web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Sơn La: Bảo đảm an toàn PCCC tại các điểm văn hóa tâm linh

Toàn tỉnh hiện có 60 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng, trong đó có 11 di tích có yếu tố tâm linh; có hàng chục các đền thờ nhỏ tại các tiểu khu, bản, xã. Đa số các đền thờ, chùa đều được xây dựng bằng gỗ, bên trong có nhiều đồ đạc, vật dụng, lễ thờ dễ cháy; hay tại các địa điểm văn hóa tâm linh, người dân đều đến dâng lễ, thắp hương, đốt vàng mã, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. 

 

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn Ban Quản lý di tích các đền, chùa và người dân đi lễ thực hiện nghiêm các quy định an toàn về cháy, nổ.

 

Di tích quốc gia Văn bia Quế Lâm Ngự Chế – Đền thờ Vua Lê Thái Tông, nằm trên địa bàn phường Chiềng Lề (Thành phố), hàng năm đón hàng chục nghìn lượt khách về tham quan và chiêm bái. Ông Phạm Văn Tuấn – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La, thông tin: Bảo tàng tỉnh hướng dẫn người đi lễ chỉ thắp hương ở lư hương bên ngoài vừa đề phòng hỏa hoạn, hướng dẫn bà con hóa vàng đúng nơi quy định. Phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức tập huấn PCCC cho đội ngũ nhân viên bảo vệ trực tại đền; nhắc nhở du khách thực hiện các quy định PCCC tại đền…

 

Còn tại Đền Linh Sơn Thủy Từ và Nàng Han, tọa lạc trên đồi Pú Nghịu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, hàng năm, nếu không ảnh hưởng dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến đây trên 100.000 lượt người, đông nhất là từ đầu tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Đại đức Thích Tâm Hòa – Phó Ban Quản lý khu du lịch văn hóa tâm linh huyện Quỳnh Nhai, chia sẻ: Ban đã thành lập tổ bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, nổ. Chúng tôi bố trí hàng chục bình chữa cháy bên trong các khu thờ tự. Ở bên ngoài, các téc nước, bể chứa đều được bơm đầy nước, sẵn sàng đáp ứng nguồn nước chữa cháy khi có sự cố xảy ra…

 

Đại tá Nguyễn Khắc Ngọc – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh, cho biết: Thực tế kiểm tra, vẫn phát hiện những hạn chế trong PCCC tại các điểm văn hóa tâm linh. Đặc biệt, hệ thống điện và trang thiết bị PCCC tại hầu hết các đền, chùa, khu di tích đều chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn PCCC. Tại những khu di tích lớn, cơ bản công tác bảo đảm PCCC được quan tâm, coi trọng hơn. Còn ở những địa điểm nhỏ, nhất là các đền, chùa của bản, xã thì việc bố trí người, phương tiện sẵn sàng chữa cháy hầu như chưa được thực hiện.

 

Ngay từ đầu năm, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã tổ chức cho Ban Quản lý các di tích ký cam kết và tăng cường kiểm tra các thiết bị PCCC ở các đền, chùa. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể, tổ chức kiểm tra ở các điểm văn hóa tâm linh. Trong đó, tập trung kiểm tra hệ thống điện; việc bố trí tài sản, hàng hóa, phương tiện, lối thoát hiểm; sử dụng nguồn nhiệt, lửa tại các nơi thắp hương, hóa vàng mã; tình trạng, khả năng hoạt động của phương tiện PCCC tại chỗ; trách nhiệm người đứng đầu cơ sở, ban quản lý di tích trong việc thực hiện công tác PCCC; hướng dẫn, tuyên truyền Luật PCCC, các văn bản, quy định về công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH… Nhìn chung, các di tích, các điểm thờ tự cơ bản được trang bị bình chữa cháy xách tay; xây khu hóa tiền vàng đảm bảo an toàn về PCCC. Nhiều di tích, đền chùa đã sử dụng đèn điện thay cho việc thắp nến. Các cơ sở văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố cháy, nổ.

 

Sau Tết Nguyên đán, cũng là thời điểm bước vào mùa khô hanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Do đó, các cơ sở văn hóa tâm linh, khu di tích lịch sử, văn hóa cần thực hiện đúng theo các quy định và chủ động trong công tác PCCC; mỗi người dân cần nâng cao vai trò, nhận thức về công tác PCCC khi dâng hương lễ chùa, góp phần bảo vệ an toàn các di tích, đảm bảo tài sản, tính mạng của chính mình./.

Theo Thủy Ngân (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)