web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp xử lý các công trình vi phạm về PCCC trong đầu tư xây dựng ở Hải Phòng

Nhiều năm qua, Công an Thành phố Hải Phòng đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật PCCC trong đầu tư xây dựng ngay từ khi lập dự án, quy hoạch, thiết kế đến khi thi công và tổ chức nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo 100% các dự án, công trình, phương tiện giao thông có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao thuộc danh mục phải thẩm duyệt PCCC thực hiện đúng quy định. Để đảm bảo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các chủ đầu tư tiếp cận và thực hiện các thủ tục về PCCC một cách thuận lợi, dễ dàng và khoa học, ngay từ khi thành lập Cảnh sát PC&CC và sau khi sáp nhập vào Công an Thành phố, Cảnh sát PCCC&CNCH Hải Phòng cũng đã thành lập ra bộ phận một cửa tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC liên quan đến đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định.

 

Đại tá Phạm Viết Dũng – Phó Giám đốc Công an thành phố và Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN hướng dẫn về hồ sơ và công tác PCCC khu công nghiệp Vsip P Thủy Nguyên.

 

Trong quá trình thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC, đã phát hiện, kiến nghị và đề xuất xử lý vi phạm hành chính các vi phạm về PCCC và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện hàng loạt các giải pháp theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC và văn bản hướng dẫn của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH. Từ năm 2016 đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 3459 vụ với tổng số tiền 22.719.656.000 (hai mươi hai tỷ bảy trăm mười chín triệu sáu trăm năm sáu nghìn đồng), trong đó có 73 vụ vi phạm lỗi có liên quan đến thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC với tổng số tiền là 2.276.000.000 đồng (hai tỷ hai trăm bảy mươi sáu triệu đồng).

Qua quá trình xử lý các công trình vi phạm trong đầu tư xây dựng ở Hải Phòng, Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hải Phòng rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là: Trong thực tế còn tồn tại nhiều trường hợp công trình có từ trước Luật PCCC chưa được thỏa thuận về PCCC, chưa đảm bảo an toàn PCCC theo quy định. Cảnh sát PCCC&CNCH đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 27/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hải Phòng được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực và giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 13/3/2018 về việc thực hiện Nghị quyết số 27/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là căn cứ đảm bảo hành lang pháp lý theo quy định tại Điều 63a Luật PCCC để hướng dẫn cơ sở thực hiện biện pháp an toàn PCCC cũng như xử lý vi phạm nhằm tránh những thắc mắc, khiếu kiện của cơ quan tổ chức cá nhân. Đối với cơ sở đưa vào sử dụng trước Luật PCCC mà sau khi có Luật PCCC nếu tiến hành cải tạo thay đổi tính chất sử dụng đều phải thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định pháp luật hiện hành.

Hai là: Quy định về thủ tục thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC là một loại thủ tục hành chính để đối chiếu kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn về PCCC của cơ sở. Do đó, vấn đề quan trọng là cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn PCCC theo quy định chứ không phải chỉ là thực hiện thủ tục hành chính về thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ khi xử lý cơ sở nhất là trong việc áp dụng tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động cơ sở. Tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Đối với cơ sở đưa vào sử dụng trước Luật PCCC thì không kiến nghị thẩm duyệt nghiệm thu về PCCC mà kiến nghị yêu cầu thực hiện các quy định an toàn PCCC.

Ba là: Tăng cường tổ chức tuyên truyền công tác PCCC đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức về Luật Phòng cháy và chữa cháy, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC đặc biệt là tầm quan trọng của thiết kế đảm bảo an toàn PCCC công trình để chủ đầu tư thấy rõ lợi ích và tự giác thực hiện nghiêm túc công tác thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC nhằm bảo vệ an toàn cho chính chủ đầu tư và người làm việc sinh hoạt trong công trình, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực tiếp khi làm việc với cơ sở; tổ chức tọa đàm, hội thảo giữa cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an thành phố với Sở Xây dựng và các đơn vị tư vấn thiết kế về an toàn PCCC cho công trình để nâng cao nhận thức cho các đơn vị này khi làm nhiệm vụ tư vấn thiết kế và xét duyệt cấp phép xây dựng cho chủ đầu tư. Chính họ là người tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC cho chủ đầu  tư.

Bốn là: Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn PCCC và tăng cường xử lý nghiêm vi phạm đối với chủ đầu tư có công trình không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng sau khi có Luật PCCC cũng như trước khi Luật PCCC năm 2001. Lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm hướng dẫn đưa ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở đảm bảo an toàn về PCCC để chủ đầu tư thực hiện đảm bảo theo quy định. Ví dụ như thay đổi công năng công trình nguy hiểm cháy, nổ thành công trình ít nguy hiểm cháy, nổ hoặc giảm quy mô số người, số tầng, mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm việc.

Khi xử lý vi phạm: đối với cơ sở đưa vào sử dụng trước khi có Luật PCCC mà không đảm bảo yêu cầu về PCCC nếu địa phương chưa ban hành Nghị quyết theo Điều 63a Luật PCCC thì chỉ xử lý lỗi không thực hiện kiến nghị, yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH. Nếu địa phương đã ban hành Nghị quyết thì xử lý các lỗi trực tiếp nguy cơ mất an toàn PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành (ví dụ: không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy; không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định…). Không xử lý lỗi không thẩm duyệt PCCC và nghiệm thu PCCC vì cơ sở này có trước luật không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt, nghiệm thu mặc dù hiện nay thuộc đối tượng quy định thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC trừ trường hợp cơ sở có cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng. Đối với các cơ sở đưa vào sử dụng sau Luật PCCC thì kiên quyết xử lý vi phạm về PCCC, vì vậy đã có tác dụng giáo dục nâng cao ý thức về PCCC của cơ sở trong việc chấp hành quy định PCCC.

Năm là: Hội đồng kiến trúc thành phố có đồng chí Phó Giám đốc Công an thành phố là thành viên Hội đồng để xem xét, tham gia ý kiến về PCCC các dự án công trình và quy hoạch xây dựng trước khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch và Sở Xây dựng cấp phép. Vì vậy có tác dụng rất quan trọng trong công tác PCCC ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế kiến trúc sơ bộ làm nền tảng cho việc thực hiện công tác PCCC sau này.

Sáu là: Cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sát sao, thống nhất từ lãnh đạo các cấp đến cán bộ, chiến sĩ trong việc triển khai tổ chức thực hiện các quy định pháp luật và các yêu cầu về PCCC. Tránh mỗi nơi làm một kiểu gây so bì giữa nơi này với nơi khác, giữa cán bộ này với cán bộ khác làm cho cơ sở thắc mắc khiếu nại hoặc phản ánh không đúng đến các cấp, ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Công an.

Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong xử lý các công trình vi phạm trong đầu tư xây dựng ở Hải Phòng, Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hải Phòng đề xuất, kiến nghị về giải pháp xử lý như sau:

  1. Hiện nay, hầu hết các nhà máy, xưởng sản xuất, kho tàng đều có kết cấu khung thép mái tôn có diện tích hàng ngàn, hàng vạn mét vuông. Đề nghị Cục Cảnh sát PCCC&CNCH khẩn trương triển khai việc kiểm định biện pháp sơn chống cháy cho kết cấu thép đối với các công trình xây dựng bằng kết cấu thép đảm bảo thời gian hiệu quả an toàn và tạo thuận lợi để đưa công trình vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Do trình độ cán bộ không đồng đều nên khi ban hành Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hoặc quy định pháp luật về PCCC, đề nghị Cục Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức tập huấn ngay cho cán bộ thẩm duyệt, kiểm tra, xử lý vi phạm và cán bộ tuyên truyền để hiểu rõ, từ đó giải thích cho cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm tạo sự thống nhất trong lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Tránh tình trạng khi cơ sở hỏi cán bộ này trả lời một kiểu, hỏi cán bộ khác trả lời hoặc giải quyết xử lý kiểu khác./.

Đại tá Hoàng Văn Bình

  Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hải Phòng