web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Ngăn chặn hỏa hoạn tại hộ gia đình kết hợp kinh doanh

Nguyên nhân cháy tại các căn nhà vừa để ở kết hợp với kinh doanh đa phần là do sự cố điện. Hỏa hoạn xảy ra, hàng hóa chất đầy nhà choán lối thoát hiểm, không có lối thoát hiểm thứ 2, câu mắc dây điện tùy tiện khiến người trong nhà không có lối thoát. Để hạn chế những vụ cháy này, Công an TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã thực hiện nhiều biện pháp PCCC.

 

 

Tổng kết 01 năm (từ 15/4/2021 – 15/4/2022) thực hiện cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn cháy lớn, Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian trên, địa bàn TP Hồ Chí Minh xảy ra 180 vụ cháy (giảm 74 vụ) làm 16 người chết (giảm 11 người), 35 người bị thương (tăng 11 người), thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ đồng. Trong các vụ cháy trên có 76 vụ xảy ra ở các hộ gia đình làm 6 người chết, 11 người bị thương; 10 vụ cháy xảy ra tại nhà ở kết hợp với kinh doanh làm 9 người chết.

Toàn TP Hồ Chí Minh có khoảng 1.754.164 nhà ở riêng lẻ, trong đó 178.915 căn vừa là nơi ở vừa kết hợp với kinh doanh. Tình hình cháy, nổ ở nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao cả về số vụ, số người thiệt mạng. Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm, trong lúc sản xuất, kinh doanh.

Nguyên nhân cháy do vi phạm an toàn trong sử dụng điện; bất cẩn trong sinh hoạt. Nguyên nhân dẫn đến cháy lan, cháy lớn là do sắp xếp hàng hóa dễ cháy với khối lượng lớn ở khu vực sản xuất, khu vực kinh doanh, trên các lối đi lại nhưng không có lối thoát nạn dự phòng, không có giải pháp ngăn cháy lan. Nhà của các hộ kinh doanh này lại lắp đặt nhiều lớp cửa, làm lồng sắt trên sân thượng để chống trộm dẫn đến việc khi hỏa hoạn xảy ra, những nạn nhân này không có lối thoát, bị ngạt khói tử vong.

Gần nhất là vụ cháy rạng sáng 19/4 tại cửa hàng tạp hóa số 124 đường Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình. Vụ cháy xảy ra rất nhanh, dù lửa không lan rộng nhưng căn nhà mặt tiền rộng chừng 20m2 đã bị cháy rụi, hư hỏng nhiều đồ đạc có giá trị. Hai người bị mắc kẹt trong đám cháy được lực lượng PCCC giải cứu kịp thời ra ngoài. Trước đó, ngày 18/4, lửa bùng phát tại căn nhà ở kết hợp kinh doanh quần áo trên đường số 17, phường 11, quận Gò Vấp khiến 1 người bị mắc kẹt, ngạt khói tử vong.

Cảnh sát PCCC nỗ lực dập lửa tại căn nhà vừa là nơi ở, vừa là nơi kinh doanh cửa hàng tạp hóa ở quận Tân Bình.

Đại tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, có đến 70 – 80% nhà ở riêng lẻ tại TP Hồ Chí Minh hiện nay được thiết kế theo dạng nhà ống cũ, phần lớn được tận dụng làm cửa hàng, kho xưởng hoặc để kinh doanh, buôn bán.

Điều rất đáng lo ngại là loại nhà ở này hầu hết không có đủ 2 lối thoát hiểm và hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa quan tâm đến việc trang bị các thiết bị PCCC cơ bản. Phòng Cảnh sát PCCC đã kiểm tra đột xuất một số nhà ở kết hợp kinh doanh – sản xuất, nhắc nhở hướng dẫn các gia đình cách bố trí vật dụng, thiết bị sao cho hợp lý nhằm đề phòng cháy, nổ. Ngoài ra, Phòng Cảnh sát PCCC còn chủ động tặng bình chữa cháy mini cho các hộ gia đình này.

Thực tế cho thấy, nhiều khu dân cư hiện hữu, tồn tại từ lâu, mỗi căn nhà đều có nhiều thế hệ vừa sinh sống vừa tận dụng buôn bán nên hầu hết không gian trong nhà được tận dụng, không có nhà nào có lối thoát hiểm thứ 2. Muốn cải tạo lối thoát hiểm cũng khó vì là dạng nhà ống lại xây dựng liền kề.

Để hạn chế các vụ cháy tại các khu nhà ở kết hợp với kinh doanh, Công an TP Hồ Chí Minh đã đề nghị lãnh đạo UBND TP, UBND TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện khi cấp giấy phép xây dựng đối với các loại hình nhà để ở và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh phải hướng dẫn chủ hộ thực hiện những điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu người cần thiết và phải có lối thoát hiểm thứ 2. Tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ cơ sở và phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy.

Công an TP Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình “Xây dựng phường xã, thị trấn, khu phố, ấp “điểm” về an toàn về phòng cháy và chữa cháy”. Công an thành phố đã phối hợp quận, huyện chọn phường điểm, khu phố điểm để phối hợp thực hiện công tác hướng dẫn thực hiện với các hình thức sinh động, phù hợp với tình thực tế của từng khu vực, địa phương, như: Tuyên truyền PCCC bằng hình thức sân khấu hoá, tổ chức cho các hộ dân ký kết đảm bảo an toàn PCCC, trao tặng bình chữa cháy, vận động nhân dân hiến đất mở đường; cải tạo khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; trang bị phương tiện PCCC, phương tiện thoát nạn và mở lối thoát nạn thứ 2 tại từng nhà dân; Vận động nhân dân trang bị bình chữa cháy và tự trang bị phương tiện thoát nạn (búa, rìu, thang, thang dây…).

Đến nay, mô hình trên đã thực hiện tại 149/312 phường, xã, thị trấn và 256/1993 khu phố. Công tác PCCC tại chỗ đã có dấu hiệu tích cực. Các lực lượng PCCC tại chỗ đã phát hiện và dập tắt kịp thời rất nhiều vụ cháy (chiếm 76,35%) hạn chế thiệt hại do cháy gây ra…

Đây là một trong những mô hình thiết thực, ngăn chặn các vụ cháy xảy ra tại các khu dân cư, nhà ở riêng lẻ kết hợp với kinh doanh với phương châm “Phòng là chính để hạn chế chữa cháy!”./.

 

Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh