web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thảm họa 11/9/2001 và chuyện người lính cứu hỏa

Thoắt đã hơn 20 năm từ buổi sáng thứ Ba ngày 11/9/2021 định mệnh ấy, ngày mà cả thế giới chấn động trước hình ảnh tòa Tháp đôi ở New York bị 2 chiếc máy bay của bọn không tặc đâm xuyên ngang rồi sụp đổ hoàn toàn. Cùng buổi sáng hôm ấy, một chiếc máy bay khác của bọn khủng bố đâm xuống một tòa nhà của lầu Năm góc (trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ). Một chiếc ban đầu định nhằm vào một mục tiêu của Washington D.C nhưng đã rơi xuống cánh đồng thuộc bang Pensilvania sau khi hành khách dũng cảm tìm cách khống chế bọn không tặc. Vụ tấn công khủng bố ấy đã làm gần 3000 người thiệt mạng, hơn 6000 người bị thương, gây thiệt hại tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỷ USD, đồng thời gây tổn thất tổng cộng ước tính 3000 tỷ USD… Đây cũng là thảm họa gây thiệt hại lớn nhất của lực lượng cứu hỏa và hành pháp trong lịch sử nước Mỹ với 343 lính cứu hỏa và 72 sỹ quan hành pháp thiệt mạng!

 

Cảnh tượng ban đầu của tòa Tháp đôi New York bị tấn công vào sáng 11/9/2001.

 

Trở lại thời điểm 8 giờ 47 phút sáng 11/9, chiếc Boing 767 chuyến bay số 11 của American Airlines đang chở khách từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ thì bị nhóm không tặc thứ nhất cướp lái đâm thẳng vào tòa phía Bắc của Tháp đôi New York, khoảng từ tầng 93 đến tầng 99 làm rung chuyển một vùng, tạo ra một cột lửa khói khổng lồ trên bầu trời thành phố này. Sáu phút sau đó, Đội lính cứu hỏa đầu tiên của Thành phố New York đã tiếp cận hiện trường. Khi những người lính cứu hỏa vừa bắt đầu leo lên thang chuyên dụng tiếp cận giải cứu những người bị mắc kẹt trong các tầng trên thì một chiếc Boing 767 khác, chuyến bay 175 của hãng United Airlines cũng bị bọn khủng bố cướp lái lao thẳng vào tòa tháp phía Nam…

Một sỹ quan chỉ huy của Sở Cứu hỏa Thành phố New York nhớ lại: Chúng tôi nhận thức rõ được rằng những đồng đội của mình có thể hy sinh và chúng tôi đang đối đầu với rắc rối thực sự. Nhưng chúng tôi ước tính được rằng có từ 25000 đến 50000 người dân nơi đây có thể thiệt mạng, vì vậy chúng tôi phải cố gắng giải cứu họ…

Đúng như lời của vị sỹ quan chỉ huy, vào lúc 9 giờ 30 phút sáng hôm ấy, người lính cứu hỏa đầu tiên đã bị thiệt mạng tại hiện trường. Một nhân viên ở tòa tháp phía Nam lao ra khỏi phòng rơi vào người lính cứu hỏa Daniel Suhr khiến cả 2 đều tử vong. Còn sau đó cuộc giải cứu những người mắc kẹt ở tòa tháp đôi khiến những người lính cứu hỏa gặp khó khăn và hiểm nguy hơn rất nhiều. Việc liên tục phải lên xuống thang cứu hộ trong bộ quần áo bảo hộ và nhiều thiết bị nặng nề khiến những người lính cứu hỏa mau chóng bị vắt kiệt sức lực. Đã thế, khi đã vào được trong tòa tháp việc thông tin liên lạc qua vô tuyến trở nên khó khăn hơn, thậm chí nhiều vị trí mất hoàn toàn tín hiệu. Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi cuộc chiến đấu của những người lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn giành giật sự sống cho hàng ngàn người dân trên 2 tòa tháp đang diễn ra thì vào lúc 9 giờ 59 phút tòa tháp phía Nam bỗng nhiên sụp đổ hoàn toàn, chỉ trong 10 giây. Những người dân trong tòa tháp Nam chưa kịp thoát ra ngoài cùng những người lính cứu hỏa đang leo lên cứu họ đã bị chôn vùi trong đống đổ nát gồm 250.000 tấn sắt thép, bê tông và đồ đạc!

Một phút sau tình huống bất ngờ khủng khiếp ấy, các quan chức Sở Cứu hỏa New York ra lệnh cho tất cả nhân viên cứu hỏa ở tòa tháp Bắc phải lập tức sơ tán. Nhưng vì thông tin liên lạc trong tòa nhà bị nghẽn, một số nhân viên không nghe được lệnh sơ tán ấy… Và vì thế, vào lúc 10 giờ 28 phút, tòa tháp Bắc sụp đổ cũng khiến nhiều người lính cứu hỏa mãi mãi ra đi…

Một phần ba số lính cứu hỏa trong số 1000 nhân viên ứng phó với tình trạng khẩn cấp có mặt tại hiện trường hôm ấy đã thiệt mạng! Ước tính 200 người lính cứu hỏa đã chết ở bên trong hoặc chân tòa tháp phía Bắc, 143 người lính cứu hỏa đã thiệt mạng ở bên trong hoặc xung quanh tòa tháp phía Nam…

Ông Dan Rowan, một trong số những người lính cứu hỏa đầu tiên đến hiện trường còn sống sót trong ngày 11/9 định mệnh ấy nhớ lại: Khi mọi người ùn ùn chạy từ bên trong tòa tháp ra thì chúng tôi chạy vào. Hành động đó xuất phát từ trong tim…

Sự thật là hầu hết các thành viên Đội Cứu hỏa cứu nạn, cứu hộ của ông Dan Rowan đều không thể sống sót ra ngoài. Bản thân ông phải trải qua 72 giờ tiếp theo để bới bê tông cốt thép tìm kiếm 10 người lính cứu hỏa trong đội bị vùi lấp tại hiện trường. Trong số 343 người lính cứu hỏa thiệt mạng ngày đó có 53 người đã làm việc hoặc được huấn luyện cùng ông Dan Rowan. Cảnh tượng khủng khiếp ngày 11/9/2001 vẫn ám ảnh ông Dan Rowan hàng ngày cho đến tận bây giờ và ông phải sống chung với nó suốt phần đời còn lại… Cũng từ ấy đến nay, ông thường mặc bộ đồng phục có số 343 để tưởng nhớ 343 đồng đội đã mất. Ông Dan Rowan cũng luôn để ảnh những người đồng đội thân thiết đã thiệt mạng trong ngày 11/9/2001 trong túi áo sơ mi, nơi gần trái tim của ông nhất!

Cách tưởng niệm của một trong những người lính cứu hỏa tham gia cứu nạn, cứu hộ vào ngày 11/9 đẫm máu và nước mắt ấy thật đáng để mọi người suy nghĩ.

Hai mươi năm đã trôi qua, chân hai tòa tháp bị bọn không tặc tấn công ngày 11/9 ấy giờ đây đã trở thành 2 hồ nước lớn. Một thác nước chảy vào một cái giếng ở trung tâm hồ, biểu tượng cho những đau thương mất mát như dòng nước chảy mãi khôn nguôi! 2983 cái tên từng nạn nhân trong đó có 343 người lính cứu hỏa, 23 sỹ quan hành pháp Thành phố New York được khắc trên những tấm đồng trên thành 2 hồ nước. Nhiều tòa tháp mới đã được xây dựng lại trên đống đổ nát trong đó có Trung tâm Thương mại Một Thế giới – tòa nhà khổng lồ thay thế tòa Tháp đôi ngày trước. Một khu phức hợp Bảo tàng – Đài tưởng niệm quốc gia ngày 11/9 cũng đã được xây dựng và mở cửa đón khách từ những năm trước.

Tại Bảo tàng có trưng bày một tấm Huy hiệu Cảnh sát mang số hiệu 10467 và một dây lưng bao súng đã biến dạng vì khói lửa của bà Moira Smith-người phụ nữ duy nhất trong số 23 sỹ quan hành pháp Thành phố New York bị thiệt mạng trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Nhân viên bảo tàng ở đây kể lại rằng, buổi sáng ngày thứ Ba định mệnh ấy, như lệ thường, Moira Smith hôn con gái Patriccia 2 tuổi rồi đặt vào lòng người chồng, ông Jun Smith, cũng là đồng nghiệp tại sở Cảnh sát New York trước khi đi nhiệm sở. Ông Jun Smith làm việc vào ca đêm nên sáng hôm đó được ở nhà “trông con”. 8 giờ 46 phút, trong khi chồng và con đang ngồi xem phim hoạt hình ở nhà thì ở bên ngoài, Moira nghe thấy tiếng gầm rú như sấm sét trên bầu trời. Nhìn lên, thấy chiếc Boing 767 sà xuống gần với đường chân trời và chỉ chốc lát tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương Mại Thế Giới biến mất trong quả cầu lửa… Moira được coi là người Cảnh sát đầu tiên thông báo bằng điện đàm về vụ việc thảm khốc này. Khi tòa tháp Bắc bốc cháy thì một phóng viên ảnh đã chụp được cảnh Moira Smith đang dìu một người đàn ông đầu đầy máu ra khỏi tòa tháp trước khi bà quay lại cứu giúp người khác. Và sau đó, trong cuộc điện đàm cuối cùng của Moira Smith tại khu vực tòa tháp phía Nam, người ta thấy tiếng bà kêu lên một cách tuyệt vọng: Tôi không có không khí! Hãy giúp tôi! Moira Smith đã vĩnh viễn ra đi để lại tấm Huy hiệu sỹ quan ám khói và chiếc dây lưng bao súng cháy biến dạng tại hiện trường đổ nát! Đó là 1 trong số 40. 000 hình ảnh và 14. 000 hiện vật từ vụ tấn công khủng bố được trung bầy tại Bảo tàng này.

343 lính cứu hỏa và 23 sỹ quan hành pháp Thành phố New York đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 11/9 khi họ nhận nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ ở tòa tháp đôi giữa trung tâm Thành phố New York giàu có. Những nỗ lực đầy quả cảm của họ cùng hơn 600 đồng đội còn sống sót đã sơ tán an toàn được hàng ngàn người từ thảm họa ngày hôm đó. Theo một số liệu điều tra được công bố sau này, thực tế số người trong tòa tháp hôm đó ít hơn so với ước tính ban đầu là khoảng 17.400 người và 87% người trong số đó đã được sơ tán an toàn. Có lẽ vì thế, khi nhớ lại hiện trường vụ tấn công ngày 11/9 ông Dan Rowan chia sẻ: Tôi không thích gọi đó là vùng đất Số Không (Ground Zero-nơi từng tọa lạc tòa Tháp đôi). Tôi thích gọi nó là vùng đất Anh Hùng (Ground Hero) vì đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm ngày hôm đó…

Ngày 25/5/2014, Bảo tàng bên cạnh “vùng đất Số Không” bắt đầu mở cửa. Trước đó, những phiến đồng có khắc tên nạn nhân trên bức tường bao quanh hồ nước ở ngay “vùng đất Anh Hùng” theo cách gọi của ông Dan Rowan, người lính cứu hỏa năm xưa cũng đã đón khách đến tham quan. Ước tính hàng năm, nơi đây thu hút tới 7 triệu du khách trong và ngoài nước Mỹ… Và tôi, một Nhà văn Việt Nam cũng là một trong hàng triệu người nước ngoài đã đến bên hai hồ nước này, đã đứng lặng trước những dòng tên của hàng ngàn người dân vô tội thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố, dòng tên của hàng trăm người lính cứu hỏa và sỹ quan hành pháp New York đã ra đi vì nhiệm vụ cao cả của họ…/.

                                                                                                 Nguyễn Xuân Hải