web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hoạt động tìm kiếm CNCH trên đường thuỷ nội địa của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ; các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị mới tập trung nhiều công trình cao tầng, phức hợp với tính chất ngày càng đa dạng và quy mô ngày càng lớn, các hoạt động trên đường thủy nội địa ngày càng đa dạng và phức tạp về sự cố, tai nạn.

 

Các sự cố, tai nạn chủ yếu là diễn ra trên đất liền có tính đột xuất và chưa tới mức “thảm họa”, thuộc trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy mà nòng cốt, trực tiếp thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố này là lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa là hoạt động được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ rất quan tâm, chú trọng trong hoạt động của mình.

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với mục tiêu đặt ra cho công tác cứu nạn, cứu hộ là bảo đảm sự an toàn về tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Trong các hoạt động đó, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa giữ vai trò khá quan trọng trong việc thực hiện mục đích bảo đảm an toàn về tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, với tư cách là một bộ phận không tách rời của lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ.

Mặc dù không phải là vấn đề mới, nhưng lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa còn nhiều khoảng trống cả về mặt lý luận và thực tiễn, cần phải được tổ chức nghiên cứu một cách nghiêm túc. Để làm rõ hơn về vấn đề đáng quan tâm trên, trong phạm vi bài viết, tôi sẽ đề cập đến vị trí, vai trò của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa.

Vị trí của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Cứu nạn, cứu hộ là hoạt động cứu người và ứng cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn và thiên tai gây ra. Mục đích của hoạt động cứu nạn, cứu hộ là khắc phục hậu quả do sự cố, tai nạn, rủi ro và thiên tai gây ra, góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.

Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa là một trong các mặt công tác chủ yếu trong công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy mà cơ quan thường trực là lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy thì “Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy đối với các sự cố, tai nạn sau: (1) Sự cố, tai nạn cháy; (2) Sự cố, tai nạn nổ; (3) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối; (4) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá; (5) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm; (6) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu; (7) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm; (8) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí; (9) Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật” . Trong đó có 03 tình huống liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đường thủy nội địa (tình huống 6, 7, 8).

Ngoài ra, hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nói chung, của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nói riêng còn là một bộ phận của công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quốc gia. Theo quy định của Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2107 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, có 12 tình huống sự cố, tai nạn lớn, thảm họa cơ bản cần tổ chức tìm kiếm cứu nạn, gồm: (1) Tai nạn tàu, thuyền trên biển; (2) Sự cố tràn dầu; (3) Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí; (4) Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; (5) Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản; (6) Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường; (7) Sự cố động đất, sóng thần; (8) Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng; (9) Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; (10) Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ; (11) Sự cố cháy rừng; (12) Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra . Trong 12 tình huống sự cố, tai nạn lớn, thảm họa cơ bản trên, lực lượng Công an mà chuyên trách là lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đều phải tham gia lực lượng ứng cứu, xử lý.

Tóm lại, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một bộ phận cấu thành thiết yếu của lĩnh vực công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong việc cứu người, phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, rủi ro và thiên tai, góp phần khắc phục hậu quả do sự cố, tai nạn, rủi ro, thiên tai gây ra.

Vai trò của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Là bộ phận cấu thành thiết yếu của lĩnh vực công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nên hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giữ vai trò khá quan trọng.

(1) Với mục đích ứng cứu kịp thời người, phương tiện và tài sản thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, rủi ro và thảm họa, công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ góp phần vào mục tiêu “bảo đảm an toàn về tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân” của công tác cứu nạn, cứu hộ cũng như công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (TTATXH). Mục tiêu “bảo đảm an toàn về tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân” trong lĩnh vực TTATXH được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau, như: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn do cháy, nổ, thiên tai và các rủi ro khác gây ra… Trong các hoạt động đó, việc loại trừ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh các sự cố, tai nạn, rủi ro, thảm họa, hướng tới làm giảm và không để xảy ra sự cố, tai nạn, rủi ro, thảm họa là mục tiêu cao nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động hàng ngày của xã hội, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cả nước là một đại công trường như hiện nay và nước ta đang phải gánh chịu hậu quả ngày càng nặng nề của vấn đề ô nhiêm môi trường cũng như hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng , để xảy ra các sự cố, tai nạn, rủi ro, thậm chí là thảm họa là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, hạn chế thấp nhất hậu quả do sự cố, tai nạn, rủi ro, thiên tai và thảm họa gây ra, nhất là những sự cố, tai nạn, thiên tai trên đường thủy nội địa, cũng là một yêu cầu rất quan trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong công tác cứu nạn, cứu hộ. Do đó, công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo đảm TTATXH nói chung và nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ nói riêng trong môi trường xã hội sôi động và đầy rủi ro ở nước ta hiện nay.

(2) Do sự cố, tai nạn, thiên tai và thảm họa ở nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng, đe dọa mục tiêu phát triển bền vững của đất nước và sinh kế của người dân, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải tăng cường các biện pháp chủ động, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố, làm giảm tai nạn, rủi ro, thảm họa. Đây là những nhân tố có tác dụng trực tiếp làm giảm các nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triển các vấn đề phức tạp về TTATXH. Dưới góc độ này, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giữ vai trò trực tiếp tác động làm giảm, tiến tới mục tiêu triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện của tình hình phức tạp về TTATXH, nhất là nguyên nhân, điều kiện để xảy ra sự cố, tai nạn hoặc thảm họa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên đường thủy nội địa, ảnh hưởng lớn đến chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng- an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

(3) Với mục đích ứng cứu kịp thời, làm giảm thiệt hại tối đa về tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có vai trò củng cố bản chất chính trị, tính nhân dân, giá trị nhân văn, nhân đạo của công tác bảo đảm TTATXH nói chung và công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nói riêng.

Khi có sự cố, tai nạn, thiên tai xảy ra trên đường thủy nội địa, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả sẽ có tác dụng lớn, góp phần ổn định tình hình chính trị, bảo đảm hoạt động bình thường của các phương tiện và ổn định cuộc sống, sinh hoạt của người dân, ngăn chặn việc phát sinh các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trên đường thủy nội địa. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra các sự cố, tai nạn nghiêm trọng trên đường thủy nội địa, có tính chất nhạy cảm, lây lan rộng, tác động đến nhiều tổ chức, cá nhân hoặc để xảy ra thảm họa, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với các lực lượng khác thực hiện nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả, còn có tác dụng quan trọng ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động gây rối an ninh của các thế lực thù địch và hoạt động của các loại tội phạm ở trên đường thủy nội địa.

Chỉ tính riêng trong năm 2021, toàn lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã thực hiện có hiệu quả 1.384 vụ cứu nạn, cứu hộ, trong đó có 544 vụ cứu nạn, cứu sự cố, tai nạn trên đường thủy nội địa.

Việc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng, kịp thời, thành công, làm giảm tối đa mức độ thiệt hại về người, phương tiện, tài sản do sự cố, tai nạn, thiên tai gây ra trên đường thủy nội địa có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là hình ảnh người chiến sỹ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mưu trí, dũng cảm, hy sinh, quên mình vì sự sống của con người, vì sự an toàn của xã hội góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin của xã hội vào trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân vô điều kiện của Công an nhân dân trên tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

 

Hạn chế, bất cập trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Có thể khẳng định hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, đó là:

– Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về pháp luật, kiến thức, kỹ năng tự thoát nạn và cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên đường thủy nội địa còn hạn chế, việc báo tin ban đầu cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn chưa kịp thời;

– Lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa và các điều kiện đảm bảo khác cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

Trên thực tế đã xảy ra nhiều sự cố, tai nạn như tàu, thuyền bị sự cố hoặc bị đắm ở ven bờ biển hoặc trong đường thủy nội địa; tai nạn giao thông thủy; người bị đuối nước v.v… việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ còn gặp nhiều khó khăn cả về lực lượng và phương tiện tham gia ứng cứu. Qua nghiên cứu, phân tích cho thấy các vụ sự cố, tai nạn xảy ra đòi hỏi phải được tiến hành cứu nạn, cứu hộ kịp thời nhằm ngăn ngừa hậu quả, thiệt hại về người, tài sản tiếp tục diễn ra. Đối với công tác cứu nạn, cứu hộ trong các sự cố, tai nạn trên đường thủy nội địa là công tác liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng và liên quan trực tiếp đến an sinh, trật tự an toàn xã hội nên việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ vẫn còn lúng túng, chậm trễ và không có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất nên hiệu quả không cao, không bảo đảm ngăn chặn, khắc phục kịp thời thiệt hại trong các sự cố, tai nạn đó.

– Công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa hiệu quả chưa cao, nhất là cơ chế chỉ huy, chỉ đạo cứu nạn, cứu hộ các vụ sự cố, tai nạn cần huy động nhiều lực lượng tham gia;

– Việc tổ chức xây dựng và thực tập, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo các tình huống đặc trưng trên đường thủy nội địa còn ít, nội dung còn đơn giản và vẫn còn mang tính hình thức.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Những hạn chế, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:

– Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế phối hợp, quy trình về công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa chưa đồng bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao;

– Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng tự thoát nạn và cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên đường thủy nội địa còn hạn chế, nhất là tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách thông tin ban đầu cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa, nhất là các vụ sự cố, tai nạn nghiêm trọng;

– Cán bộ, chiến sĩ làm công tác cứu nạn, cứu hộ chủ yếu phải kiêm nhiệm nhiệm vụ chữa cháy, chưa có lực lượng chuyên trách. Mạng lưới đội, tổ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ còn quá ít và chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý các vụ sự cố, tai nạn trên đường thủy nội địa xảy ra ở các địa bàn khác nhau; số lượng cán bộ, chiến sĩ được đào tạo bài bản, chính quy còn mỏng và thiếu nhiều so với yêu cầu của nhiệm vụ sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra;

– Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa vừa thiếu, vừa lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra;

– Chế độ chính sách đối với lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ còn bất cập, chưa phù hợp với tính chất đặc thù (nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại) của công tác cứu nạn, cứu hộ.

 

 

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Trong thời gian tới, trước các yếu tố tác động từ mặt trái của quá trình phát triển, như vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa, bùng nổ dân số, dịch bệnh, bất bình đẳng xã hội, biến đổi văn hóa… và các yếu tố tác động từ thiên nhiên do biến đổi khí hậu, như bão, lụt, lũ quét, sóng thần, động đất …, tình hình sự cố, tai nạn, rủi ro và thảm họa ở nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng. Công tác cứu nạn, cứu hộ ngày càng trở nên cấp bách, chịu nhiều sức ép và đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cống hiến và hy sinh cao hơn bao giờ hết đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Để củng cố vững chắc vị trí, phát huy vai trò của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa, chúng tôi đề nghị một số giải pháp công tác dưới đây:

Một là, chỉ đạo quán triệt và thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Chính phủ và Bộ Công an về nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tập trung xây dựng lực lượng này thực sự là lực lượng vũ trang tinh nhuệ, hiện đại đủ sức đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nói chung cũng như công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa nói riêng trong tình hình mới.

Hai là, tăng cường công tác giáo dục cán bộ, chiến sỹ về tư tưởng chính trị, trách nhiệm, ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tinh thần mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì sự an toàn của xã hội và tính mạng của con người. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất Nhà nước, Bộ Công an cải thiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ba là, tổ chức nghiên cứu, huấn luyện chuyên sâu kĩ năng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa cho lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ về các quy trình, động tác, đội hình sử dụng thiết bị cứu nạn, cứu hộ và các chiến kĩ thuật tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn trên đường thủy nội địa.

Bốn là, tiến hành rà soát các phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ hiện có phù hợp với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đưa vào thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Tham mưu đề xuất với các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư mua sắm bổ sung các phương tiện, trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ trên đường thủy nội địa còn thiếu, đồng thời tiến hành khảo sát, lập danh sách các cơ sở có các phương tiện, thiết bị có thể huy động xử lý các sự cố, tai nạn trên đường thủy nội địa để xây dựng kế hoạch, phương án huy động khi cần thiết.

Năm là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các bộ, ngành đóng trên địa bàn và lực lượng thường trực cấp cứu của các trung tâm y tế, bệnh viện với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để thống nhất quy chế phối hợp tham gia xử lý các sự cố, tai nạn trên đường thủy nội địa./.

Theo Trung tá Lê Hữu Cường (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)