web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Sơ cứu nạn nhân bị bỏng do Axit sunfuric (H2SO4)

Tổn thương do Axit sunfuric (H2SO4) gây ra cho nạn nhân ngay sau 30 giây tiếp xúc. Các tổn thương xảy ra từ đường da, hô hấp, thị giác đến tiêu hóa, đặc biệt là tổn thương tinh thần vô cùng lớn.

 

Một trong những nạn nhân bị tạt acid (Ảnh: Zingnews)

 

* Phản xạ của nạn nhân bị tạt axit: mất kiểm soát hành vi gây ra bởi tác động của hóa chất. Các triệu chứng cấp khác nhanh chóng xuất hiện

–  Đường mắt: không thể cử động bình thường, đỏ, đau, phồng rộp;

–  Đường thở: đau rát cổ họng, ho, hơi thở nặng nhọc, phù;

–  Đường da: tấy đỏ, phồng rộp, bỏng da nghiêm trọng;

–  Đường tiêu hóa: Đau ở khoang bụng, cảm giác bỏng rát, khó chịu, suy sụp.

* Nhận biết acid qua nhãn hóa chất:

– Công thức hóa học: axit sunfuric/ Sulfuric acid

– Mã số CAS: 7664 – 93 – 9

– ID hóa chất nguy hiểm: UN1830 hoặc UN1831

– Hình đồ cảnh báo:

 

Nhãn NFPA                       

 

 

 

 

Nhãn GHS

 

 

 

 

 

SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NẠN

Người sơ cứu được huấn luyện an toàn hóa chất hoặc có hiểu biết thông qua đào tạo để tránh được rủi ro cho bản thân.

* Tận dụng: đồ nhựa, bông gạc, vải mềm lượng lớn, nước khoáng, nước ion kiềm, nước muối sinh lý, nước sạch (có nước ion kiềm càng tốt), dung dịch NaHCO3 (pha từ soda baking).

 

* Biện pháp tức thời

Cố gắng giữa bình tĩnh cho nạn nhân, không để nạn nhân dụi mắt hay cử động thiếu kiểm soát làm tổn thương lan rộng.

  • Đối những tiếp xúc nhỏ với da, tránh không để hóa chất lan sang những vùng da chưa bị ảnh hưởng.
  • Loại bỏ hóa chất khỏi vùng da bị tiếp xúc bằng bông, vải lượng lớn. Không cố gắng cởi quần áo để tránh làm bong da, gây đau đớn. Không dùng các loại khăn lau để lại sợi trên bề mặt tổn thương.

Sơ cứu mắt: rửa liên tục dưới vòi nước sạch liên tục, nhỏ dung dịch NaHCO3 0,1% hoặc nước ion kiềm, nước khoáng đến khi pH = 7 và chuyển đến chăm sóc y tế. Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị dính hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng. Chú ý: nếu nạn nhân đeo kính áp tròng thì ngay lập tức phải tháo ra ngay. Không để nạn nhân dụi mắt.

Sơ cứu da: rửa liên tục dưới vòi nước mát (từ 15 phút) kết hợp dung dịch NaHCO3 2,5% đến khi được chăm sóc y tế. Kết hợp dùng vòi hoa sen xả chặn để nước không xâm lấn các vùng da lành,

Sơ cứu hô hấp (do nạn nhân hít phải): xịt rửa bằng nước kiềm tính, dung dịch NaHCO3 0,1%; nước muối sinh lý, cho nạn nhân thở oxy tăng áp đến khi được chăm sóc y tế.

Sơ cứu tiêu hóa (do uống nhầm): uống ngay lòng trắng trứng gà, nạn nhân nôn được lại tiếp tục uống, sau đó chuyển đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Không uống dung dịch trung hòa như NaHCO3 vì có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.

 

* Biện pháp phối hợp chung

• Gọi 115, 114 hoặc dịch vụ y tế khẩn cấp – thông báo cho nhân viên y tế về hóa chất gây ra cho nạn nhân.

• Hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân không thở – Không thực hiện hồi sức trực tiếp bằng miệng nếu nạn nhân nuốt phải hoặc hít phải chất này.

Chú ý:

– Các dấu hiệu tổn thương của việc tiếp xúc (hít phải, nuốt phải và tiếp xúc với da) của hóa chất này có thể có các biểu  hiện muộn.

– Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng,… bôi lên vết bỏng. Chúng sẽ dính vào vết thương và gây đau đớn cho nạn nhân.

– Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng để tránh vi khuẩn thâm nhập khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn.

 

Bên cạnh những nỗ lực của các cấp chính quyền, các lực lượng nghề nghiệp dần để giảm thiểu việc sử dụng H2SO4 trái pháp luật, khi không may bị nạn, nạn nhân có thể tham gia vào các hoạt động nhằm lên án hành động tạt acid. Nạn nhân có thể lên tiếng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người đại diện, qua tổ chức ASTI (Acid Survivors Trust International).

 Quang Sơn (Khoa Khoa học cơ bản và Ngoại ngữ)