1. Chủ động phòng cháy tốt, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
2. Quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy để loại trừ nguy cơ cháy, nổ.
3. Cháy, nổ có thể xảy ra bất lúc nào, bất cứ nơi đâu nếu chúng ta chủ quan, lơ là.
4. Thời tiết hanh khô dễ xảy ra cháy.
5. Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị phương án chữa cháy, thoát nạn khi có cháy xảy ra.
6. Mỗi cơ quan, đơn vị cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền và chấp hành nghiêm nội quy, quy định về an toàn PCCC; tăng cường công tác tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ.
7. Các hộ gia đình cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện; khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
8. Hãy cẩn trọng khi thắp nhang, đốt vàng mã để đề phòng cháy, nổ.
9. Không tàng trữ trái phép các chất nguy hiểm cháy, nổ.
10. Sang chiết gas trái phép tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng.
11. Khi đun nấu, thắp hương, thờ cúng, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa hàn, cắt kim loại… phải có người trông coi.
12. Sắp xếp đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (tủ điện, ổ cắm điện…) ít nhất 0,5m;
13. Tuyệt đối không thắp đèn dầu, nến, hương thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ và trung tâm thương mại.
14. Hãy dành 30 giây để quan sát lối và đường thoát nạn nơi bạn đến.
15. Không để xảy ra sự cố cháy, nổ là hạnh phúc của mọi nhà.
16. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin và trực tiếp tham gia cứu nạn, cứu hộ các vụ sự cố, tai nạn.
17. Khi phát hiện có cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ, gọi 114./.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH