web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Đảm bảo an toàn PCCC đối với các loại hình cơ sở được mở cửa hoạt động trở lại sau dịch COVID – 19

Sau khi dịch COVID – 19 được khống chế và kiểm soát, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tập trung đông người (karaoke, vũ trường…) được phép kinh doanh trở lại, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao do không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH; bên cạnh đó, ý thức chủ quan của người đứng đầu cơ sở chỉ tâp trung vào việc kinh doanh. Để bảo đảm an toàn PCCC đối với các cơ sở trên, cần thực hiện một số nội dung sau:

 

 

  1. Đối với chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ

– Tăng cường công tác tự kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH tại cơ sở trước khi hoạt động trở lại, trong đó tập trung kiểm tra việc vận hành, sử dụng an toàn hệ thống, thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; hệ thống PCCC; khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; đường, lối thoát nạn….

– Tổ chức huấn luyện, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC&CNCH, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy cho cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ sở.

– Rà soát, ban hành các nội quy, quy định PCCC&CNCH, quy định trách nhiệm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC.

– Củng cố, duy trì các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Đội PCCC cơ sở.

– Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bố trí lực lượng chữa cháy tại chỗ thường trực phù hợp với các tình huống giả định trong phương án để chủ động xử lý khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra.

– Bảo đảm kinh phí hoạt động của đội PCCC cơ sở. Trang bị, duy trì hoạt động của phương tiện PCCC&CNCH. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện PCCC đã trang bị bảo đảm hoạt động theo đúng công năng thiết kế, lắp đặt.

– Thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện công tác PCCC&CNCH gửi cơ quan Công an hoặc UBND cấp xã quản lý trực tiếp trước khi hoạt động trở lại.

– Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn, kịp thời báo động cho mọi người xung quanh để tham gia chữa cháy và thoát nạn; đồng thời báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số điện thoại 114.

  1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC&CNCH

– Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo về an toàn PCCC&CNCH đối với các loại hình cơ sở kinh doanh, dịch vụ tập trung đông người (karaoke, vũ trường…); tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho người lao động, lực lượng PCCC cơ sở.

– Thực hiện kiểm tra an toàn về PCCC&CNCH định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở để kịp thời hướng dẫn cơ sở khắc phục các tồn tại thiếu sót về PCCC&CNCH; xử lý triệt để các hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra, đồng thời thực hiện tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thông báo công khai trên phương tiện truyền thông theo quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn người đứng đầu cơ sở thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH, có văn bản thông báo kết quả thực hiện gửi cơ quan Công an và UBND quản lý trực tiếp trước khi đưa vào hoạt động trở lại. Thường xuyên tự tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH, trong đó tập trung một số nội dung sau: Việc duy trì các yêu cầu về ngăn cháy lan, thoát nạn, hệ thống, thiết bị PCCC, hệ thống điện và các hệ thống kỹ thuật có liên quan; quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ sở./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH