Ngày 28/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 123/2021/TT-BCA Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 03:2021/BCA về “Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy”. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/6/2022.
Quy chuẩn quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm các phương tiện PCCC. Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc thực hiện. Ngoài ra, Quy chuẩn quy định cụ thể số lượng mẫu thử để phục vụ kiểm định. Cục Cảnh sát PCCC và CNCH giới thiệu chi tiết chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm các loại bình chữa cháy, cụ thể như sau:
- Đối với bình chữa cháy xách tay
Phương pháp lấy mẫu được điều chỉnh tại quy chuẩn, cụ thể mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:
– Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 5000 thì lấy 18 mẫu;
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000, ≤ 50000 thì lấy 36 mẫu
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 50000 thì lấy 54 mẫu;
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc tại Bảng 1 sau:
- Đối với bình chữa cháy có bánh xe
Phương pháp lấy mẫu được điều chỉnh tại quy chuẩn, cụ thể mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:
– Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 1000 thì lấy 11 mẫu;
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 1000, ≤ 5000 thì lấy 22 mẫu
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000, ≤ 10000 thì lấy 33 mẫu;
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 10.000 thì lấy 44 mẫu
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc tại Bảng 2 sau:
- Đối với bình chữa cháy tự động kích hoạt – bình bột loại treo
Phương pháp lấy mẫu được điều chỉnh tại quy chuẩn, cụ thể mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:
– Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 100 thì lấy 05 mẫu;
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 100, ≤ 1000 thì lấy 10 mẫu
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 1000, ≤ 5000 thì lấy 15 mẫu;
– Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000 thì lấy 20 mẫu
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc tại Bảng 3 sau:
Một số điểm lưu ý khi kiểm định theo QCVN03:2021/BCA như sau:
– Số lượng mẫu được quy định chi tiết đối với từng loại bình chữa cháy;
– Bổ sung thử nghiệm chất chữa cháy đối với từng loại bình để kiểm soát chất lượng chất chữa cháy;
– Thử nghiệm độ bền chịu ăn mòn được bổ sung để đảm bảo chất lượng của các loại bình chữa cháy khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên đơn vị kiểm định phải chú ý về thời gian thử nghiệm và phương pháp thực hiện đảm bảo theo yêu cầu của quy chuẩn.
Sau khi cấp giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định phải phối hợp với cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm định để tiến hành dán tem kiểm định phương tiện và lập biên bản sau khi hoàn thành việc dán tem kiểm định để phương tiện được lưu thông và đưa vào sử dụng./.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH
Link: