web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Xuân có về nơi ấy

– Ba ơi!

– Sao con?

– Dạ…nay con học online nè. Cô giáo con nói trường đang có cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước”. Con muốn… vẽ bức tranh có chiếc ô tô vừa chữa cháy, vừa cấp cứu được để gửi các cô chú ngoài tiền tuyến chống dịch. Được không ba?

– Tất nhiên là được chứ con. Con gái ba vẽ đẹp lắm. Con cứ mạnh dạn thi đi.

Hai ba con gọi “video call” với nhau để các con đỡ nhớ. Từ ngày nhận nhiệm vụ mới, chỉ có cách gọi điện để các con đỡ nhớ ba.

– Thế tại sao con lại muốn vẽ tranh?

– Vì con viết văn không giỏi, chỉ có vẽ tranh là con thể hiện hết được cảm xúc vào đó. Và …

– Và gì nữa con?

– Và con thương ba nữa. Ba cũng ra tuyến đầu phải không mẹ? Con bé quay sang hỏi mẹ đang ngồi bên. Khi nào thì ba về với con? Hôm nào gọi điện về con cũng thấy ba trong bộ áo xanh, ba thôi làm Công an rồi ạ?

Với hàng loạt câu hỏi của con bé 6 tuổi, Mai nghe lòng chững lại. Đầu may bên kia tín hiệu đường truyền đang yếu dần. Chỉ thấy anh cười cười ra dấu là phải đi rồi. Loáng thoáng bóng dáng bộ bảo hộ và mọi người đi đâu vội vã. Màn hình tắt…

Từ ngày xa nhà, đến nay đã hai tháng, dù bận mấy nhưng cứ đôi ba ngày là anh lại gọi về cho vợ con nên Mai cũng an tâm hơn. Tiếng bé lớn xen vào cắt ngang dòng suy nghĩ của cô:

– Mi khờ ghê! Ba mình vẫn là Cảnh sát Chữa cháy, ba chỉ là tạm thời chống dịch thôi! Chừng nào dịch bệnh qua đi ba lại về.

– Thế sao ba không mặc đồ như trước?

– Tại khi ba gọi điện là ba đang đi công tác, cùng với các chú Công an khác mang đồ bảo hộ để giúp đỡ người dân thôi.

– Thì sao lại mang đồ xanh đó?

– Trời ơi, nói hoài mà em không hiểu à, đó là đồ bảo hộ, ngăn virus COVID không tấn công vào người mình được đó, em biết chưa!

Mai phì cười trước câu trả lời vòng vo khó hiểu của cô chị 8 tuổi. Mai đến bên con dịu dàng giải thích.

– Chị An nói đúng đó. Con cứ an tâm vẽ ba và các bác trên chiếc ô tô mơ ước nhé! Ba con vẫn luôn là một người chiến sỹ công an, một người lính chữa cháy.

Khuya đó, lũ trẻ còn luyên thuyên mãi khi chúng nói với mẹ về ý tưởng sẽ vẽ gì, chúng tưởng tượng ba nó và các đồng đội đi chống dịch ra sao, giúp người dân thế nào với một sự say sưa cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Tất nhiên, những sự tưởng tượng luôn đẹp đẽ và có hậu, khác hẳn với nhưng vất vả, cam go mà anh và đồng đội đang căng mình nơi vùng dịch. Trong dòng suy nghĩ miên man đó, Mai nhớ hơn 10 năm trước, cô bác sỹ phải lòng anh Cảnh sát Phòng cháy sau một buổi tập huấn công tác chữa cháy và cứu nạn giữa web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc và Bệnh viện Bạch Mai. Hai đơn vị kết nghĩa với nhau. Cô nhớ như in lần đầu nhìn thấy anh trong bộ trang phục lính chữa cháy, cao ráo, rắn rỏi và điển trai. Cô sững lại và sau mới nhận ra anh vì khác hẳn hình ảnh anh hôm anh mặc đồ dân sự. Quen nhau, yêu nhau lúc nào không hay. Anh kể về những buổi thực hành ngoài trời, về tình huống cứu người khi vượt chướng ngại vật, hay địa hình hẹp, về những câu chuyện thực tế về tình huống cứu nạn… Cứ như thế cuộc tình giữa người lính cứu hỏa và cô bác sỹ được kết trái trong niềm hân hoan và hạnh phúc của bạn bè, đồng đội và hai bên gia đình. Hai thiên thần nhỏ lần lượt ra đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình. Dương, chồng Mai tuy làm xa nhà nhưng lúc nào cũng dành hết tình yêu thương, che chở cho ba mẹ con. Nhiệm vụ nối tiếp nhiệm vụ, Mai không còn vò võ trong chờ mong chồng như ngày nào mà cô trở nên mạnh mẽ hơn. Dù công việc ở viện cũng vất vả không kém nhưng Mai luôn sắp xếp cuộc sống ổn thỏa để chồng an tâm công tác. Năm nay, dịch đột ngột bùng phát nên Dương nhận nhiệm vụ cùng đồng đội lên đường. Mai biết mình phải vững lòng hơn để anh sớm hoàn thành nhiệm vụ trở về.

Hai con gái của cô lúc nào cũng quấn ba, vì anh tâm lý và chiều con. Vì thế khi anh vắng nhà, các con lúc nào cũng chỉ hỏi về bố, đặc biệt là bé My. Cô bé đặt tất cả niềm say mê vào bức tranh để còn khoe với bố. Tối nay, sau bữa cơm cô bé đã tíu tít khoe mẹ.

– Mẹ ơi, con vẽ tranh xong rồi mẹ nè. Mẹ coi đi!

Mai nhìn trang giấy trắng là hình người chiến sỹ Công an đang trực khu cách ly, phía kế bên là chiếc xe ô tô có hai đầu, một đầu là chữa cháy, với nhiều chiến sỹ đang ngồi trong. Còn đầu kia thì là các nhân viên y tế. Với trẻ thơ, mọi điều kỳ diệu đều có thể, và bức tranh cứ thế lên hình, lên màu với sự nhí nhảnh, đáng yêu. Cô bé cứ giục mẹ chụp hình và nhắn tin cho bố nhé.

“Ba thương nhớ! Con đã vẽ xong bức tranh. Con gửi tặng Ba và các chú. Con mong Ba giữ gìn sức khoẻ ba nhé! Ba đừng để con Covid tấn công nha. Con nhớ màu áo xanh của ba lắm. Khi nào xong ba về với con nhé! Con gái út của ba! Huyền My!”

Mai xúc động trước những lời vụng về trên trang giấy của con khi cô bé nắn nót viết sau bức tranh. Cô gửi hình bức tranh cho chồng và không quên nhắn dòng chữ : “Em cũng nhớ anh nhiều lắm!”

***

Đã hơn ba tháng trôi qua từ ngày bùng dịch, Dương ghé về thăm nhà. Anh đứng ngoài cổng nói vọng vào:

– Ba mẹ con ơi, ba về rồi nè!

– Anh về rồi hả, sao không báo em biết trước?

– Anh tranh thủ ghé về thăm nhà thôi. Mà con đâu rồi em!

Hai đứa trẻ trong nhà ùa ra:

– Ba… ba… ba ơi!

Dương đứng lùi lại, bảo vợ và con:

– Đừng mở cửa em à! Để anh ngồi ngoài này thôi, được nhìn thấy em và con và nói chuyện vậy là anh vui lắm rồi. Anh đi khắp nơi, dù đã mang đồ bảo hộ nhưng chưa chắc đã an toàn.

– Ba ơi, em hỏi ba sao ba không vô nhà? Sao ba con mình lại cứ ngồi cách xa nhau nói chuyện qua cái cổng này vậy ba. Con muốn được ôm ba. Huhu

– Ba đang chống dịch đó con, để an toàn cho mọi người nên ba phải chấp hành nghiêm đó. Nào cách xa hai mét và khẩu trang nhé! Ba thương ba mẹ con nhiều lắm. Nhưng giờ tiếp xúc gần sẽ không an toàn.

Lũ trẻ sụt sịt, ngồi bệt xuống bên này cửa chuyện trò.

–   Hai con có nhớ ba không?

– Dạ nhớ, nhớ lắm ạ…

– Ừ, ba thương hai chị em. Để hết dịch ba về ở chơi với các con một tháng luôn nhé!

My lém lỉnh yêu cầu:

– Ba ơi, giờ cách hai mét rồi, ba mở khẩu trang ra cho chúng con xem mặt ba thế nào rồi? Ba cạo râu chưa?

An cũng tiếp lời:

– Đúng đó ba, cho con xem bộ đồ của ba với! Bộ đồ Công an ấy!

Khi nào cũng vậy, An rất mê bộ đồ của ba và cứ mãi gọi là đồ Công an, mặc dù mẹ đã nhiều lần giải thích ba là trang phục lính chữa cháy.

– Ừ, chiều lòng con gái ba luôn!

Dương mở khẩu trang và cười với các con. Anh rất muốn được ôm hai đứa nhỏ vào lòng, cho chúng ngồi hai bên chân anh. Khi ấy, My sẽ vuốt vuốt mái tóc ba, còn An thì cọ tay vào râu ba để nghe tiếng soạt soạt.

– Anh có kịp ghé thăm ba mẹ không?

– Giờ anh ghé qua nè! Thôi ba đi nha các con, hết dịch ba về nha! Hai con muốn ba mua quà gì nè!

– Con thích bộ đồ lính chữa cháy, giống như của ba. Cô chị lên tiếng.

– Con thích một hộp màu thật đẹp! My nũng nịu.

– Ừ! Mai mốt về ba mua. Các con ở nhà giúp mẹ nhé!

Anh quay sang vợ nháy mắt tinh nghịch như cái thuở mới quen:

– Anh đi nhé!

Từ ngày mới yêu nhau, Mai đã quen dần với những lần thoắt đến thoắt đi như thế của anh. Vì công việc, vì nhiệm vụ mà nghề nghiệp cũng hình thành dần tính cách. Có lúc cô dỗi anh vì sao người ta yêu nhau thì dập dìu, đưa người yêu đi chỗ nọ chỗ kia chơi, Giao thừa sẽ bên nhau ngắm pháo hoa… còn anh, thì luôn là trực, là đi chữa cháy,… Nhưng từ ngày làm vợ anh, cô hiểu và thương anh hơn. Người kiệm lời nhưng lại rất hay xúc động. Nhìn anh rảo bước quay đi, cô đoán chắc anh đang khóc vì thương con, thương vợ. Vội vã âu cũng chỉ là che đi phút yếu lòng. Cô nhìn theo bóng anh lụng thụng trong đồ bảo hộ xanh. Cơn mưa chiều bắt đầu lất phất, lòng Mai nhói lên một nỗi niềm rất lạ. Một tình yêu thương, một nỗi lo lắng mơ hồ… Dương quay đi mà nước mắt đã rơi từ lúc nào.

***

Tiếng tít tít của những cỗ máy, mọi cái yên ắng đến lạ thường. Khác hẳn sự gấp gáp và ồn ào mỗi lần anh đi chữa cháy. Không khói lửa, không tiếng còi hú, mờ mờ bóng áo xanh của những đồ bảo hộ. Mình đang ở đâu đây?

Những mảnh kí ức trong anh đang ghép lại với nhau. Hơn ba tháng hành quân vào tâm dịch cùng đơn vị với bao kỷ niệm. Có những niềm vui vì được chia sẻ và có những tiếng khóc nhói lòng theo anh cùng cái giật mình lúc nửa đêm.

Anh được phát hiện mắc bệnh vào buổi chiều khi test nhanh COVID ở Bình Dương để tiếp tục công việc. Ban đầu, anh nghĩ mình trẻ khỏe chắc không sao. Nhưng rồi bệnh trở nặng, anh đã được chuyển từ bệnh viện dã chiến chiến vào khu điều trị, rồi từ tầng một, lên tầng hai, rồi tầng ba khi bệnh ngày một nặng hơn.

Ngày anh và đồng đội nhận nhiệm vụ ở đây, trước mắt anh là sự vắng vẻ khác thường. Ánh đèn vàng hắt xuống chờ đón con người quay về, nhưng tất cả đều lặng lẽ trầm mặc. Dịch bệnh hoành hành đã lâu khiến cho cuộc sống không phải thời binh đao khói lửa chiến tranh mà mang nhiều mất mát tang thương. Chưa một lần anh kể với gia đình về những giờ phút đó. Mà chỉ bền bỉ, kiên cường khi ngày ngày đối mặt với sinh tử rình rập.

Anh tỉnh dậy…

Bầu trời ngoài kia không biết là đang mưa hay nắng. Không biết gia đình mình ở nhà có bình an không? Cũng không biết bao lâu rồi anh mở mắt nhìn ánh mặt trời xuyên qua rèm cửa. Chập chờn trong những giấc mơ, anh thấy người ta khiêng bệnh nhân giường bên đi, có lúc lại đẩy giường anh sang một nơi khác. Nhưng anh chả biết là hư hay là thực.

– Bác sĩ ơi! Tôi có chết không?

– Không, anh đã qua cơn nguy kịch rồi nhé! Cố lên người lính chữa cháy.

***

Tháng 12 đã về, mang theo những cơn mưa mùa Đông và gió rét vốn là đặc sản của tiết trời miền Bắc. Bước ra từ giữa những ranh giới sinh tử, Dương dường như sống trọn vẹn hơn với từng khoảnh khắc và trân quý hơn những khuôn mặt thân thương của anh em đồng đội, đã luôn kề vai sát cánh bên mình. Người anh lớn tuổi nhất trong cả nhóm quay ra trêu:

– Bữa nay, anh cho chú nghỉ cả tháng về thăm vợ con. Chỉ sợ chú không đủ sức chăm lại đòi anh về đơn vị sớm!

Anh phì cười với câu đùa tếu táo của đồng đội. Bác tài lái xe hôm nay đang mở phim “Cảnh sát Hình sự” để anh em xem dọc đường, bộ phim đã hết nhưng âm điệu vẫn ngân nga :“Có bàn chân lặng lẽ/ Giữa dòng đời như nước cuốn/Chập chờn trắng đen không thể nhìn thấy đáy/Từ trong bão giông vẫn nghe tiếng gọi…
Ai giữ ngọn lửa trông đêm đen/Ai đếm những bàn chân vô danh
Gửi làn hương thầm theo về trong gió/Suốt chặng đường gian nan…■

QUANG LÂM