web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Công tác cứu nạn, cứu hộ trong thảm hoạ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu nhìn từ góc độ quản lý nhà nước

Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thậm chí các tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta còn có tốc độ nhanh hơn dự báo. Điển hình là các đợt thiên tai như: bão, lũ, lốc xoáy, ngập lụt trên diện rộng, sạt lở đất, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn, động đất… diễn ra ngày càng bất thường, không theo quy luật và có cường độ, mức độ ảnh hưởng rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và có khả năng gây ra các thảm họa lớn về cháy, nổ, sập đổ công trình, dịch bệnh…

 

Để bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, Luật Phòng, chống thiên tai quy định: Việc phòng, chống thiên tai, thảm họa cần phải tiến hành đồng bộ các hoạt động phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương, hiệu quả; thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ và bảo đảm thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; đồng thời xác định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai và dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án và sự điều động của người có thẩm quyền; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền.

 

Đối với Bộ Công an được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai cụ thể là:

– Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong phòng, chống thiên tai;

– Lập kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương tham gia cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;

– Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

Riêng đối với thảm họa thiên tai và ứng phó với biến đổi khi hậu thì lực lượng Công an nhân dân được giao phối hợp ứng phó. Bao gồm các thảm họa do bão mạnh, siêu bão; động đất, sóng thần; nước biển dâng, xâm nhập mặn; lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng trên diện rộng; dịch bệnh hàng loạt trên diện rộng.

 

Căn cứ từ những nội dung quy định trên và nhìn từ góc độ quản lý nhà nước cho thấy: Bộ Công an (trực tiếp và nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH) đang thực hiện quản lý nhà nước về công tác cứu nạn, cứu hộ ở phạm vi chưa đến mức thảm họa thiên tai và được quy định cụ thể tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy đối với các sự cố, tai nạn cụ thể là:

– Sự cố, tai nạn cháy;

– Sự cố, tai nạn nổ;

– Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

– Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

– Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

– Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;

– Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

– Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

– Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

 

Việc Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ đã và đang mang lại tác dụng, hiệu quả thiết thực trong công tác phòng ngừa, ứng phó với các loại sự cố, tai nạn có thể xảy ra do thiên nhiên (thiên tai, biến đổi khí hậu), con người, động vật gây lên đối với từng cơ sở, phương tiện, nhà dân. Do đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH với vai trò, nhiệm vụ được giao là lực lượng chuyên trách của Bộ Công an thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền và thường trực cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ trên cả nước. Đồng thời, trước tình hình biến đổi khí hậu khắc nghiệt cùng thiên tai diễn ra bất thường, trong thời gian qua Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã chủ động tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

  1. Tham mưu Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác cứu nạn, cứu hộ

– Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, đã hướng dẫn cụ thể về phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị; kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ; chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy và chữa cháy (04 lực lượng); bố trí lực lượng trực cứu nạn, cứu hộ và phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ… để kịp thời thống nhất triển khai trên toàn quốc.

– Chỉ thị số 07/CT-BCA ngày 27/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới. Trong đó, đã chỉ đạo tập trung, tăng cường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; tập trung hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tuyên truyên, bảo đảm các điều kiện an toàn về cứu nạn, cứu hộ, các biện pháp thoát nạn, xử lý vi phạm về phòng ngừa sự cố, tai nạn; chủ động điều tra cơ bản, dự báo nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn để có biện pháp phòng ngừa phù hợp; xây dựng, nâng cao năng lực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH ở các địa phương; tổ chức xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống phức tạp cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện của Công an các đơn vị, địa phương; việc huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc Công an các địa phương; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo: Nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành, địa phương ban hành quy chế phối hợp trong công tác cứu nạn, cứu hộ giữa các lực lượng của các bộ, ngành đóng tại địa phương với lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ của địa phương để thống nhất nội dung phối hợp tham gia xử lý các sự cố, tai nạn. Rà soát các phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ hiện có của lực lượng Công an để đưa vào thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Khảo sát, lập kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn và xây dựng, triển khai quy chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức, lực lượng ở địa phương nhằm bảo đảm công tác chỉ huy thống nhất và khả năng hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi được huy động.

– Ban hành nhiều thông tư có liên quan như: Thông tư số 139/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 140/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 quy định về triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư số 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân.

– Ban hành Kế hoạch số 293/KH-BCA-C07 ngày 08/7/2021 về việc sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để yêu cầu, hướng dẫn các Bộ, Ngành, UBND các địa phương sơ kết việc thực hiện Nghị định trên.

  1. Về hướng dẫn, đôn đốc, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng thuộc Công an các địa phương

– Hàng năm, ngay sau khi Bộ Công an ban hành Kế hoạch Ứng phó với biến đổi khí hậu, Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời ban hành Kế hoạch hoặc văn bản hướng dẫn Công an các địa phương chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đối với công tác này; kịp thời theo dõi tình hình dự báo và diễn biến thiên tai, sự cố, tai nạn lớn để có chỉ đạo, hướng dẫn, huy động lực lượng, phương tiện chi viện cho các đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả thiên tai như bão, lũ, lụt, sạt lở đất tại các tỉnh Miền Trung, phía Bắc, hạn mặn tại một số tỉnh phía Nam.

– Kể từ năm 2017 đến nay, hàng năm Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ban hành kế hoạch tổ chức trên 10 lớp huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản và chuyên sâu về tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ phụ trách công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công an các đơn vị, địa phương (Cảnh sát PCCC&CNCH, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Giao thông, Hậu cần, Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp) với số lượng gần 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH chủ động và phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung các tài liệu kỹ, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và hàng năm đều kịp thời có hướng dẫn chương trình, kế hoạch huấn luyện toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ nội dung huấn luyện lần đầu, huấn luyện thường xuyên và nâng cao để toàn lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thống nhất thực hiện.

– Hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo toàn lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện nghiêm túc các nội dung kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an và của cơ sở. Trong đó, đã hướng dẫn giả định các tình huống sự cố, tai nạn do tác động của thiên tai như ngập lụt, sạt lở đất, sập đổ cấu kiện công trình… và phương án huy động các lực lượng, phương tiện ở địa phương và Công an các địa phương lân cận tham gia cứu nạn, cứu hộ các tình huống thảm họa cháy lớn, sự cố phức tạp gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản do thiên tai gây ra.

  1. Về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ và chống thiên tai của toàn lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH

– Tính riêng trong 02 năm (2020 và 2021) triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA ngày 27/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã huy động 8.996 lượt phương tiện cùng 48.090 lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức CNCH 4.923 vụ sự cố, tai nạn; trong đó: 1.661 vụ trong đám cháy (chiếm 33,7%), 1.427 vụ dưới nước (chiếm 29%), 216 vụ sự cố tai nạn giao thông (chiếm 4,38%), 275 vụ trên cao (chiếm 5,58%), 245 vụ hang hầm, giếng sâu (chiếm 5%), 312 vụ công trình sụp đổ (chiếm 6,3%) và 787 vụ cứu nạn, cứu hộ các vụ sự cố, tai nạn khác (chiếm 16%). Trực tiếp cứu được 1.521 người; tìm được 1.300 thi thể nạn nhân bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý; hướng dẫn thoát nạn cho hàng ngàn người bị mắc kẹt trong các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn ra nơi an toàn.

– Đặc biệt trong các đợt bão lũ, ngập lụt xảy ra ở nhiều địa phương miền Trung trong thời gian qua, 100% các đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an cấp tỉnh tại các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai đã kịp thời tuyên truyền nhắc nhở các cơ quan, tổ chức, cơ sở và nhân dân bảo đảm phòng ngừa cháy, nổ do sự cố điện có thể xảy ra khi bắt đầu và trong thời gian xảy ra mưa bão; đã chủ động thường trực 100% quân số, sử dụng đối đa các phương tiện cứu nạn, cứu hộ hiện có để tham gia cứu nạn, cứu hộ đối với nhân dân trong vùng lũ lụt; sơ tán hàng trăm hộ dân, hàng ngàn học sinh ra nơi an toàn; cứu được hàng trăm người gặp nạn trong vùng nước lũ lụt hoặc do xe ô tô bị trôi trượt và nhiều trường hợp người dân bị đuối nước, lũ cuốn; hỗ trợ chằng chống nhà cửa, vận chuyển lương thực, thực phẩm cho nhân dân, kịp thời tham gia đào bới tìm kiếm người bị nạn trong các vụ sạt lở đất… Đồng thời, đã tích cực tham gia khắc phục hậu quả như cắt cây bị nghiêng đổ, giải tỏa giao thông, phun nước tẩy rửa cho trụ sở các cơ quan nhà nước, địa bàn quan trọng bị ngập lụt để bảo đảm kịp thời đi vào hoạt động ổn định….

  1. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CNCH trong thời gian tới.

Từ những kết qủa đạt được trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã làm tốt công tác tham mưu lãnh đạo Bộ Công an và cấp uỷ chính quyền các cấp trong ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết về công tác PCCC&CNCH; đã tích cực xây dựng các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ, qua đó đã làm chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở và nhân dân trong công tác này. Đã từng bước hướng dẫn, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về kiến thức, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ cơ bản để mỗi người dân tự chủ động biết cách tự thoát nạn trong các tình huống sự cố, tai nạn và tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu, trong đó có các tình huống do thảm hoạ thiên tai gây ra.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình thiên tai bão lũ sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường và theo xu hướng ngày càng cực đoan hơn. Do vậy, để tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trong thảm họa, thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, cần nghiên cứu triển khai một số giải pháp sau đây:

 Một là, rà soát, kiện toàn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ trong thảm hoạ thiên tai và ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong đó cần quy định rõ về trách nhiệm của từng lực lượng tham gia để giảm thiểu sự chồng chéo, trùng lắp, vướng mắc khi thực hiện, đồng thờiđể thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong công tác phối hợp giữa các ngành, các lực lượng tham gia ứng phó.

– Hai là, tăng cường tổ chức tập huấn, huấn luyện các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu nhằm từng bước nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên trách và kiêm nhiệm thực hiện công tác ứng phó với thảm hoạ thiên tai và biến đổi khí hậu; đẩy mạnh việc diễn tập phương án phối hợp nhiều lực lượng khi xử lý các tình huống do sự cố thảm hoạ thiên tai tác động.

– Ba là, tập trung đầu tư xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đảm bảo tính chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại, bên cạnh đó cần quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành, Công an cấp xã để phát huy vai trò chủ công của các lực lượng này trong công tác cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai tại các cơ sở, công trình và địa bàn dân cư; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và trang bị các phương tiện thiết yếu cho hoạt động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó cần chú ý đến sự phù hợp của các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ với đặc điểm các sự cố thiên tai thường xảy ra ở từng địa phương.

– Bốn là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó cần tập trung đến việc trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác phối hợp trong chỉ huy, điều hành các hoạt động ứng phó với các thảm hoạ thiên tai; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ các nguồn lực phục vụ các hoạt động phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai…/.

 

Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh (Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Bộ Công an) 

Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC&CNCH