web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phong trào Toàn dân PCCC trong giai đoạn hiện nay

Phong trào Toàn dân PCCC có vị trí quan trọng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong công tác bảo đảm an toàn PCCC. Trong nhiều năm qua, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo xây dựng phong trào Toàn dân PCCC phát triển rộng khắp, lớn mạnh làm nòng cốt trong công tác PCCC ở các đơn vị, cơ sở, khu dân cư, vừa phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, vừa bảo đảm giữ vững an sinh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Mỗi một giai đoạn lịch sử, công tác xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy có những đặc thù phù hợp yêu cầu thực tế. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, nội dung của phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy gắn liền với các nhiệm vụ trọng yếu của ngành Công an là đấu tranh phòng chống gián điệp, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngụy trang, sơ tán tài sản, chữa cháy xóa mục tiêu bắn phá của địch, bảo vệ thành quả sản xuất của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ. Cũng từ những mô hình của thời kỳ này đã đặt nền móng cho công tác xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy xuyên suốt chiều dài lịch sử 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đất nước thống nhất, từ năm 1975 đến năm 1986, phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy tiếp tục phát triển với nhiệm vụ bảo vệ sản xuất và bình yên cuộc sống nhân dân, góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh. Thời kỳ này phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy phát triển nở rộ ở các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, nhất là ở khu vực thành thị, khu công nghiệp. Để kiện toàn mạng lưới các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bám địa bàn, cơ sở, tập trung tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của quần chúng, bảo đảm cho lực lượng này đủ sức gánh vác công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở, khu dân cư.

Bước vào thời kỳ đổi mới, để phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, huy động toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy phát triển lớn mạnh. Ngày 29/6/2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy tại kỳ họp thứ 9. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về phòng cháy, chữa cháy thể hiện tính kế thừa, tính thực tiễn dựa trên cơ sở yêu cầu phát triển của đất nước với những nguyên tắc mang tính khoa học, tính quần chúng cao, thể hiện vai trò to lớn của nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Về nguyên tắc hoạt động, Luật Phòng cháy và chữa cháy xác định phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy; quy định nguyên tắc: “Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ”. Luật cũng quy định lấy ngày 4/10 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”. Từ khi có Luật Phòng cháy và chữa cháy, công tác xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy đã được triển khai chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến địa phương.

Cùng với Luật Phòng cháy và chữa cháy, nhiều văn bản pháp lý của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy: Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết 99/2019/QH14, ngày 27 tháng 11 năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội đều nhấn mạnh nội dung xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm sâu rộng; gắn liền với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, với phương châm bốn tại chỗ, trong đó xác định xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản theo cụm dân cư, cụm doanh nghiệp an toàn phòng cháy và chữa cháy trên cơ sở lấy lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành là nòng cốt…

Từ những chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các địa phương mỗi năm ban hành hàng chục văn bản chỉ đạo công tác xây dựng phong trào và xây dựng Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở, Dân phòng và chuyên ngành. Năm 2020, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ban hành Quyết định số 380/QĐ/C07-P2 ban hành Quy định phân loại Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở và Dân phòng. Đây là cơ sở giúp công an các địa phương đánh giá, phân loại hằng năm, từ đó xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng và xây dựng mới các Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở và Dân phòng.

Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy được chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, trong đó đặc biệt chú trọng các Đội Phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị, cơ sở, khu dân cư trọng điểm về cháy, nổ. Đến tháng 11/2021, đã có 63/63 công an địa phương phối hợp với chính quyền địa phương ban hành kế hoạch và tổ chức xây dựng mô hình phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy bảo đảm theo chỉ tiêu đã đăng kí. Toàn quốc đã xây dựng, duy trì và triển khai nhân rộng 217 mô hình điển hình, hoạt động có hiệu quả trong phong trào phòng cháy, chữa cháy; 57/63 Công an địa phương xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị, cơ sở phấn đấu trở thành đơn vị điển hình tiên tiến hoặc giữ vững danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH. Năm 2021 có 6.826 đơn vị đăng ký trở thành đơn vị điển hình tiên tiến và giữ vững danh hiệu điển hình tiên tiến. Kết quả xét có 4.431 đơn vị đủ điều kiện và được công nhận đơn vị điển hình tiên tiến về phòng cháy, chữa cháy.

Có rất nhiều phong trào hoạt động có hiệu quả, trở thành những điển hình tiêu biểu trong phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy, thể hiện chiều sâu trong công tác tuyên truyền, dân vận của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như: Mô hình khu dân cư an toàn phòng cháy, chữa cháy; Khu công nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy; Nhà tôi có bình chữa cháy; Lắp đặt các điểm chữa cháy công cộng tại các ngõ sâu; Hộ gia đình an toàn phòng cháy, chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ; Hiến đất mở rộng hẻm; Hộp thư phòng cháy, chữa cháy; Phường, xã, thị trấn điểm an toàn phòng cháy, chữa cháy; Mô hình phòng cháy, chữa cháy 4 lớp về phòng cháy, chữa cháy; Tuyên truyền lưu động; Gia đình có ít nhất 2 lối thoát nạn và có bình chữa cháy, phương tiện thoát nạn… Trong đó nổi lên là mô hình “Cụm dân cơ quan, doanh nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy” của Thành phố Hải Phòng. Từ đặc điểm các khu công nghiệp của địa phương, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an Thành phố Hải Phòng đã tham mưu, đề xuất Giám đốc Công an thành phố có kế hoạch phối hợp với các đơn vị chức năng và Công an các quận, huyện khảo sát xây dựng các cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy. Mô hình này được khảo sát thực tế, lập kế hoạch thành lập, có quy chế hoạt động rõ ràng với các cam kết thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy của các doanh nghiệp tham gia vào cụm. Các đơn vị trong cụm thường xuyên chăm lo, củng cố, xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, đảm bảo 100% doanh nghiệp có Ban Chỉ huy về phòng cháy, chữa cháy, có đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở; nhiều cụm xây dựng phương án chữa cháy có sự phối hợp của các doanh nghiệp… Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có tổng số 21 cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy với 263 đơn vị tham gia hoạt động tích cực, hiệu quả, không để xảy ra các vụ cháy, nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Đây là một trong những mô hình tiêu biểu trong công tác PCCC đang được áp dụng sáng tạo ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đến nay, trên toàn quốc đã thành lập 69.885 Đội Dân phòng trên tổng số 86.468 (thôn) đơn vị thuộc diện phải thành lập Đội Dân phòng (chiếm 80,82%) với 700.243 thành viên (trong đó, xếp loại tốt 12.567 đội; xếp loại khá 27.935 đội; xếp loại trung bình 21.817 đội; xếp loại yếu 1.961 đội; không phân loại 5.605 đội). Có 325.087 Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở trên 340.945 cơ sở thuộc diện phải thành lập Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở (chiếm 95,35%) với 2.321.061 thành viên (trong đó, xếp loại tốt 45.474 đội; khá 124.376 đội; trung bình 87.587 đội; yếu 3.952 đội; không phân loại 63.698 đội). Có 493 Đội Phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành trên 565 cơ sở thuộc diện phải thành lập đội chuyên ngành (chiếm 87,26%) với 8.693 thành viên. Hàng năm, lực lượng này đã phát hiện và dập tắt kịp thời trên 50% tổng số vụ cháy xảy ra, góp phần ngăn chặn cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Trong những năm qua, tuy đã đạt được nhiều thành công trong phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải sớm được khắc phục. Nhiều phong trào mới hình thành thì hoạt động rất hiệu quả sau lại không tồn tại lâu dài do thiếu kinh phí, không có quy chế hoạt động cụ thể. Việc tổ chức và duy trì hoạt động đối với lực lượng dân phòng còn nhiều khó khăn, chưa đúng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, do đó việc phòng ngừa và tổ chức cứu chữa các đám cháy không hiệu quả và kịp thời nên để dẫn đến cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Ở một số cơ sở việc tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy tại chỗ còn mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy. Đặc biệt là lực lượng dân phòng hoạt động hiệu quả không cao; chế độ, chính sách đối với Đội trưởng, Đội phó và các thành viên đội dân phòng chưa bảo đảm.

Trong thời gian tới, để phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, Công an các đơn vị, địa phương cần triển khai thực hiện tốt một số biện pháp công tác sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy làm chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành trong công tác phòng cháy, chữa cháy, chuyển từ ý thức tự phát thành tự giác trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, khu dân cư… theo nguyên tắc mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy phải thực hiện và giải quyết tại chỗ. Để làm tốt việc này, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan văn hóa thông tin và các cơ quan tuyên truyền của Bộ Công an tích cực tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy đặc biệt là vào dịp cao điểm về phòng cháy, chữa cháy… Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới về phương thức, nâng cao chất lượng về nội dung, hướng vào những nội dung, chủ đề thiết thực với lợi ích của người dân, nhằm giúp cho người dân thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc phòng cháy, chữa cháy là để bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình.

Hai là, Ban Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy các cấp; đánh giá thực trạng phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy; chấn chỉnh công tác phòng cháy, chữa cháy tại những cơ sở trọng điểm về cháy nổ; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng; triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác phòng cháy, chữa cháy; đề xuất xây dựng và nhân rộng các mô hình phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy phù hợp lòng dân, vừa sức dân để thu hút sự ủng hộ và tham gia tích cực của người dân; hàng năm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình để có kế hoạch xây dựng, nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng.

Ba là, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần bám sát địa bàn, cơ sở phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố mới, những điển hình trong phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở, khu dân cư để có kế hoạch nhân rộng trên toàn quốc; nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy trong điều kiện kinh tế thị trường và trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; tập trung làm công tác dân vận, xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ ở những khu dân cư tập trung và cơ sở trọng điểm; phối hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng chế độ chính sách cho lực lượng này; làm tốt công tác thi đua khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy để động viên, khích lệ và lan tỏa phong trào.

Bốn là, phát động các phong trào tự quản về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy lồng ghép với nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội các khu dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo cho phong trào sức lan tỏa rộng rãi; phối hợp cùng các đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… tổ chức các hoạt động phòng cháy, chữa cháy thiết thực trong đoàn viên, hội viên, đưa việc phổ biến, trao đổi tình hình công tác phòng cháy, chữa cháy vào các buổi sinh hoạt, tổ chức các đợt ký cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy giữa đoàn thể và hội viên./.

Thiếu tướng TS. Lê Quốc Hùng
Thứ trưởng Bộ Công an
 

Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC&CNCH