web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Lễ ký kết Kế hoạch liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022 – 2030

Sáng ngày 25/7/2022, hưởng ứng và hành động thiết thực nhân Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước năm 2022 của Liên hợp quốc, đại diện 10 bộ, ngành gồm: Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam đã ký Kế hoạch liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022 – 2030 nhằm tăng cường trách nhiệm, công tác phối hợp cụ thể trong triển khai các giải pháp, mô hình phòng chống đuối nước trẻ em. Mục tiêu giảm 20% tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước vào năm 2030.

 

Lễ Ký kết 10 Bộ, Ngành tham gia công tác phòng chống đuối nước ở trẻ em giai đoạn 2022 – 2030.

 

Tình hình đuối nước trẻ em trong những năm qua là vấn đề rất nóng và được toàn xã hội quan tâm, theo thống kê hàng năm có hàng nghìn trẻ em bị tử vong do đuối nước. Từ thực tiễn đó, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp, sự vào cuộc tích cực của các cấp ngành, các địa phương, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phòng ngừa và dẫn đến loại trừ các nguy cơ gây ra các sự cố đuối nước.

 

Theo chức năng, nhiệm vụ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Bộ Công an là đơn vị được Chính phủ giao theo dõi việc thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC. Sau 05 năm triển khai thực hiện cho thấy: số vụ tai nạn dưới nước xảy ra chiếm tỷ lệ lớn trong 08 loại hình sự cố, tai nạn (chỉ sau số vụ sự cố, tai nạn về cháy, nổ) tuy nhiên số lượng người thiệt mạng do sự cố đuối nước lại rất lớn so với các loại hình khác. Tính riêng trong 02 năm 2020 và 2021, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã huy động 8.996 lượt phương tiện cùng 48.090 lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức CNCH 4.923 vụ sự cố, tai nạn. Trong đó: 1.661 vụ trong đám cháy (chiếm 33,7%), 1.427 vụ dưới nước (chiếm 29%), còn lại là các vụ khác.

 

Về công tác phòng, chống tai nạn dưới nước nói chung và phòng, chống đuối nước trẻ em nói riêng, trong thời gian qua Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn toàn lực lượng CAND triển khai một số nhiệm vụ, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

 

Một là, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng và phổ biến một số phim khoa giáo, tài liệu khuyến cáo để trực tiếp tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa sự cố, tai nạn có kết hợp phòng ngừa tai nạn dưới nước. Trong đó, từ đầu năm 2022 đến nay Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã phối hợp với các kênh truyền hình VTV1, VTV3, ANTV, VTC14 thực hiện 07 chương trình hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước đối với trẻ em nói riêng và đối với toàn cộng đồng nói chung; phối hợp với các nhà mạng viễn thông Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng xã hội Zalo để đưa các khuyến cáo phòng chống đuối nước đến với mỗi người dân.

 

Hai là, Khi kiểm tra an toàn PCCC&CNCH tại các cơ sở, khu vui chơi giải trí có ao, hồ, bãi tắm đều kiểm tra và yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn dưới nước cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt là đã tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường thường trực tại các địa phương có nhiều bãi biển, nhất là mùa hè.

 

Ba là, hàng năm đều tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ bơi lặn cứu người dưới nước, sơ cấp cứu ban đầu cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của CAND (Cảnh sát PCCC&CNCH, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Quản lý trại giam, Hậu cần CAND).

 

Bốn là, hướng dẫn Công an cấp huyện, cấp xã tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCCC&CNCH trên địa bàn theo phân công, phân cấp.

 

– Năm là, tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường thường trực và thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ tại các địa phương có nhiều sông, hồ, bãi tắm, nhất là vào mùa hè (khi học sinh được nghỉ hè và có nhiều hoạt động bơi, tắm…).

 

Trước tình hình đuối nước trẻ em thường xảy ra tập trung vào những tháng hè, hay gặp đầu mùa hè khi các em chuẩn bị vào kỳ nghỉ hè, chỉ trong dịp hè từ tháng 5 đến gần hết tháng 6 có số trẻ em tử vong bằng với số trẻ tử vong trong 5 tháng đầu năm. Ngày 02/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 398/CĐ-CP về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Bộ Công an giao Cục Cảnh sát PCCC&CNCH làm đầu mối tham mưu giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo các lực lượng liên quan thuộc Bộ Công an và Công an địa phương tham gia thực hiện phòng chống đuối nước trẻ em. Ngày 07/5/2022, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ ký Công điện số 01/CĐ-BCA-C07 để chỉ đạo Công an các địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như:

 

– Xây dựng nội dung tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em tới người dân và các trường học; phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông để thường xuyên khuyến cáo đến các hộ gia đình việc dạy bơi cho trẻ em.

 

– Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã rà soát, đề xuất, kiến nghị UBND và các cơ quan, đơn vị, cơ sở triển khai các biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa, cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực, địa điểm dễ xảy ra đuối nước (sông, hồ, ao và các hố sâu tại công trình, công trường…).

 

– Chỉ đạo các đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH, Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Cơ động, Công an cấp xã, lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở và chuyên ngành tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực, ứng trực sẵn sàng tham gia cứu nạn do đuối nước khi có thông tin yêu cầu.

 

– Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, cố tình không thực hiện trách nhiệm phòng, chống đuối nước nói chung và chống đuối nước đối với trẻ em nói riêng.

 

Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, đồng chí Đại tá Nguyễn Minh Khương – Phó Cục trưởng phát biểu tại buổi Lễ đã thay mặt lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trên toàn quốc bày tỏ lòng quyết tâm, chủ động, tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp, phối hợp tốt với các ngành liên quan, đồng thời tập trung tăng cường các mặt công tác từ tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp phòng ngừa; tích cực luyện tập kỹ năng nghiệp vụ, trang bị phương tiện và tổ chức tốt công tác thường trực, ứng trực sẵn sàng xử lý, kịp thời cứu nạn, cứu hộ đối với mọi tình huống sự cố, tại nạn nói chung và sự cố, tại nạn đuối nước trẻ em nói riêng theo nhiệm vụ được giao./.

 

Theo Tâm Anh

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH