện. Đã thành lập tổng số đội dân phòng là 69.885/86.468 (thôn) đơn vị thuộc diện phải thành lập với trên 700.000 thành viên; đã thành lập được tổng số đội PCCC cơ sở là 325.087/340.945 cơ sở thuộc diện phải thành lập với trên 2.321.000 thành viên; thành lập được tổng số đội PCCC chuyên ngành là 493/565 cơ sở thuộc diện phải thành lập với trên 8.600 thành viên; đã tiến hành 271.868 lượt kiểm tra an toàn PCCC, lập 271.868 biên bản kiểm tra; lập 5.802 biên bản vi phạm hành chính, phạt tiền 5.392 trường hợp với tổng số tiền phạt 28,08 tỷ đồng; tạm đình chỉ 419 trường hợp; đình chỉ hoạt động 189 trường hợp.

Năm 2021, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tập trung tham mưu và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an; đã báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 về tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Quốc Hội về công tác PCCC và CNCH; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế công tác PCCC và CNCH. Tập trung triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngặn chặn cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng; triển khai thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm công tác PCCC và CNCH gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tình hình cháy, nổ mặc dù đã được kiềm giảm nhưng cháy, nổ tại các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh vẫn còn diễn biến phức tạp. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài và xảy ra ở nhiều địa phương gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, sinh hoạt của các cơ sở sản xuất và Nhân dân, nhiều cơ sở sản xuất phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài, việc thực hiện bảo đảm điều kiện an toàn PCCC tại đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở bị gián đoạn, không thường xuyên; nhu cầu sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt tại các hộ gia đình tăng cao. Bên cạnh đó, sau khi các cơ sở doanh nghiệp đi vào hoạt động sau thời gian dịch bệnh kéo dài sẽ chủ yếu tập trung vào sản xuất, lơ là công tác bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC tại cơ sở dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ cao tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình. Đồng thời việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC như giải pháp thoát nạn, hệ thống PCCC, chiếu sáng sự cố, phương án xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại các công trình được xây dựng mới hoặc cải tạo thành bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCCC và CNCH.

Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra trong mùa hanh khô, dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm 2022, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo:

1. Đối với các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ sở, cần tổ chức tốt hoạt động PCCC và CNCH tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC, nội quy, quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh đến cán bộ, công nhân viên, các hộ kinh doanh và khách hàng; thường xuyên và định kỳ tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC để phát hiện và khắc phục kịp thời các nguy cơ gây cháy; xây dựng và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ để lực lượng này có khả năng phát hiện, báo cháy và dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh; chuẩn bị phương án thoát nạn cho người và tài sản khi cháy xảy ra; tăng cường tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại cơ sở và khu dân cư, đặc biệt là vào thời điểm ngoài giờ hành chính, ban đêm, ngày nghỉ để phát hiện và dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh.

2. Đối với các hộ gia đình cần bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC để loại trừ và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ; nên trang bị thiết bị cảnh báo cháy sớm, thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas; trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay, mặt nạ lọc độc, nước chữa cháy…và biết cách sử dựng những phương tiện này; chuẩn bị các phương án thoát nạn và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình cùng biết; cẩn trọng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như bóng điện, bàn là, bếp điện, thiết bị sưởi ấm… Không để các vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

3. Các khu dân cư tập trung nhiều nhà dễ cháy, UBND địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; tổ chức thành lập và vận động quần chúng nhân dân tham gia đội dân phòng và xây dựng các phương án chữa cháy tại các khu dân cư; tổ chức cho đội dân phòng tham gia thực tập giải quyết các tình huống giả định cháy; xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng, các cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác chữa cháy.

4. Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh biết; ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu (như bình chữa cháy xách tay, họng nước chữa cháy vách tường, chăn chiên…) để dập tắt đám cháy đồng thời gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH số điện thoại 114 và tích cực tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH

(//www.canhsatpccc.yahba.com/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1172/id/10322/language/vi-VN/Default.aspx)