web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nguy cơ gây bệnh do phơi nhiễm chất độc Ethylene oxide

Ethylene oxide (C2H4O – Viết tắt EO) được dùng nhiều lĩnh vực công nghiệp, dược phẩm, hóa chất – trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm – EO được hun ở vỏ bao/thùng chứa thực phẩm để phòng công trùng phá hủy sản phẩm. Tuy nhiên do EO là chất độc hại, nhiều quốc gia đã cấm sử dụng hóa chất này (bởi vậy một số loại thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu và bị thu hồi ở nhiều Quốc gia khác). Quy định tùy quốc gia. mức dư lượng của Ethylene Oxide trên ngũ cốc, hoa quả và sản phẩm động vật với mức cao nhất là 0,02 đến 1 ppm. Các sản phẩm quá mức trên lượng nhỏ sẽ bị cảnh báo đến thu hồi và tiêu hủy. Tuy nhiên, hiện nay thế giới tiêu thụ EO khoảng 20 triệu tấn/năm}.

 

EO còn có một số tên gọi khác như: Dihydrooxirine, dimethylene oxide, ethene oxide, epoxyethane, oxane, oxacyclopropane, oxidoethane, oxiran, oxirane, 1,2 epoxyethane. EO có liều gây chết một nửa LC50-4 giờ ở 819¸4000 ppm với chuột, 960 ppm với chó; LC50-1h chuột bằng 2920 ppm; giới hạn tiếp xúc (15 phút): 1¸5ppm, bền ở nhiệt độ <300 độ C;

 

Ngưỡng mùi: đối với ethylene oxide thay đổi trong khoảng 250 đến 700 ppm, khí đã ở nồng độ độc hại khi có thể ngửi thấy. Ngay cả khi đó, mùi của EO rất ngọt, thơm và có thể dễ bị nhầm với mùi thơm của ete dietyl – một dung môi thông thường trong phòng thí nghiệm có độc tính rất thấp.

 

Giới hạn phơi nhiễm: <0,1 ppm; Theo  Cơ quan quốc tế về Nghiên cứu Ung thư – IARC – WHO (International Agency for Research o­n Cancer) và Viện Sức khoẻ và An toàn Lao động Quốc gia Mỹ – NIOSH (National Institute for Occupational Safety and Health) xếp ethylene oxide là một chất tiềm ẩn gây ung thư nghề nghiệp theo định nghĩa của chính sách về chất gây ung thư.

 

Phơi nhiễm trên người: Đa số thụ động, do nghề nghiệp. Thực nghiệm cho biết  ngoại trừ kích ứng tạm thời, nhẹ, không có hậu quả nào được báo cáo ở 4 người đàn ông sau khi cố ý tiếp xúc với 2,5 ppm trong một thời gian ngắn; Kích ứng mũi rõ ràng đã được báo cáo sau 10 giây tiếp xúc với 12,5 ppm [Walker và Greeson 1932]. Tiếp xúc với nồng độ trên 2,0 ppm dẫn đến đau đầu, buồn nôn, nôn, khó thở, bất thường huyết học và kích ứng đường hô hấp [NRC 1986]. Dựa trên dữ liệu về độc tính cấp tính ở động vật, người ta cho rằng thương tích hoặc tử vong sẽ liên quan đến việc tiếp xúc với 8,0 ppm trong 10 phút, 4,0 ppm trong 30 phút, hoặc 2,0 ppm trong 60 phút; tiếp xúc 1 giờ với 500 ppm được coi là không có khả năng gây thương tích [Clayton và Clayton 1981] – theo đường thở.

 

Nguy cơ gây bệnh: cần căn cứ ít nhất đủ 5 yếu tố gây bệnh cho quá trình tích tụ sinh học của một chất độc để gây bệnh cho người:

  1. Bản chất độc của chất phơi nhiễm (có hay không có nguy cơ gây bệnh);
  2. Chủ thể phơi nhiễm (tuổi, lối sống, cơ thể);
  3. Tần suất sử dụng (thi thoảng hay thường xuyên);
  4. Liều lượng sử dụng (ít hay nhiều mỗi lần);
  5. Đường phơi nhiễm. (da, hô hấp, tiêu hóa).

 

Những người thường xuyên ăn một loại thực phẩm có mặt chất này mới CÓ nguy cơ. Nhưng việc thường xuyên vận động, uống đủ nước để cơ thể thanh thải tốt, có thể hạn chế lắng đọng, không chỉ làm giảm nguy cơ gây bệnh đối với chất này.

 

Khuyến nghị: Các sản phẩm là thực phẩm công nghiệp, hạn chế sử dụng lâu dài cùng 1 loại để giúp giảm thiểu tình trạng tích tụ sinh học; kể cả sản phẩm đó được kiểm định là an toàn (theo dòng thời gian, có những chất về sau con người mới có đủ thông tin, hiểu biết khẳng định là nó không đủ an toàn)./.

 

Quang Sơn (Khoa Khoa học cơ bản và Ngoại ngữ)