web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tượng đài trong lòng dân

Tại triển lãm “Hành trang đương đầu giặc lửa” (tháng 10/2022) do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Thành lập lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhiều khách tham quan đứng lặng đi trước tấm áo có biển hiệu mang dòng chữ “Đỗ Đức Việt”. Nhiều vị khách đã quay đi, lén lau nước mắt. 

 

Tấm áo màu xanh của người liệt sĩ đặt ngay ngắn, trang trọng bên cạnh chiếc mũ đỏ ám khói và những vật dụng như bộ hành trang chuẩn bị bước vào cuộc chiến với giặc lửa của những người lính vẫn còn đây…

 

Cuộc chiến khốc liệt với giặc lửa

Đó là chiếc áo mang nhiều thông điệp. Thượng úy Đỗ Đức Việt cùng Thượng tá Đỗ Anh Quân, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc đã trở thành hình tượng cao đẹp trong trái tim người dân. Các anh không trở về sau một cuộc chiến sinh tử với giặc lửa để cứu người. Trên đường phố Hà Nội ngày tiễn 3 liệt sĩ về với đất mẹ, đồng đội của các anh và hàng ngàn người dân Thủ đô lặng lẽ đứng bên đường, rơi nước mắt. Câu chuyện của các anh sẽ mãi được nhắc đến trong sự tiếc thương của đồng đội và sự kính trọng, cảm phục của nhân dân.

 


Người dân đặt hoa tại tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” tưởng nhớ các liệt sĩ công an đã hy sinh vì bình yên của nhân dân. Ảnh: Đặng Giang

 

Những vụ cháy luôn đem đến hậu quả nặng nề. Thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2022 đã xảy ra 848 vụ cháy, làm chết 41 người, bị thương 42 người. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 414,73 tỷ đồng… Tháng 7 có 6 người chết, tháng 8 có thêm 10 người chết, 7 người bị thương do cháy và đến tháng 9, thiệt hại về người do các vụ cháy gây ra đã ở con số thực sự báo động!

 

Đêm 6/9/2022, một vụ cháy xảy ra tại quán karaoke An Phú ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Dương huy động lực lượng chữa cháy trong thời gian nhanh nhất có thể. Nhưng rồi, không gì đau đớn hơn khi họ phải lần lượt đưa ra những thi thể đã ám khói đen, số người tử vong lên tới 32. Vụ cháy được coi là thảm họa, thiệt hại nghiêm trọng về người, cả nước bàng hoàng, đau xót.

 

Trước 2 vụ cháy trên, người dân có lẽ vẫn nhớ nhiều vụ việc điển hình gây hậu quả lớn về người và tài sản. Đó là vụ cháy quán Zone 9 ở Hà Nội làm 6 người tử vong do hàn điện bắn vào mút xốp năm 2013, vụ cháy quán karaoke trên phố Giảng Võ năm 2014 khiến 5 người tử vong, cháy quán karaoke ở Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2016 làm 13 người thiệt mạng, cháy chung cư Carina Plaza ở TP Hồ Chí Minh làm 13 người tử vong năm 2018… Đó là những con số đau lòng, chưa kể tài sản bị hư hỏng, mất mát trong các vụ cháy.

 


Cảnh sát chữa cháy tại kho hàng ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ngày 3/10/2022.

 

Có chứng kiến cảnh chữa cháy tại hiện trường mới thấy được sự khốc liệt của cuộc chiến với giặc lửa. Những lúc ấy, người lính cứu hỏa chính là hàng rào sống ngăn chặn cơn cuồng nộ của hỏa thần. Sức nóng, khói độc cuồn cuộn phát ra khiến nhiều người không thể chịu nổi, người thường thì chạy ra, còn các anh lại lao vào…

Nhiều người dân Thủ đô còn chưa quên nỗi ám ảnh từ vụ cháy cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo, năm 2013. Lửa bắt đầu phát nổ từ một chiếc xe bồn đang tiếp nhiên liệu. Đám cháy bùng phát dữ dội ngay sát Bệnh viện 108. Dập lửa, ngăn cháy lan là nhiệm vụ không thể chậm trễ. Những chiếc xe cứu hỏa, những chiến sĩ cứu hỏa lăn xả vào hiện trường với vòi phun bọt hóa học. Người khỏe thay người mệt. Người bị thương, thay người khác, quyết giữ vững “trận địa”, không để đám cháy lan rộng.

Giữa lúc chữa cháy căng thẳng, hơn 10 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy đã phải vào bệnh viện cấp cứu do bị bỏng, có người bỏng nặng. Gần 20 xe cứu hỏa được huy động đến hiện trường. Có chiến sĩ chữa cháy bị lửa bén vào quần áo cháy rực lên, đồng đội kịp thời dập lửa cho anh. Lực lượng chữa cháy phun bọt khí liên tục, nhưng khi hết bọt khí, đám cháy lại bùng lên… Nhiều ô tô phải chở cát đến để khoanh vùng khu vực cháy, chống cháy lan. Hơn 1.000 người tham gia chữa cháy, trong đó có hơn 350 cán bộ, chiến sĩ quân đội thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đã chiến đấu với giặc lửa là phải chiến đấu đến cùng, không có cách nào khác!

Vinh quang, máu và nước mắt

Có lẽ, nhiều người còn nhớ khuôn mặt rám nắng và ánh mắt ngời sáng của chàng “rái cá” – Đại úy Thái Ngô Hiếu công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Đồng Nai. Ngày 10/4/2022, mạng xã hội lan truyền chóng mặt clip anh thanh niên rắn rỏi đang bình tĩnh sơ cứu người đuối nước trên bãi biển. Với động tác thuần thục, kỹ năng điêu luyện, anh đã cứu nhiều người thoát khỏi cái chết trong gang tấc.

 

Hôm đó Đại úy Hiếu đang đi nghỉ cùng gia đình tại bãi biển Vũng Tàu thì phát hiện một nhóm thanh niên tắm biển bị đuối nước. Không chút chần chừ, anh lao xuống biển và trực tiếp đưa 4 nạn nhân lên bờ trong tình trạng bất tỉnh. Đại úy Hiếu đã sơ cứu, hô hấp nhân tạo và cứu sống các nạn nhân trước khi chuyển họ đi bệnh viện cấp cứu.

 

Hành động dũng cảm của Đại úy Thái Ngô Hiếu đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Dũng cảm, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai quyết định thăng cấp bậc hàm từ trung úy lên đại úy cho anh; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.

 

16h ngày 6/8/2022, Trung tâm 114 Công an tỉnh Quảng Nam nhận tin báo một nhóm 23 học sinh và thầy giáo đi dã ngoại tại khu vực Suối Tiên thuộc xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao, đề nghị được giải cứu. Lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH đưa phương tiện và 15 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Sau một giờ dùng các phương tiện cứu hộ, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại do nước lũ dâng cao, sử dụng thang, giăng dây…, các anh đã giải cứu thành công 23 người an toàn.

 

Sau cuộc giải cứu thành công, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thư khen, biểu dương sự quyết đoán, dũng cảm và kĩ năng cứu người của các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Quảng Nam. Chiến công này đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ CAND không ngại khó khăn, quyết tâm bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân.

 


Công việc của những người lính cứu hỏa luôn phải đối đầu trực tiếp với giặc lửa. Ảnh: Nguyễn Khánh

 

Còn rất nhiều những câu chuyện về người cảnh sát PCCC&CNCH trên khắp mọi miền đất nước kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn để xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ. Trung úy Vũ Ngọc Hoàng, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Đống Đa, Hà Nội xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với khuôn mặt ám đầy khói đen cõng một thanh niên thoát ra khỏi đám cháy trên phố Núi Trúc… Ngày ra viện, nạn nhân được cứu sống đã tìm đến ân nhân để cảm ơn. Đó là sự động viên vô cùng lớn đối với những người lính chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

 

Trong những tình huống “nước sôi lửa bỏng” như thế, trở thành anh hùng hay liệt sĩ chỉ trong gang tấc. Bởi vậy, họ cần một bản lĩnh vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ tốt và trên hết là lòng dũng cảm. Tôi nhớ nhận xét về người lính chữa cháy của nhà văn Edmondo De Amicis trong cuốn sách “Những tấm lòng cao cả”: “Không lý lẽ dông dài, không suy tính lôi thôi, cứ đi thẳng đến nơi nào có tiếng kêu tuyệt vọng”. Môi trường làm việc của người lính chữa cháy và cứu nạn cứu hộ luôn khốc liệt, khi đau thương mất mát nhưng cũng có lúc vỡ òa niềm vui, đó là khi tính mạng, tài sản của người dân được cứu kịp thời.

 

Những ngày đầu thu, nhiều người dân nâng niu đóa hoa trên tay, lặng lẽ đặt dưới chân tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội. Đến với tượng đài, sẽ là cách cụ thể để mọi người nhớ về các anh, những người lính CAND Việt Nam. Nhưng, tôi muốn nói thêm rằng, sự hy sinh của các anh, bản thân đã sừng sững một tượng đài – tượng đài trong lòng dân, từ kết tinh của tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH