web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hồ Lăk và huyền thoại lửa

Nhắc đến Buôn Mê Thuột, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh của những cánh rừng cà phê bạt ngàn, những cốc cà phê nghi ngút khói, những lễ hội cồng chiêng rộn ràng bên ánh lửa…Thế nhưng ở Buôn Mê còn có một địa danh đã đi vào huyền thoại, gắn liền với truyền thuyết về người con trai của Thần Lửa – đó là Hồ Lăk.

 

 

Trước khi đổ vào dòng Sêrêpốk hùng vĩ, các mạch nước từ dãy núi Chư Yang Sin sau khi len lỏi qua các cánh rừng của đại ngàn Tây Nguyên, tất cả đã cùng nhau hội tụ ở vùng đất trũng bên thị trấn Lạc Thiện của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, hình thành nên Hồ Lắk. Hồ Lắk thơ mộng với diện tích trên 6km2 mặt nước là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể và là hồ nước tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên. Người M’Nông bản địa nơi đây vẫn truyền tai nhau về huyền thoại hồ sâu không đáy, không những thông với dòng Krông Ana – con sông lớn và hùng vĩ nhất Tây Nguyên mà còn “nối đáy” với cả… Biển Hồ ở tận bên Gia Lai, cách đó khoảng 200km. Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc thiên nhiên bình yên và thơ mộng, Hồ Lắk còn hấp dẫn du khách ưa thích khám phá bởi những câu chuyện truyền thuyết linh thiêng về sự hình thành Hồ Lắk, gợi nhớ về một thời xa xưa, khi cộng đồng người M’Nông quần tụ nơi đây để cùng khai khẩn lập buôn.

Trong truyền thuyết của người M’Nông lưu lại bên Hồ Lắk từ ngàn xưa, sự tích Hồ Lắk gắn với chàng dũng sĩ Lắk Liêng – người con trai của Thần Lửa. Ngày xửa ngày xưa, không hiểu nguyên cớ gì mà Thần Nước và Thần Lửa có cuộc giao tranh kịch liệt. Cuộc chiến quyết liệt giữa giữa hai vị thần kéo dài nhiều mùa rẫy, kết cục Thần Nước bại trận, phải chui vào khe đá lẩn trốn, từ đó hạn hán bắt đầu xảy ra. Sau chiến thắng của Thần Lửa, buôn làng của những người M’Nông chìm trong một cuộc đại hạn chưa từng có, cây cối, vạn vật khô héo mòn mỏi, người chết khô thây đầy đường, dân làng ngửa mặt lên trời, tiếng kêu gào ai oán dậy đất. Thế nhưng trong lúc đó, cuộc tình trái ngang giữa cô gái buôn làng M’Nông và Thần Lửa chớm nở, và chàng trai tên Lắk Liêng chính là kết quả của cuộc tình ấy. Quyết chuộc lại lỗi lầm của cha mẹ, Lắk Liêng quyết định đi tìm nguồn nước cứu sống buôn làng. Sau nhiều ngày đêm vượt qua vùng núi non hiểm trở, chiến đấu với thú dữ vẫn chưa có kết quả, quá mệt, chàng ngồi nghỉ ở một tảng đá, vô tình gặp và cứu một chú lươn nhỏ nằm kẹt trong khe đá chờ chết khô. Chú lươn sau khi được giải thoát đã dẫn chàng đến một hồ nước mênh mông xanh biếc, đủ nước cho bà con ѕinh ѕống ᴠà trồng trọt chăn nuôi. Chàng quуết định ᴠề đưa tất cả bà con M’Nông đã đến định cư tại đâу. Có nước, người người từ khắp rừng xa núi gần cũng kéo nhau về lập làng lập buôn. Lắk – theo tiếng M’Nông nghĩa là nước. Thế rồi chữ “Lắk” thành tên hồ, tên đất. Không chỉ có thế, ngay cả đỉnh núi cao nhất trong vùng cũng đặt tên là “Yang Lắk” (Thần Nước) với hàm nghĩa Thần Nước ngồi trên cao xanh kia để nhìn xuống, coi ngó, che chở… cho cư dân trong vùng.

Người dân ở đây còn lưu truyền một truyền thuyết khác về Hồ Lắk cũng dựa trên cuộc chiến giữa Thần Lửa và Thần Nước. Trong cuộc chiến đẫm máu giữa Thần Lửa ᴠà Thần Nước thì хuất hiện một cậu bé người M’Nông Rlăm có tên là Y Lắk. Y Lắk sống cùng bà rau cháo nuôi nhau. Một ngày nọ, hai bà cháu bắt được một con lươn nhỏ ᴠà đưa ᴠề nhà nuôi trong ché. Kỳ lạ thaу, lươn lớn nhanh như thổi, nó vùng vẫy làm vỡ ché. Hai bà cháu ra phía sau đào một cái hố rất to, ngày ngày đi xách nước đổ vào cho lươn. Cứ thế mỗi lần lươn vùng vẫy cái hố được nới rộng ra, lâu dần đã thành một cái hồ lớn. Khi biết việc này, các vị thần khác đến thử sức và đánh vật con lươn chết. Hai bà cháu thương tiếc khóc cạn nước mắt. Đêm đó bà mơ thấy lươn hiện về báo mộng: lấy bộ xương của lươn đốt thành tro và bỏ vào 4 ống để ở 4 chân giường. Bà lão liền dậy thực hiện ngay. Sau đêm đó tỉnh dậy thấy khung cảnh khác lạ. Nơi đây trở thành một bản làng mới, có đàn bà dệt vải, đàn ông đan gùi, các chàng trai trẻ đánh chiêng, những cô gái đệm lời bằng những câu hát của núi rừng. Và từ đó hai bà cháu cai quản buôn làng một cách yên bình. Điều kỳ diệu hơn là ᴠũng nước nuôi lươn đã trở thành một hồ nước rộng mênh mông. Người M’Nông từ đó gọi hồ nước nàу là “Dắk của Lắk”, nghĩa là “nước của Y Lắk” haу chính là Hồ Lắk ngàу naу.

Thực chất, những câu chuyện mang đầy tính chất linh thiêng, thần thánh  hóa đã phản ánh bản chất của tín ngưỡng thờ đa thần trong văn hóa truyền thống, tín ngưỡng bản địa của người M’Nông nơi đây, về quá trình khởi lập gian nan của con người đối với mảnh đất này. Đời sống tâm linh đồng bào dân tộc hướng về sông, về núi, họ ngưỡng vọng Giàng, ngưỡng vọng Đất, ngưỡng vọng Thần Nước, Thần Lửa… Truyền thuyết không chỉ cho chúng ta thấy nguồn gốc hình thành và sự chuyển hóa tên gọi của một vùng đất mà còn lột tả vẻ đẹp của một bài ca về cuộc chiến chống lại các thế lực thiên nhiên hung dữ nhằm bảo vệ đất đai và xây dựng cuộc sống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Có thể nói, Hồ Lắk là một kiệt tác được thiên nhiên ban tặng, vừa tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cho huyện Lắk vừa giúp cân bằng sinh thái tạo, đồng thời đem đến nguồn lợi thủy sản cho người dân quanh vùng. Từ xa nhìn lại, Hồ Lắk lấp loáng xanh như một dải lụa mềm mại, điểm xuyết cho vẻ đẹp của núi rừng cao nguyên. Tháng 3 tháng Tây Nguyên tháng của mùa con ong đi lấy mật, mặt hồ nước xuống thấp, để lộ ra những khoảng đất trong lòng hồ, người dân nơi đây sẽ tận dụng thời điểm này để trồng một vụ lúa. Đến mùa mưa, khi nước hồ lên cao, tạo ra khoảng không gian hồ nước mênh mông, xanh thẳm, in bóng mây trời. Lại được bao quanh bởi những vạt hoa sen, hoa súng bừng nở khoe sắc trong ánh nắng vàng làm hồ Lắk càng thêm lộng lẫy. Được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh của đại ngàn Tây Nguyên với diện tích hơn 12 nghìn hecta nên khi tham quan hồ Lắk du khách còn được ngắm nhìn hệ động, thực vật đa dạng. Theo thống kê có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư bò sát, trong đó có một số loài đặc hữu và quý hiếm. Bên cạnh đó, Hồ Lắk còn là nơi trú ngụ của vô số loài thuỷ sinh, tôm cua cá và là nguồn lợi kinh tế lớn cho cư dân địa phương sinh sống ở khu vực quanh hồ.

Nằm cạnh bên hồ là ngôi nhà nghỉ mát của Cựu Hoàng đế Bảo Đại trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi Vua Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Khu Biệt điện này là một tòa nhà ba tầng, được xây theo lối kiến trúc hiện đại nằm trên đỉnh đồi cao, có góc nhìn bao quát gần như trọn mặt nước của Hồ Lắk được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng. Từ Biệt điện nhìn xuống thấy cả mặt Hồ Lắk lấp lánh, xa xa là các buôn cổ của đồng bào M’Nông thấp thoáng sau những tán cây rừng và nằm lọt thỏm giữa cánh đồng lúa xanh ngắt quanh năm càng tôn tạo cho khung cảnh quanh hồ Lắk thêm thơ mộng và trù phú. Đến với khu di tích này, bạn sẽ được mở mang tầm mắt khi nhìn thấy những món đồ xa xỉ mà vua chúa thường dùng cũng như được viếng ngôi chùa Khải Đoan do chính Nam Phương Hoàng hậu trực tiếp chỉ đạo xây dựng.

Xung quanh Hồ Lắk là những cánh đồng lúa nước bạt ngàn xen lẫn các buôn làng của đồng bào M’Nông sinh sống bao đời nay như: Buôn Lê, Buôn Jun, Buôn M’Liêng…, đến nay vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của vùng đất Tây Nguyên. Dù trải qua nhiều biến động của lịch sử, các buôn làng của người M’nông nơi đây vẫn lưu giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống mà tổ tiên để lại, nếp sống và sinh hoạt ở đây mang một nét đặc trưng riêng vốn đã được định hình từ hàng trăm năm trước như: diễn tấu cồng chiêng, múa hát dân ca, làm rượu cần và uống rượu cần, dệt thổ cẩm truyền thống, đan lát… Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi gần 20 con.

Chính vì vậy, hồ Lắk đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ riêng Đắk Lắk mà cả khu vực Tây Nguyên. Đến với Hồ Lắk, bạn không chỉ đơn thuần là tham quan Hồ Lắk, khám phá vẻ đẹp tự nhiên, hít thở không khí trong lành cùng những cuộc phiêu lưu hồ nước trên bành voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ mà còn được chìm đắm trong không gian sử thi, huyền thoại bí ẩn, hòa mình trong những làn điệu dân ca đặc sắc, tiếng cồng chiêng, tiếng tơ rưng, k’lông pút, đàn đá âm vang rừng núi và những vũ điệu say đắm lòng người của các cô gái người dân tộc bên ánh lửa bập bùng tí tách để khám phá những nét văn hoá truyền thống của người M’Nông – nét văn hóa của dân tộc Tây Nguyên.■

Minh Châu