web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, có diện tích 5,28km2, gồm 18 phường, trong đó có 10 phường phố cổ, 6 phường phố cũ và 2 phường nằm ở ngoài đê sông Hồng. Về dân cư hiện có 37.314 hộ với 240.279 nhân khẩu; mật độ dân cư khoảng 39.830 người/km2. Được xác định là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô, có nhiều trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành và thành phố, trụ sở các Đại sứ quán; bên cạnh đó Hoàn Kiếm là một trong những điểm đến thu hút khách trong nước và quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch, nổi bật tạo điểm nhấn như tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, phố Sách, công trình Pháp cổ, công trình di tích…..

 

Với đặc điểm là khu phố cổ, khu phố cũ nên phần lớn các công trình, nhà ở được xây dựng từ nhiều năm trước, có nhiều công trình, nhà đông hộ, nhà ở cũ và xuống cấp; các công trình nhà dân trên các tuyến phố đều kết hợp sử dụng kinh doanh, tập trung lượng hàng hóa lớn không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các điều kiện phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn nhiều bất cập như: có nhiều ngõ, phố, xe chữa không có khả năng tiếp cận (30 ngõ xe chữa cháy có khả năng tiếp cận và 845 ngõ, ngách, xe chữa cháy không vào được); nguồn nước phục vụ chữa cháy chưa đáp ứng yêu cầu thực tế: có 40 trụ cấp nước chữa cháy, 03 bể nước chữa cháy công cộng 100m3

 

Theo thống kê của Công an quận Hoàn Kiếm, trên địa bàn quận có 6.221 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, có 5.221 cơ sở do Ủy ban Nhân dân phường quản lý, có 26,657 hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh, có 123 tổ dân phố và 07 khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao và có 132 Đội PCCC dân phòng với 1.511 đội viên. Trong 3 năm qua, số vụ cháy đã giảm đáng kể, năm 2019 xảy ra 87 vụ cháy, năm 2020 xảy ra 48 vụ cháy, năm 2021 xảy ra 7 vụ cháy, không để xảy ra cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, không có người chết do cháy gây ra. Có được kết quả đó là do sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong công tác PCCC. Với nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC &CNCH – Công an quận đã kịp thời tham mưu Công an quận, Ủy ban Nhân dân quận ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nghiệp vụ về công tác PCCC&CCNCH. Đặc biệt đẩy mạnh xây dựng phong trào Toàn dân PCCC tại các khu dân cư, các tổ dân phố, gắn xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC với phong trào toàn dân tham gia Bảo vệ An ninh Tổ quốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, xây dựng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, viêc tốt trong công tác PCCC. Điển hình, trong thời gian 3 năm qua, Công an quận Hoàn Kiếm đã tổ chức 565 lớp tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH với 45.936 người tham gia, 54 lớp tuyên truyền về PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC Dân phòng. Cung cấp 206 tin bài đăng trên các cổng thông tin điện tử và 62 phóng sự về PCCC&CNCH, xây dựng 28 gương điển hình tiên tiến về PCCC.

 

Hình ảnh huấn luyện nghiệp vụ PCCC tại tòa nhà T&T số 2A Phạm Sư Mạnh.

 

Bên cạnh đó, Công an quận đã đổi mới, đa dạng hóa nhiều hình thức tuyên truyền, nội dung phù hợp với đặc điểm thực tế của quận Hoàn Kiếm như: tuyên truyền về PCCC tại khu vực trưng bày ảnh trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, tuyên truyền PCCC qua hệ thống loa phát thanh của các phường, xây dựng các video hướng dẫn kỹ năng PCCC phát online cho các em học sinh trong thời gian thực hiện giãn cách, tuyên truyền lưu động trên các tuyến phố trên địa bàn góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào Toàn dân PCCC trên địa bàn quận.

 

Đồng thời, Công an quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều mô hình có hiệu quả về công tác PCCC điển hình như: xây dựng mô hình hộ gia đình an toàn PCCC theo phương châm bốn tại chỗ; mô hình trang bị bình chữa cháy trong ngõ sâu, tặng bình chữa cháy, mặt nạ tự lọc cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hiệu quả từ mô hình này đã được thể hiện qua 1912/2446 hộ gia đình đã tạo lối thoát nạn, cửa dự phòng tại lồng sắt, chuồng cọp đạt tỷ lệ 78,17%, có 13.486/28.131 hộ gia đình trên địa bàn đã tự trang bị bình chữa cháy đạt 47,94%. Ngoài ra, Công an quận đã tham mưu 1013 điểm phương tiện chữa cháy công cộng cho 875 ngõ sâu, ngõ hẹp với 2.026 bình chữa cháy từ nguồn xã hội hóa của quận nhằm đáp ứng xử lý khi có cháy nổ xảy ra ở giai đoạn ban đầu.

 

Trang bị và hướng dẫn sử phương tiện chữa cháy công cộng.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phong trào Toàn dân PCCC trên địa bàn, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai đồng bộ các biện pháp sau:

Một là: Chủ động trong công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời, tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản của Công an Thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân quận về Công tác PCCC&CNCH. Nêu cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý Nhà nước về PCCC, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các trách nhiệm về PCCC đối với người đứng đầu chính quyền, các cơ quan, đơn vị, cơ sở. Cần tăng cường  kiểm tra về công tác PCCC; kiểm tra xây dựng phong trào Toàn dân PCCC, đặc biệt là việc xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về PCCC, qua đó kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra những cách làm hay, hiệu quả.

Hai là: Thực hiện có hiệu quả công tác công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH, đa dạng về hình thức, nội dung phù hợp với thực tiễn của địa bàn. Nhận thức được vấn đề đó, Công an quận xác định đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả về công tác PCCC. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Phòng Văn hóa – Thông tin, các cơ quan báo chí như: Đài VOV, Đài ANTV, kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự nhằm tuyền truyền về PCCC nhằm nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Đồng thời, viết các tin bài, nội dung về PCCC, gương người tốt việc tốt đăng trên cổng thông tin điện tử Công an Thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm.

Ba là: Nhân rộng các mô hình có hiệu quả về công tác PCCC&CNCH như mô hình “Hộ gia đình an toàn theo phương châm 4 tại chỗ”; “Mô hình trang bị bình chữa cháy tại các ngõ sâu”. Tiếp tục vận động các nguồn xã hội hóa để trang bị các bình chữa cháy tại các ngõ trên địa bàn quận, động viên khích lệ, trao tặng bình chữa cháy cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của quần chúng nhân dân trong công tác PCCC&CNCH.

Bốn là: Kiện toàn tổ chức hoạt động của Đội PCCC Dân phòng, Đội PCCC cơ sở, xây dựng và nhân rộng gương người tốt việc tốt trong phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy. Mọi hoạt động trong công tác PCCC được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC Dân phòng, PCCC cơ sở, và người dân, hướng dẫn lực lượng này biết cách sử dụng các phương tiện chữa cháy, cũng như quy trình tổ chức cứu chữa vụ cháy. Để từ đó có thể xử lý các tình huống cháy nổ ở giai đoạn ban đầu.

Năm là: Gắn phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy với phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc, cần phát động phong trào toàn dân tham gia PCCC một cách rộng rãi cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi thành phần, trong cơ quan cũng như ngoài xã hội, trong trường học cũng như ngoài các công trường xây dựng. Đảm bảo sâu, rộng, vững chắc, liên tục để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Sáu là: Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác PCCC&CNCH, vận dụng các nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác PCCC. Để từ đó, tiếp tục trang bị các phương tiện chữa cháy công cộng tại các ngõ sâu, ngõ hẹp trên địa bàn nhằm xử lý các tình huốn cháy nổ ở giai đoạn ban đầu./.

Bùi Hà (Khoa Chữa cháy)