web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hướng dẫn kiểm định, áp dụng kết quả kiểm định van ngăn chữa cháy của hệ thống phân phối khí

Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Tại Mục 5, Phụ lục VII của Nghị định này quy định mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy) thuộc diện phải kiểm định phòng cháy và chữa cháy.

 

 

Thời gian qua, đã có một số đơn vị tư vấn dịch vụ kiểm định phương tiện PCCC tổ chức thử nghiệm, kiểm định các mẫu van ngăn cháy của hệ thống phân phối khí. Tuy nhiên, qua nắm tình hình cho thấy hiện chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện thử nghiệm, dẫn tới kết quả kiểm định không thống nhất giữa các bên. Căn cứ các quy định tại ISO 10294 (Phần 1, 2, 3, 4), Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) hướng dẫn kiểm định, áp dụng kết quả kiểm định van ngăn cháy của hệ thống phân phối khí, cụ thể:

  1. Về hồ sơ tài liệu của mẫu thử nghiệm

Hồ sơ đề nghị kiểm định van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí phải đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) của phương tiện nhập khẩu hoặc giấy xuất xưởng của phương tiện sản xuất trong nước; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định (bản vẽ chế tạo; tài liệu thuyết minh; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng);

b) Hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) của phương tiện nhập khẩu hoặc giấy xuất xưởng của phương tiện sản xuất trong nước; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định (bản vẽ chế tạo; tài liệu thuyết minh; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng);

c) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

2.Chuẩn bị mẫu thử

Mẫu kiểm định là van ngăn cháy của hệ thống phân phối khí chưa qua sử dụng. Mẫu được chọn xác suất trong lô van ngăn cháy cần kiểm định để thực hiện kiểm tra, thử nghiệm.

Quy cách, phân loại mẫu phải phù hợp với quy định tại Điều 6.1, 6.2 Tiêu chuẩn ISO 10294-1:1996 và Bảng 1 Tiêu chuẩn ISO 10294-2:1996.

Số lượng lấy mẫu tối thiểu 02 mẫu đối với mỗi chủng loại. Trường hợp van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí là loại không phân biệt chiều lắp đặt, vị trí lắp đặt thì cần chuẩn bị đủ số lượng mẫu thử cho mỗi phép thử theo hồ sơ đề nghị.

3.Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.

4.Yêu cầu đối với hồ sơ và mẫu thử

4.1. Hồ sơ đề nghị kiểm định cần thể hiện rõ ràng và thống nhất các thông tin:Tên, ký mã hiệu; Số lượng; Nơi sản xuất, năm sản xuất; Phân loại van theo công năng; Giới hạn chịu lửa; Vị trí lắp đặt, hướng lắp đặt (nếu có); Kích thước, hướng lắp đặt; Nhiệt độ tác động (với van sử dụng cơ cấu kích hoạt bởi nhiệt).

4.2. Đối với mẫu thử nghiệm:

– Về ghi nhãn:Van ngăn cháy phải được ghi nhãn, thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên đơn vị sản xuất; mã, ký hiệu; năm sản xuất sản phẩm, giới hạn chịu lửa của sản phẩm.

– Van phải đảm bảo toàn vẹn, cấu tạo các bộ phận phù hợp hồ sơ thiết kế, không có các điểm cong vênh hoặc rạn, vỡ.

– Kích thước, vật liệu chế tạo: Kích thước tổng thể và các bộ phận của van, vật liệu chế tạo phải thống nhất với thông tin được thể hiện trên hồ sơ.

5.Tiến hành kiểm định kỹ thuật

5.3.1. Lắp đặt mẫu thử

Hệ thống thử nghiệm van và các thiết bị đo được lắp đặt theo ứng dụng thực tế (ví dụ: Van lắp trên tường hoặc van lắp trên sàn…) và kết cấu gá đỡ (dạng cứng hoặc kết cấu gá đỡ dạng mềm), được qui định trong Điều 6 ISO 10294-1:1996.

5.3.2. Kiểm tra hệ thống thử nghiệm đốt

Các thiết bị đo trong quá trình thử nghiệm phải được lắp đặt phù hợp theo quy định tại Điều 6 ISO 10294-1:1996 và phù hợp với phép thử nghiệm tương ứng được tiến hành. Sau khi hoàn thành bố trí thiết bị thử nghiệm, phải xác định độ rò rỉ của ống nối và trạm đo theo quy định tại Điều 7 ISO 10294-1:1996 trước khi thử nghiệm.

5.3.3. Kiểm tra độ rò rỉ khói ở nhiệt độ môi trường

Yêu cầu kỹ thuật: Van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí phải đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng 1 Tiêu chuẩn ISO 10294-2:1996;

Phương pháp thử nghiệm: Điều 8 ISO 10294-1:1996.

5.3.4. Kiểm tra độ rò rỉ khói khi cháy, tính toàn vẹn, tính cách nhiệt

Yêu cầu kỹ thuật: Van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí phải đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng 1 Tiêu chuẩn ISO 10294-2:1996;

Phương pháp thử nghiệm: Điều 9 ISO 10294-1:1996.

5.3.5. Kiểm tra cơ cấu kích hoạt bằng nhiệt (đối với van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí sử dụng bộ phận đóng, mở có cơ cấu kích hoạt bằng nhiệt)

Yêu cầu kỹ thuật: Cơ cấu kích hoạt bằng nhiệt trong van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí (nếu có) phải đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Điều 4 Tiêu chuẩn ISO 10294-4:1996;

Phương pháp thử nghiệm: Điều 6 ISO 10294-4:1996.

6. Đánh giá kết quả kiểm định

Van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí được đánh giá là “Đạt” nếu thoả mãn những điều kiện sau:

– Hồ sơ đề nghị kiểm định phải đáp ứng theo quy định tại Điểm 5.1.1 và 5.2.1 của tài liệu này;

– Mẫu thử nghiệm phải đáp ứng theo quy định tại Điểm 5.2.2 của tài liệu này;

– Kết quả thử nghiệm có các thông số kỹ thuật được ghi nhận tại báo cáo thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật được kiểm tra và phù hợp với hồ sơ đề nghị.

Trong các trường hợp còn lại, Van ngăn cháy của hệ thống phân phối không khí được đánh giá là “Không đạt”.

7.Xử lý kết quả kiểm định

7.1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan Công an trực tiếp kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, cơ quan Công an đã tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo cho cơ quan, tổ chức đã gửi hồ sơ trước đó về việc tổ chức lấy mẫu xác suất để thực hiện việc kiểm định, sau khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm định kèm theo biên bản kiểm định, cơ quan Công an phải thông báo kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

7.2. Trường hợp mẫu van ngăn cháy do cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm định và đề nghị cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

7.3. Mỗi mẫu van ngăn cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC29 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

8.Áp dụng kết quả kiểm định

8.1. Phạm vi áp dụng trực tiếp kết quả kiểm định

Kích cỡ van ngăn cháy: Hiện nay, QCVN 06:2021/BXD không quy định việc sử dụng van ngăn cháy theo phân loại độ rò rỉ (S), do đó kết quả thử nghiệm cho loại van ngăn cháy lớn nhất trong dãy kích thước có thể áp dụng cho tất cả các van ngăn cháy cùng loại (bao gồm tất cả các kích cỡ) với điều kiện là kích thước (các chiều) không vượt quá kích thước mẫu thử nghiệm và các thành phần còn lại cùng hướng với hướng thử nghiệm.

8.2. Van ngăn cháy được lắp trong lỗ mở bên trong kết cấu: Kết quả thử nghiệm cho van ngăn cháy được lắp đặt thử nghiệm chỉ áp dụng cho loại van ngăn cháy được lắp đặt cùng hướng thử nghiệm.

8.3. Van ngăn cháy lắp trên bề mặt tường hoặc sàn: Kết quả thử nghiệm cho van ngăn cháy lắp đặt trên bề mặt tường hoặc sàn chỉ áp dụng đối với van ngăn cháy lắp đặt trên bề mặt của bộ phận ngăn cách cùng hướng thử nghiệm, ngoại trừ trường hợp van ngăn cháy không cách nhiệt nếu thử nghiệm lắp đặt bên trong lò đốt thì được phép áp dụng kết quả đối với trường hợp lắp đặt trong hoặc ngoài khoang cháy.

8.4. Van ngăn cháy đặt cách xa tường hoặc sàn: Kết quả thử nghiệm cho van ngăn cháy đặt cách xa tường hoặc sàn được áp dụng cho các van ngăn cháy sau đây (khi lắp đặt cách xa tường, sàn có giới hạn chịu lửa bằng hoặc thấp hơn giới hạn chịu lửa của mẫu van ngăn cháy đã thử nghiệm):

– Van gắn cách xa tường và được cố định trên một đoạn ống được bảo vệ chống cháy nằm ngang, có cấu tạo tương tự đoạn ống sử dụng trong thử nghiệm, được áp dụng kết quả thử nghiệm van đặt cách xa tường (hai phép thử, xem Hình 7 và 8 của ISO 10294-1);

– Van gắn cách xa sàn và được cố định trên một đoạn ống được bảo vệ chống cháy nằm thẳng đứng phía trên sàn, có cấu tạo tương tự đoạn ống sử dụng trong thử nghiệm, được áp dụng kết quả thử nghiệm van đặt phía trên sàn;

– Van gắn cách xa sàn và được cố định một đoạn ống được bảo vệ chống cháy nằm thắng đứng phía dưới sàn có cấu tạo tương tự đoạn ống sử dụng trong thử nghiệm, được áp dụng kết quả thử nghiệm van đặt phía dưới sàn.

8.5. Van được thử nghiệm lắp đặt trong ống dẫn cách nhiệt

Trường hợp mẫu van ngăn cháy khi thử nghiệm được lắp đặt trong ống dẫn cách nhiệt, thì các van ngăn cháy sản xuất theo mẫu này phải được lắp đặt trong ống dẫn không khí cách nhiệt với cấu tạo và khả năng cách nhiệt tương tự ống dẫn được sử dụng trong thử nghiệm.

8.6. Khoảng cách giữa các van ngăn cháy và giữa các van ngăn cháy với các cấu kiện xây dựng.

Việc bố trí các van ngăn cháy trong thực tế phải bảo đảm:

– Khoảng cách giữa hai van ngăn cháy được lắp đặt trong các ống dẫn riêng biệt không nhỏ hơn 200 mm;

– Khoảng cách giữa van ngăn cháy và một cấu kiện xây dựng (tường/sàn) không nhỏ hơn 75 mm.

8.7. Kết cấu đỡ

a) Kết quả thử nghiệm van ngăn cháy gắn bên trong hoặc trên mặt của một kết cấu đỡ là kết cấu xây dựng, bê tông hoặc vách ngăn đồng nhất (không có khoảng trống liên tục) thì được áp dụng với cùng một loại kết cấu đỡ tương tự, có độ dày và khối lượng riêng tương đương hoặc lớn hơn so với kết cấu đỡ sử dụng trong thử nghiệm. Các kết quả thử nghiệm có thể áp dụng cho các khối vữa tổ ong hoặc rỗng hay các tấm có thời gian chịu lửa tương đương hoặc lớn hơn so với khả năng chịu lửa cần thiết cho việc lắp đặt van ngăn cháy.

b) Nếu lựa chọn một kết cấu đỡ cụ thể khác với những kết cấu đỡ được mô tả trong 6.5.2 của ISO 10294-1, các kết quả thử nghiệm chỉ áp dụng cho tường, vách ngăn hoặc sàn cụ thể mà có độ dày và/hoặc có khối lượng riêng lớn hơn so với khi thử nghiệm.

Trên đây là một số hướng dẫn kiểm định, áp dụng kết quả kiểm định van ngăn cháy của hệ thống phân phối khí để các đơn vị kiểm định, các đơn vị sản xuất thực hiện bảo đảm theo quy định.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH