web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bạc Liêu: Tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ

Trước bối cảnh bùng phát của đại dịch COVID-19 cũng như diễn biến phức tạp của biến đối khí hậu, thiên tai, lũ lụt, cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh Bạc Liêu đã quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC&CNCH, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy nổ gây ra. 

 

Lực lượng Cảnh sát PCC&CNCH tổ chức diễn tập phương án chữa cháy tại khu công nghiệp.

 

Để chủ động thực hiện tốt vai trò là cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về lĩnh vực PCCC&CNCH, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH toàn tỉnh thường xuyên tham mưu, đề xuất nhiều biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy cũng như trong việc huy động, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Công tác kiểm định, thẩm duyệt cũng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đã tiến hành nghiệm thu và cấp trên 300 công văn, giấy chứng nhận về an toàn phòng, chống cháy nổ đối với nhiều hạng mục, dự án, công trình, phương tiện giao thông.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, doanh nghiệp và người dân khi giải quyết thủ tục hành chính về PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH còn đặc biệt quan tâm triển khai công tác cải cách hành chính trong các khâu như: cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, chứng nhận thẩm duyệt về PCCC… bằng cách chủ động giảm bớt những giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết, xây dựng quy trình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Qua đó, xây dựng một nền hành chính lành mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa bàn cơ sở, nhất là trong hoàn cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong năm 2021, lực lượng PCCC&CNCH đã tập trung tuyên truyền qua hệ thống phát thanh lưu động được 15.000 lượt, tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội (zalo, facebook…) và tin nhắn SMS gần 3.000 lượt; triển khai, hướng dẫn ứng dụng App báo cháy 114, hỗ trợ người dân thông báo các vụ cháy, nổ và sự cố, tai nạn nhanh chóng, chính xác; niêm yết khẩu hiệu, phát hàng trăm tờ rơi, áp phích, tài liệu về các giải pháp an toàn PCCC và thoát nạn cho người dân… được quần chúng Nhân dân đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập phương án PCCC, củng cố, nâng chất hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của các đội phòng cháy tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học cũng như xây dựng nhiều mô hình an toàn về PCCC. Bằng nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực, trong năm qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn toàn tỉnh giảm mạnh về số vụ, không xảy ra vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản.

Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý về PCCC được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, trong đó công tác kiểm tra an toàn PCCC được tập trung theo các chuyên đề, cơ sở trọng điểm về cháy nổ, khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Tiến hành kiểm tra đến từng hộ, từng cơ sở, yêu cầu 100% chủ hộ khắc phục những tồn tại, sai phạm trong công tác PCCC và cam kết không vi phạm; kiểm tra và kiến nghị các giải pháp an toàn PCCC và thoát nạn đối với từng loại hình cơ sở. Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã lập 3.491 biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 33,7 triệu đồng.

 

Kiểm tra và hướng dẫn về công tác phòng cháy cho hộ kinh doanh

 

Các mặt công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy, nghiên cứu khoa học đều có những bước chuyển biến rõ rệt. Trong công tác xây dựng lực lượng, đã làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thường xuyên quan tâm đời sống tinh thần và vật chất, tạo mọi điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, có ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác hậu cần, trang bị và quản lý phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được khai thác sử dụng, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng tốt phục vụ hiệu quả nhu cầu tập luyện và chiến đấu.

Thời gian tới, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục được phục hồi, tăng trưởng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thành lập và hoạt động trở lại có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu, khí đốt ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh COVID-19, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… cũng tác động không nhỏ đến công tác PCCC&CNCH. Để đảm bảo an toàn công tác phòng, chống cháy nổ, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, chủ động tham mưu với Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công an và các hướng dẫn của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH về công tác phòng ngừa cháy nổ, nhất là Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về “tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy.

Hai là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH, đẩy mạnh xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC&CNCH gắn với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và lực lượng Dân phòng thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ tại cơ sở, địa bàn.

Ba là, tăng cường rà soát, nắm tình hình, tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn PCCC&CNCH tại các đơn vị, cơ sở đảm bảo đúng theo quy định. Song song đó, thực hiện nghiêm công tác xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động nếu có trường hợp vi phạm. Thực hiện tốt công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ nhanh chóng, kịp thời.

Bốn là, tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực 24/24 sẵn sàng tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tiếp nhận, xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn; xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cũng như thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm toàn diện các mặt công tác chữa cháy.

Năm là, Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ để phục vụ kịp thời công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Phương Thảo (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)