web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Đình Cháy và truyền thuyết ông hổ rằn

Ở huyện miền núi Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam có một ngôi đình mang tên dân gian rất độc đáo gắn với biến cố hoả hoạn vào cuối thế kỷ 18, đó là Đình Cháy. Nơi đây cũng gắn với những truyền thuyết dân gian về ông hổ rằn và tục thờ ông hổ…

 

Đình làng Phước Sơn có liên quan đến gốc tích Đình Cháy.

 

Theo gia phả của các tộc họ tại khối phố Phước Sơn (thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam), vị tiền hiền đầu tiên đến vùng đất này chiêu dân khai hoá, khẩn hoang, lập đất, dựng làng vào những năm giữa thế kỷ 16 là ông Nguyễn Phủ Quân. Nhận thấy nơi đây đất đai bằng phẳng, có độ phì nhiêu lại vừa có núi non xanh tốt bao quanh lại vừa thuận tiện trong việc đi lại bằng đường thuỷ nên ông Nguyễn Phủ Quân quyết định dừng chân tại vùng đất này để khai cơ lập nghiệp và lập nên làng Phước Sơn với ý niệm cầu mong cho những người đến đây được sống bình yên là nhờ cái phước đức của núi rừng, cho nên mới dùng hai chữ Phước Sơn để đặt tên cho làng. Để tỏ lòng tri ân công đức khai hoang, dựng ấp, lập làng của ông Nguyễn Phủ Quân, sau khi ông mất dân làng đã suy tôn ông là vị Tiền hiền của vùng đất Phước Sơn này.

Sau khi an cư lập nghiệp, lập thành làng xóm, cuộc sống dần dần đi vào ổn định, để ghi nhớ công ơn khai khẩn của những tiền nhân đối với vùng đất mới này, nên khoảng giữa thế kỷ 18, bà con dân làng Phước Sơn bàn nhau chọn vùng đất lành, cao ráo và cùng chung tay góp công, góp của xây dựng một cái đình để làm nơi thờ tự ông Nguyễn Phủ Quân và các vị tiền bối, các vị thần phù hộ, độ trì cho làng. Nội dung của tấm bia đá hiện đang lưu giữ tại đình làng Phước Sơn cho biết ngôi đình đầu tiên được xây dựng vào những năm Cảnh Hưng (1740 – 1786) dưới thời vua Lê Hiển Tông. Lúc bấy giờ, đình được làm bằng gỗ, lợp tranh và gọi tên là “Phước Lãnh Hương Đình”.

Theo các vị cao niên làng Phước Sơn, sau khi đình được dựng lên một thời gian thì có một biến cố lớn xảy ra. Đó là trong một lần phát cây, đốt rẫy để làm nương, người dân ở đây đã vô tình để đám cháy lan rộng làm cháy luôn cả ngôi đình bằng gỗ, tranh, tre nứa. Sau khi đám cháy được dập tắt, những gì còn sót lại là hai tấm bia đá khắc bằng chữ Hán Nôm và những cây cột bị cháy sém. Từ đó, để con cháu sau về sau ghi nhớ biến cố này nên người dân đã gọi ngôi đình này bằng một cái tên mới, dễ nhớ là Đình Cháy và cái tên này vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.

Khoảng đầu thế kỷ 19, nhằm tránh hỏa hoạn về sau, dân làng đã đồng tâm nhất trí chọn một khu đất trên Cồn Đình, bên bờ phía Đông con suối Ba Loai (hiện nay thuộc tổ 11, khối phố Phước Sơn, huyện Hiệp Đức), để lập dựng lại ngôi đình mới và đặt tên là Đình làng Phước Sơn làm nơi hội tụ thờ cúng của dân làng. Một số cột gỗ còn sót lại từ Đình Cháy được bà con chuyển về đây lắp ráp, bờ đá cũ bao quanh Đình Cháy và hai tấm bia đá được giữ lại. Trải qua những thăng trầm của thời cuộc, của thiên tai, chiến tranh, đình làng Phước Sơn đã qua 5 lần trùng tu. Bản dịch nội dung những tấm bia đá bằng chữ Hán Nôm hiện đang lưu giữ tại đình làng Phước Sơn đã ghi rõ thời gian 5 lần trùng tu vào các năm: lần thứ nhất là vào năm Gia Long thứ 13 (năm 1814), lần thứ hai vào năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838), lần thứ ba vào năm Tự Đức thứ 22 (năm 1869), lần thứ tư vào năm Tự Đức thứ 33 (năm 1880) và lần trùng tu thứ năm được thực hiện dưới thời vua Khải Định (khoảng vào năm 1920)… Trong những năm kháng chiến, ngôi đình này không may bị bom đạn của địch làm sập và mãi đến năm 2001 thì ngôi đình Phước Sơn mới được phục dựng, trùng tu lại như hiện nay.

Riêng tại khu vực tại nơi từng toạ lạc ngôi đình bị cháy trước đây thì vào năm 2007 được sự thống nhất tạo điều kiện của ngành Văn hóa – Thông tin huyện Hiệp Đức và của chính quyền địa phương, một số bà con dân làng Trà Sơn (phía Tây suối Ba Loai) cũng đã chung tay cùng đóng góp, tạo dựng lại ngôi đình làng ngay trên khu đất mà Đình Cháy ngày xưa đã tọa lạc, và đặt tên là Đình làng Trà Sơn để làm nơi thờ cúng của dân làng trong khu vực Trà Sơn.

Điều đặt biệt là hiện nay trong khuôn viên của đình làng Phước Sơn và đình làng Trà Sơn đều có một bệ thờ thờ trang trọng một ông hổ rằn được đắp bằng xi-măng. Ở đình làng Phước Sơn thì bệ thờ “ông hổ rằn” nằm phía ngoài bên trái của đình, còn tại đình làng Trà Sơn thì bệ thờ nằm ngay trước tấm bình phong. Theo cụ Huỳnh Lại (85 tuổi, sống gần đình Phước Sơn) cho biết thì tương truyền rằng, xưa kia khu vực làng Phước Sơn có một vị thần quản lý đất đai, sông suối, ruộng đồng, rừng núi…; ông có tài hô mây, gọi gió và có thể sai khiến những loài thú dữ để chúng không làm hại dân làng. Trong những lần đi hội họp, nghe ngóng, cứu nhân, độ thế, cứu giúp dân làng, ông thường làm phép sai khiến một con hổ rằn hung dữ để làm vật cưỡi và bảo vệ ông những lúc hiểm nguy. Từ truyền thuyết đó nên từ xưa ngoài việc thờ cúng vị thần phù hộ, độ trì của làng thì dân làng cũng dành cho “ông hổ rằn” sự tôn trọng và lập nơi thờ cúng. Theo quan niệm của dân làng do “ông hổ rằn” là vật cưỡi, là con vật đi theo bảo vệ vị thần của làng nên dân làng cho rằng “ông hổ rằn” không thể ngang hàng và không thể thờ cúng chung với thần ở trong đình được nên đã lập bệ thờ riêng để thờ cúng ở ngoài… Từ truyền thuyết này, khi phục dựng lại đình làng Trà Sơn, dân làng cũng xây một bệ thờ “ông hổ rằn” tại đình, ngay trước tấm bình phong với hai câu đối bằng chữ Hán hai bên: “Phước lãnh hương đình/Sơn lâm hổ tướng”.

Ngày nay, nếu có dịp đặt chân đến khối phố Phước Sơn (thị trấn Tân Bình) hoặc làng Trà Sơn (xã Sông Trà), ngoài việc ghé thăm hai ngôi đình toạ lạc ở hai địa phương khác nhau nhưng có chung một gốc gác, thờ chung các bậc tiền hiền, hậu hiền, thần làng… thì sẽ rất thú vị và gây sự tò mò khi được nghe các vị cao niên kể chuyện về làng Phước Sơn xưa với một địa danh có tên là Đình Cháy và những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại về truyền thuyết “ông hổ rằn”./.

Mai Hồng Lâm