web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Xây dựng phong trào Toàn dân PCCC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã phát triển kinh tế, xã hội; đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc.

Tại Khoản 1, Điều 4 Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã quy định nguyên tắc đầu tiên: “Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC”. Đây là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động PCCC và khái quát hóa thành các quan điểm mang tính nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ nội dung Luật PCCC và hoạt động PCCC. Quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, hoạt động PCCC là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, vì vậy phải coi đây là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở, gia đình và mỗi cá nhân, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm”, có như vậy, quản lý nhà nước về PCCC mới có hiệu quả. Đồng thời hoạt động PCCC cần phải phát huy mọi nguồn lực của xã hội (lực lượng, phương tiện, tài chính, xã hội hóa, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến PCCC…).

Điều đó thể hiện quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; sự nghiệp PCCC cũng phải là sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Đó là giải quyết các yêu cầu về phòng ngừa cháy, nổ cũng như tổ chức dập tắt đám cháy, cứu nạn, cứu hộ các sự cố, tai nạn đòi hỏi phải tập trung nhiều lực lượng, phương tiện, liên quan đến việc sử dụng nguồn kinh phí lớn… nên cần thiết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và phát huy mọi nguồn lực của xã hội. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH là lực lượng nòng cốt trong quản lý nhà nước về PCCC, để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền, các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương; sự kết hợp giữa lực lượng chuyên nghiệp với lực lượng PCCC quần chúng, PCCC cơ sở và chuyên ngành. Chính vì thế, Luật PCCC đã thể hiện rõ quan điểm này, ở chỗ quy định rõ trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi công dân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chứcvà từng gia đình trong hoạt động PCCC.

Ngay sau khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC có hiệu lực (ngày 04/10/2013) và các văn bản về PCCC được ban hành, nhất là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC, các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Nai đã có sự quan tâm, vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai hiệu quả; phong trào Toàn dân tham gia PCCC được quan tâm đúng mức, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh Đồng Nai với vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật về PCCC đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành 61 văn bản, Công an tỉnh ban hành 114 văn bản. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thành phố ban hành 66 văn bản, UBND các xã, phường ban hành trên 300 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác an toàn PCCC&CNCH. Các văn bản được ban hành đảm bảo tính chặt chẽ, khả thi, nhanh chóng được vận dụng phù hợp với tình hình thực tế. Cùng với đó, ngân sách phục vụ công tác huấn luyện, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy… được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo. Các quy định PCCC được thực hiện gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực, tiến bộ rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chủ hộ gia định, người dân đối với công tác PCCC. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã thể hiện vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu, hướng dẫn xây dựng phong trào, từ đó, phong trào Toàn dân tham gia PCCC trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, thu hút nhân dân tự giác tham gia, từng bước xã hội hoá công tác PCCC với những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Việc đầu tư mua sắm trang bị các loại phương tiện chữa cháy tại chỗ được chú trọng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ PCCC tại cơ sở. Hầu hết các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội có nguy cơ cháy, nổ cao đều được xây dựng phương án chữa cháy, tổ chức thực tập phương án chữa cháy và trang bị phương tiện chữa cháy. Việc cải tạo, quy hoạch, xây dựng mới khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, chợ, chung cư cao tầng, trung tâm thương mại… được ngành chức năng quan tâm và có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trong thẩm định, phê duyệt về thiết kế và thiết bị PCCC trước khi xây dựng theo quy định của pháp luật.

Công tác xây dựng và củng cố các Đội PCCC cơ sở, Dân phòng, chuyên ngành được chú trọng. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có tổng số 2.918 Đội PCCC cơ sở và Dân phòng (lực lượng PCCC cơ sở: 1.984 đội; lực lượng Dân phòng: 934 đội), với 30.501 đội viên, đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào Toàn dân PCCC ở địa phương. Hàng năm, lực lượng này đã phát hiện và dập tắt gần 50% tổng số vụ cháy xảy ra, kịp thời ngăn chặn không để xảy ra cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, góp phần cùng lực lượng Cảnh sát PCCC bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng tài sản của người dân. Các lực lượng này cơ bản đều được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về công tác PCCC&CNCH nhằm chủ động trong công tác chữa cháy khi có cháy, nổ khi xảy ra. Thực hiện tốt phương châm “tích cực phòng ngừa không để cháy, nổ xảy ra, chủ động kịp thời chữa cháy nhanh đạt hiệu quả cao”.

Phương pháp vận động quần chúng, tuyên truyền hướng dẫn và xây dựng có hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia PCCC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được các cơ quan doanh nghiệp, cấp uỷ, chính quyền các cấp duy trì và phát triển, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an toàn PCCC trên địa bàn tỉnh. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh đã có nhiều cách làm hay, mô hình mới trong phong trào Toàn dân tham gia PCCC như: tham mưu, hướng dẫn xây dựng được những mô hình “Cụm doanh nghiệp và dân cư an toàn về PCCC” và tổ chức ký cam kết thi đua đảm bảo an toàn PCCC&CNCH giữa UBND các huyện, thị, thành, giữa các xã, phường, thị trấn và giữa các xóm, ấp, khu phố, giữa các khu công nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan các cấp và người đứng đầu các doanh nghiệp.

 

Diễn tập phương án CC&CNCH phối hợp nhiều lực lượng cấp tỉnh năm 2020 tại tòa nhà Pegasus.

Ảnh: Đức Hiệp

 

Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 12 khu dân cư an toàn PCCC, 02 phường điểm, khu phố điểm về công tác PCCC, thành lập 11 cụm doanh nghiệp an toàn PCCC tại 11 khu công nghiệp. Đồng thời đã có 25/25 đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng của 31 khu công nghiệp, Ban Chỉ đạo PCCC&CNCH của 11 huyện, thành, 171/171 các xã, phường, thị trấn và 100% xóm, ấp, khu phố ký cam kết thi đua về đảm bảo an toàn PCCC. Sau khi ký kết, các đơn vị, địa phương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PCCC, xây dựng cụm công nghiệp, dân cư an toàn, xây dựng lực lượng Dân phòng, cơ sở, trang bị phương tiện và huấn luyện để sẵn sàng ứng phó sự cố xảy ra.

Để đảm bảo hoạt động, các cụm doanh nghiệp và dân cư an toàn về PCCC đều xây dựng quy chế hoạt động, quy định về nội dung, thang bậc chấm điểm và thực hiện luân phiên làm Cụm trưởng với nhiệm kỳ một năm. Các cụm doanh nghiệp và dân cư an toàn về PCCC đã ban hành nhiều văn bản về công tác PCCC; niêm yết biển báo, chỉ dẫn, nội quy, tiêu lệnh chữa cháy; kẻ vẽ, trưng treo hàng nghìn khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ; nhiều cụm doanh nghiệp, các khu dân cư xây dựng góc bảo hộ lao động, an toàn PCCC để tuyên truyền và nâng cao nhận thức an toàn cho cán bộ công nhân viên. Việc xây dựng mô hình này đã có tác dụng tích cực phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia PCCC, phát huy tốt tác dụng phòng ngừa, kiềm chế tai nạn cháy, nổ ngay từ cơ sở theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Nhờ các giải pháp phù hợp, phong trào Toàn dân tham gia PCCC trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Năm năm gần đây, các mục tiêu, cơ sở trọng điểm trên địa bàn tỉnh tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về PCCC, không xảy ra những sự cố cháy, nổ. Đối với các vụ cháy tại cơ sở sản xuất, nhà dân, lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp có mặt kịp thời dập tắt các đám cháy, cứu người bị nạn. Qua đó, góp phần giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, tai nạn gây ra.

Tuy nhiên, phong trào Toàn dân tham gia PCCC có nơi, có lúc chưa được quan tâm chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện phong trào chưa thường xuyên, chưa phù hợp do đó chưa tạo được phong trào rộng khắp trong nhân dân, việc xây dựng mô hình chỉ mới là bước đầu, qua kiểm tra việc xây dựng và triển khai mô hình thì nhận thấy, bên cạnh những thành quả đã được thì vẫn còn nhiều thiếu sót, tồn tại. Nhận thức và ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCCC của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong cụm chưa đồng đều, thậm chí có một vài chủ doanh nghiệp còn coi nhẹ công tác PCCC. Việc phòng cháy còn nhiều sơ suất và vi phạm quy định về quy định an toàn PCCC vẫn xảy ra ở nhiều cơ sở, việc đầu tư trang thiết bị phòng chống cháy, nổ của một số cơ quan, doanh nghiệp chưa đúng mức…

Lực lượng PCCC cơ sở và Dân phòng ở nhiều nơi còn thiếu và yếu, khả năng phát hiện sớm và xử lý tình huống cháy ban đầu của lực lượng chữa cháy tại chỗ còn hạn chế. Một số cơ quan, doanh nghiệp chưa quan tâm chỉ đạo tự tổ chức kiểm tra, đôn đốc và có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót về an toàn PCCC, sự hiểu biết, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách và lực lượng kiêm nhiệm làm công tác PCCC ở hầu hết các ngành, cơ sở còn hạn chế, thường xuyên thay đổi nên gặp khó khăn trong đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ PCCC. Việc xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH của một số doanh nghiệp còn hình thức nên khi cháy xảy ra, lực lượng PCCC tại chỗ xử lý rất lúng túng, không hiệu quả, tình hình cháy vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy có giảm về số vụ nhưng thiệt hại về người và tài sản vẫn còn cao.

Ở nhiều cơ sở trọng điểm, các khu công nghiệp, nhà cao tầng, chợ, làng nghề và các khu rừng trọng điểm vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cháy lớn đây chính là những hạn chế mà thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân, doanh nghiệp và cả cộng đồng nâng cao hơn nữa nhận thức về an toàn PCCC, tích cực tham gia có hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia PCCC, trong đó vai trò của người đứng đầu phải tiếp tục được phát huy để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Từ những thiếu sót tồn tại đó, để đẩy mạnh triển khai thực hiện sâu rộng phong trào Toàn dân tham gia PCCC, nhằm thúc đẩy tiến trình xã hội hóa công tác PCCC trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần tập trung thực hiện một số công tác sau:

Một là, tiếp tục quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò của nhân dân trong công tác PCCC. Quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo về an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, Kết luận số 02-KL/TW năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số  47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật PCCC, các Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Công an về xây dựng phong trào Toàn dân bảo về an ninh Tổ quốc. Tham mưu giúp tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC theo đúng quy định của Luật PCCC, phương hướng là xã hội hoá công tác PCCC.

Hai là, nâng cao ý thức tự giác của mọi người dân và nhất là của các cấp lãnh đạo, chủ các doanh nghiệp đối với công tác phòng cháy, đặc biệt tăng cường vai trò trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình trong thực hiện các biện pháp PCCC bởi chính những người này là những người chịu trách nhiệm chính trong việc phòng ngừa không để xảy ra cháy, đồng thời cũng là những người chỉ huy cứu chữa hiệu quả nhất ngay từ ban đầu hạn chế tối đa thiệt hại do cháy gây ra. Để bảo đảm huy động mọi nguồn lực và tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan đơn vị trong hoạt động PCCC và nghiên cứu, rút kinh nghiệm các Ban Chỉ đạo đã thành lập để có quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động phù hợp với yêu cầu PCCC hiện nay.

Ba là, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ thật sự là lực lượng nòng cốt ở địa phương, cơ sở. Lực lượng này phải thực sự sử dụng thành thạo các loại phương tiện chữa cháy được trang bị, có những hiểu biết căn bản về công tác PCCC. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rất rõ, lực lượng chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất, đó là lực lượng tại chỗ. Hầu như tất cả các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng đã xảy ra từ trước đến nay, đều có cùng chung một nguyên nhân đó là lực lượng PCCC tại chỗ không có hoặc có nhưng khả năng hoạt động yếu kém, yếu kém từ khâu phát hiện cháy, thông tin báo cháy cho đến việc sử dụng phương tiện chữa cháy đến cứu chữa ngay từ đầu. Chính vì vậy, đám cháy được tự do cháy trong một thời gian dài trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến nên thiệt hại của các vụ cháy này thường rất lớn. Bên cạnh đó, với tình trạng giao thông đô thị như hiện nay, việc ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở nhiều điểm khắp nơi trên địa bàn tỉnh, nên đã ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng cơ động của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, do đó việc đầu tư xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ đúng nghĩa ở các khu phố, ở từng cơ quan, doanh nghiệp là điều mà mọi người chúng ta cần phải quan tâm. Các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư đã tiến hành ký cam kết thi đua đảm bảo an toàn PCCC thì cần phải triển khai thực ngay vấn đề này.

Bốn là, đảm bảo chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp đối với lực lượng Dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành theo quy định của Luật PCCC; có chế độ bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội cho các lực lượng này, bên cạnh đó cần quan tâm đến chế độ chính sách, dân biết, dân làm, dân kiểm tra, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Năm là, nâng cao vai trò nòng cốt của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân PCCC. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tăng cường hướng dẫn địa phương, đơn vị, cơ sở xây dựng phong trào, bắt đầu từ việc thành lập và duy trì hoạt động của Đội PCCC cơ sở, Dân phòng và chuyên ngành. Đề xuất các điều kiện để phát huy hiệu quả hoạt động của các lực lượng này tại cơ sở, khu dân cư như xây dựng hệ thống cảnh báo cháy sớm, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật PCCC, giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh. Định kỳ sơ kết, đánh giá việc xây dựng và phát động phong trào Toàn dân tham gia PCCC, rút kinh nghiệm đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia PCCC trong thời gian tiếp theo, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh./.

Thượng tá Nguyễn Văn Hải

Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Đồng Nai